Việt Nam có 13 nhà khoa học trong bảng xếp hạng thế giới
Năm nay, 13 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước được xếp hạng ở 7 lĩnh vực: Khoa học máy tính, Kỹ thuật và Công nghệ, Khoa học Môi trường, Khoa học Vật liệu, Kỹ thuật cơ khí và Hàng không vũ trụ, Y học cộng đồng, Khoa học xã hội và nhân văn.
Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội có 4 nhà khoa học góp mặt ở bảng xếp hạng này. Cụ thể, lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ tiếp tục ghi danh Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông là một trong những nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam trong lĩnh vực Cơ học và vật liệu composite. Ông đã công bố trên 300 công trình khoa học, trong đó có 200 bài trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín. Bốn năm liên tiếp 2019, 2020, 2021 và 2022, ông lọt vào top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới. Giáo sư Nguyễn Đình Đức vào tốp 94 thế giới trong lĩnh vực Engineering năm 2022.Lĩnh vực Khoa học Môi trường có Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hùng Việt và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Từ Bình Minh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Giáo sư Phạm Hùng Việt hiện là Giám đốc Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ phân tích phục vụ kiểm định môi trường và An toàn thực phẩm, Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh. Ông có hơn 100 công trình, bài báo công bố, sở hữu nhiều bằng sáng chế.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Từ Bình Minh là nhà khoa học trong lĩnh vực hóa học. Trong hai năm 2019, 2020, nhóm nghiên cứu của ông đã công bố trên 20 công trình đăng trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI uy tín, nhiều tạp chí trong số đó thuộc TOP 5% theo lĩnh vực chuyên sâu. Năm 2022, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Từ Bình Minh vào top nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới.Lĩnh vực Khoa học máy tính có Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hoàng Sơn, được biết đến là nhà khoa học trẻ tài năng với những công trình nghiên cứu ứng dụng cao, được các công ty công nghệ trong và ngoài nước đón nhận. Đặc biệt, hơn nửa công trình nghiên cứu của ông được ứng dụng ở các nước đi đầu về khoa học công nghệ như Mỹ, Italy, Đức...
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hoàng Sơn đã công bố hơn 180 công trình, bài báo trên các tạp chí nước ngoài trong danh mục ISI. Ông là gương mặt lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc của thế giới trong 4 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021, 2022, đồng thời được gắn huy hiệu "Rising Star" - ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc trên thế giới năm 2022.
Ở lĩnh vực này, Việt Nam còn có Tiến sĩ Hoàng Nhật Đức, Trường Đại học Duy Tân, công bố hơn 140 công trình, bài báo trên các tạp chí trong và ngoài nước, trong đó nhiều công trình thuộc danh mục ISI. Tiến sĩ Hoàng Nhật Đức có mặt trong danh sách top 10.000 nhà khoa học xuất sắc của thế giới năm 2021, 2022. Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế công cộng là nhà khoa học đầu tiên ở lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn (thuộc Y tế công cộng) vào bảng xếp hạng. Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Minh có hơn 25 năm kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và kinh tế y tế.Ông là chuyên gia về lĩnh vực kinh tế y tế, phương pháp nghiên cứu khoa học và thống kê y học với hàng trăm bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học có phản biện quốc tế, trong đó nhiều công trình nghiên cứu đã áp dụng thành công vào thực tế, được Bộ Y tế đánh giá cao về tính hữu dụng cho sự phát triển của ngành.
Lĩnh vực Khoa học vật liệu có Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu, Trường Đại học Phenikaa. Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu sở hữu 165 công trình công bố trên tạp chí uy tín thuộc danh mục ISI/Scopus, trong đó nhiều bài báo quốc tế giá trị với lượt trích dẫn cao. Ông là gương mặt quen thuộc trong các bảng xếp hạng nhà khoa học có ảnh hưởng thế giới trong nhiều năm và cũng là một trong hai nhà khoa học Việt Nam đứng top đầu trong lĩnh vực Khoa học Vật liệu thế giới. Ông là giáo sư trẻ nhất ngành Vật lý Việt Nam (năm 2015) và sở hữu Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2016. Lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí và Hàng không vũ trụ có 5 nhà khoa học Việt được vinh danh, gồm: Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hùng và Tiến sĩ Phùng Văn Phúc (Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh); Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thời Trung (Trường Đại học Văn Lang), Phó Giáo sư, Tiến sĩThái Hoàng Chiến (Trường Đại học Tôn Đức Thắng) và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Quốc Tính (Đại học Công nghệ Tokyo, Nhật Bản). Lĩnh vực Y học cộng đồng có Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Bách, Trường Đại học Y Hà Nội. Anh trở thành Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam ở tuổi 32 năm 2016. Phó Giáo sư Trần Xuân Bách có hơn 300 bài báo trên các tạp chí quốc tế được đánh giá cao về khoa học sức khỏe toàn cầu. Việc xếp hạng các nhà khoa học hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khoa học được Research.com thực hiện hàng năm, ở 24 lĩnh vực. Trong đợt xếp hạng lần này, Research.com đã xem xét dữ liệu của 166.880 nhà khoa học có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới.Vị trí một nhà khoa học trong bảng xếp hạng được đánh giá dựa trên chỉ số D-index, chỉ số đánh giá trên cơ sở các bài báo khoa học và giá trị trích dẫn trong một lĩnh vực cụ thể, tỷ lệ đóng góp trong lĩnh vực nhất định, bên cạnh các giải thưởng và thành tựu của họ.
