Việt Nam có gạo ngon nhất thế giới và việc xây dựng thương hiệu cho gạo Việt
Với sự kiện gạo ST25 mới đây được chọn là gạo ngon nhất thế giới, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, điều này không chỉ góp phần nâng uy tín của gạo Việt trên trường quốc tế mà còn là động lực để các địa phương, doanh nghiệp và nông dân đầu tư vào sản xuất gạo chất lượng cao.
Theo ông Nguyễn Như Cường, trong những năm gần đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam với mục đích là nâng tầm ngành sản xuất lúa gạo.
Việc gạo ST25 đứng đầu về gạo ngon thế giới có ý nghĩa quan trọng về tinh thần cho những người nông dân sản xuất ra những hạt gạo đạt chất lượng tầm thế giới.
Điều này cũng thể hiện định hướng tái cơ cấu ngành lúa gạo đã đi đúng hướng. Đặc biệt, khi nhu cầu gạo cấp cao của thế giới đang tăng nên Việt Nam có cơ hội lớn vào thị trường.
Đánh giá về khả năng cạnh tranh gạo chất lượng cao của Việt Nam và các trong khu vực, ông Nguyễn Như Cường cho biết, với ưu thế về điều kiện đất đai, tự nhiên, con đường cạnh tranh với sản phẩm cao cấp của Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia… sẽ ngắn hơn.
Bởi các giống lúa của Thái Lan hay Campuchia đã từng đạt giải gạo ngon nhất thế giới chỉ có thể sản xuất được một vụ và nó có thời gian sinh trưởng rất dài, năng suất không cao.
Trong khi đó, các giống lúa chất lượng cao của Việt Nam hiện nay; trong đó, có ST25 đều thích hợp với các vụ, có thời gian sinh trưởng ngắn nên có thể trồng được 2 vụ/năm, năng suất lúa cũng cao hơn. Như vậy, hiệu quả sản xuất lúa của Việt Nam cũng cao hơn.
Vào đầu các vụ sản xuất, Cục Trồng trọt đề xuất và định hướng cơ cấu giống lúa theo các tiểu vùng sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp theo đề xuất của Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng sản xuất lúa cho xuất khẩu, điều tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh trong toàn vùng cho thấy, nhóm lúa thơm, đặc sản chiếm tỷ lệ trên 32% tổng diện tích gieo cấy, tăng 2,5% so với Đông Xuân 2017 – 2018; nhóm chất lượng cao chiếm tỷ lệ 36%, tăng 3%; nhóm chất lượng trung bình chỉ còn chiếm tỷ lệ 16,52%, giảm 2,84%.
Mới đây, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Các nhà nhập khẩu gạo Hong Kong (Trung Quốc) đã đến Việt Nam theo lời mời của Hiệp hội lương thực Việt Nam để tìm kiếm cơ hội tăng cường giao thương giữa hai bên.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, gạo Việt Nam được người tiêu dùng Hong Kong đánh giá là thơm, ngon và nhiều triển vọng tăng lượng xuất khẩu vào thị trường này.
Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã chuyển theo hướng sản xuất lúa gạo chất lượng cao, có liên kết chặt chẽ với người dân, hợp tác xã để tạo vùng nguyên liệu ổn định, có thể truy xuất nguồn gốc.
Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp còn đi theo xu hướng thị trường chất lượng cao với các sản phẩm gạo hữu cơ.
Là một trong những doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo hữu cơ, ông Trần Ngọc Nam, Tổng giám đốc Công ty Đại Nam cho biết, doanh nghiệp đã liên kết với nông dân ở Quảng Trị, Thái Bình, một số tỉnh ở miền Tây... xây dựng chuỗi sản xuất lúa gạo hữu cơ bằng công thức chỉ “bón phân hữu cơ Ong Biển và tưới nước”.
Các vùng sản xuất tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật cũng như bất cứ loại phân hóa học nào.
Mô hình chuỗi liên kết đã này đến nay đã thực hiện được khoảng 3 năm và cho thấy hiệu quả rõ rệt.
Năng suất lúa ổn định, khi thu hoạch lúa của nông dân được doanh nghiệp thu mua luôn tại chân ruộng với giá thành đã được doanh nghiệp ký kết trước đó.
Theo đó, nông dân trồng lúa hữu cơ không còn lo đầu ra cho sản phẩm, thu nhập ổn định ở mức từ 30 - 40 triệu đồng/ha sau khi đã trừ đi các chi phí phân, giống.
Ông Trần Ngọc Nam còn cho biết, sản phẩm gạo hữu cơ được doanh nghiệp canh tác tại Quảng Trị vừa qua được Đại học Hiroshima, Nhật Bản công bố có hai hợp chất quý Momilactone A và Momilactone B (MA và MB) cao gấp rất nhiều lần so với gạo thường. Đây là hai chất có tác dụng chống tiểu đường, béo phì, cũng như bệnh gút. Bên cạnh đó, sản phẩm còn đạt cả trên 500 chỉ tiêu về chất lượng.
Để giải quyết khó khăn của xuất khẩu gạo, ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho rằng chỉ có một cách duy nhất là thực hiện mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất tiêu thụ theo nhu cầu của thị trường.
Khi người nông dân sản xuất không theo tiêu chuẩn nào, còn doanh nghiệp không liên kết được vùng nguyên liệu thì luôn luôn xảy tra nghịch lý là nông dân sản xuất ra không bán được trong khi doanh nghiệp có đơn hàng lại không tìm được sản phẩm đạt yêu cầu.
Đặc biệt khi thị trường ngành càng có những những yêu cầu cao hơn về kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, chất lượng cao…
Ông Đỗ Hà Nam cho rằng, để ngành gạo Việt Nam phát triển ổn định thì cần chọn sản phẩm có giá trị cao, được nhiều thị trường chấp nhận để phát triển, đơn cử như gạo Jasmine. Mặt khác, doanh nghiệp cần phải đổi mới, cải tiến thiết bị kỹ thuật để không bị mất thị trường.
Các doanh nghiệp dù muốn hay không cũng phải xây dựng cơ chế quản lý chất hữu cơ, an toàn vệ sinh thực phẩm, hóa chất, bảo quản sau thu hoạch... để vượt qua được rào cản kỹ thuật ngày càng cao của các nước phát triển...
Ông Nguyễn Như Cường cho biết, sau khi có đánh giá về quá trình tái cơ cấu ngành lúa gạo, Cục Trồng trọt sẽ tư vấn lãnh đạo Bộ có những định hướng trong sản xuất, phát triển phù hợp với từng phân khúc thị trường./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Xuất khẩu gạo: Đối mặt khó khăn
16:35' - 01/11/2019
Sản lượng xuất khẩu gạo tiếp tục tăng, nhưng kim ngạch lại giảm khá mạnh. Đây là mặt hàng xuất khẩu truyền thống, phải cạnh tranh để thay đổi, phát triển.
-
DN cần biết
Danh sách thương nhân được cấp phép xuất khẩu gạo theo Nghị định 107
17:43' - 12/08/2019
Bộ Công Thương cho biết, đến nay đã có thêm 42 thương nhân được cấp phép xuất khẩu gạo sau khi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo có hiệu lực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Liên bang Nga thăm chính thức Việt Nam
15:51'
Chiều 14/1, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 -15/1.
-
Kinh tế Việt Nam
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
15:13'
Việt Nam sẽ quyết liệt hơn trong thực hiện các cải cách kinh tế có tính căn bản hơn, tập trung vào đổi mới, sáng tạo và hội nhập để nền kinh tế có thể hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng cho năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình
14:56'
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, sinh năm 1974, quê huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội; là Cử nhân Trường Đại học Thương mại, Tiến sỹ Kinh tế; có trình độ lý luận chính trị: Cao cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Đồng bằng sông Hồng và Hà Nội phải tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
13:16'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu vùng Đồng bằng sông Hồng và Hà Nội phải tiên phong, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng bằng sông Hồng - vùng động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế cả nước
11:32'
Với nhiều kết quả nổi bật đạt được về phát triển kinh tế, có thể khẳng định vị thế, vai trò là vùng động lực, định hướng, dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của cả nước...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
11:27'
Hội nghị nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Hội đồng; đồng thời công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhiều cán bộ ở Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi
11:13'
Thời gian qua, nhiều cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước chủ động xin nghỉ hưu sớm theo đúng tinh thần sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An xin nghỉ hưu trước tuổi
11:13'
Để tạo thuận lợi cho công tác sắp xếp cán bộ, công chức trong cuộc "cách mạng" tinh gọn bộ máy, ở Nghệ An đã có hàng trăm đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi.
-
Kinh tế Việt Nam
Giám đốc Sở Xây dựng được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
11:08'
Ông Hồ Văn Hà, sinh năm 1976, quê quán tỉnh Quảng Ngãi; có trình độ: Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Cử nhân chuyên ngành Xây dựng, Cao cấp lý luận chính trị.