Ngoài ra, Research.com cũng đối chiếu chéo và kiểm định từng nhà khoa học thông qua một số tiêu chí phụ khác như số lượng bài báo tại các tạp chí lớn, kỷ yếu hội nghị để xem xét các đóng góp của họ trong một số chuyên ngành nhất định./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Sắp diễn ra hội thảo phụ nữ trong lĩnh vực khoa học dữ liệu
09:05' - 09/03/2023
Hội thảo phụ nữ trong lĩnh vực khoa học dữ liệu sẽ được tổ chức ngày 11/3 tới đây tại trụ sở Viettel, do cộng đồng Woman in Data Science Hanoi (WiDS Hanoi) phối hợp cùng Tập đoàn Viettel tổ chuwcs.
-
Kinh tế Thế giới
Thế tiến thoái lưỡng nan của doanh nghiệp Hàn Quốc trước Đạo luật CHIPS và Khoa học của Mỹ
05:30' - 09/03/2023
Các tiêu chuẩn chi trả trợ cấp cho doanh nghiệp liên quan đến đạo luật trợ cấp sản xuất chip bán dẫn do Bộ Thương mại Mỹ đang đặt ra vấn đề rất quan trọng đối với kinh tế của Hàn Quốc.
-
Công nghệ
Hàn Quốc công bố chiến lược đầu tư đầy tham vọng cho khoa học - công nghệ
08:40' - 08/03/2023
Hàn Quốc sẽ đầu tư 170.000 tỷ won (130,8 tỷ USD) trong vòng 5 năm (kể từ năm 2023) cho mục tiêu đưa Hàn Quốc gia nhập top 5 nước đứng đầu thế giới về khoa học kỹ thuật.
-
Công nghệ
GS.Nguyễn Thục Quyên: “Tôi mong muốn kết nối khoa học thế giới với Việt Nam hơn nữa”
12:28' - 06/03/2023
Đẩy mạnh kết nối các trí tuệ kiệt xuất trên thế giới với cộng đồng khoa học Việt Nam, hỗ trợ cho nhiều nhà khoa học nữ là hai mục tiêu lớn mà Giáo sư gốc Việt Nguyễn Thục Quyên hướng tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Tuổi trẻ Kiên Giang khai thác tài nguyên bản địa để khởi nghiệp
19:08' - 17/11/2024
Chiều 17/11, tại tỉnh Kiên Giang đã diễn ra chung kết và trao giải Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo toàn tỉnh lần thứ IV năm 2024.
-
Đời sống
Chiang Mai tôn vinh truyền thống văn hóa từ các lễ hội ánh sáng
18:27' - 17/11/2024
Nghi lễ thắp đèn “Tam Phang Pateet Song Fa Haksa Mueang” hay thả đèn trời Yi Peng là điểm nhấn của lễ hội hoa đăng nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa của phố cổ Chiang Mai, Thái Lan.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 17/11
05:00' - 17/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 17/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 17/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Mang “Xuân Quê hương” đến sớm với kiều bào ở bang Tây Australia
14:41' - 16/11/2024
Đây là lần đầu tiên “Xuân Quê hương” được tổ chức với quy mô lớn, mang theo thông điệp “Đoàn kết và hướng về quê hương”.
-
Đời sống
Lễ trao giải Oscar thay người dẫn chương trình
06:26' - 16/11/2024
Lễ trao giải Oscar 2025 hứa hẹn sẽ không chỉ là một bữa tiệc tôn vinh điện ảnh, mà còn là một đêm đáng nhớ, được dẫn dắt bởi một người dẫn chương trình với phong cách khó ai sánh kịp.
-
Đời sống
Lịch âm tháng 12/2024: Những ngày xấu trong tháng
05:30' - 16/11/2024
Để các kế hoạch trong những tháng âm lịch cuối năm 2024 thuận lợi, tốt đẹp và như ý, không nên bỏ qua các ngày không đại cát trong tháng 12 năm 2024.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 16/11
05:00' - 16/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 16/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 16/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Đặc sắc Giải đua ghe Ngo trên sông Maspero
21:38' - 15/11/2024
Sau hai ngày tranh tài quyết liệt, chiều 15/11, tại dòng sông Maspero (thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng), Giải đua ghe ngo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI đã bế mạc.
-
Đời sống
Quảng Bình: Công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất và lũ quét tại bản Tân Ly
20:29' - 15/11/2024
Chiều 15/11, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất và lũ quét tại bản Tân Ly, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy.