Việt Nam có thể trở thành địa bàn trung chuyển của EU tại ASEAN
Bộ Công Thương cho biết: Với cam kết mở cửa thị trường lên tới hơn 99% số dòng thuế và kim ngạch thương mại, thuế suất 0% sẽ được áp dụng cho các mặt hàng xuất khẩu, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực năm 2018 sẽ mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho doanh nghiệp hai bên.
Theo Bộ Công Thương, khi Hiệp định này có hiệu lực cũng sẽ thúc đẩy luồng vốn đầu tư chất lượng cao của EU vào Việt Nam. Với quy mô và tiềm năng phát triển đầu tư của các nước EU nói chung và việc Cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành từ cuối năm 2015, Việt Nam có cơ hội trở thành địa bàn trung chuyển, kết nối cho hoạt động thương mại và đầu tư của EU trong khu vực.
Điều này sẽ mở ra cơ hội cho cả hai bên tiếp cận thị trường của nhau, đảm bảo lợi ích tổng thể, cân bằng; đồng thời đòi hỏi Việt Nam điều chỉnh một số quy định trong nước liên quan.
Thống kê từ Bộ Công Thương, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt Nam – EU đạt 45,07 tỷ USD năm 2016 với tốc độ tăng trưởng 8,93% so với 2015.
Vì thế, với hơn 500 triệu dân đặc biệt ưa chuộng các mặt hàng mà Việt Nam vốn có thế mạnh như dệt may, da giầy, thủy sản, cà phê…EU luôn được đánh giá là thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam.
Đặc biệt, việc thực thi các cam kết mở cửa thị trường có khả năng thúc đẩy kim ngạch hai chiều đạt khoảng 100 tỷ USD/năm.
Không dừng lại ở đó, EU còn là nhà đầu tư lớn nhất ở một số thị trường như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ hay ngay trong khu vực ASEAN nhưng chưa phải là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.
Do vậy, Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ tạo đường dẫn thu hút dòng vốn đầu tư chất lượng cao của EU vào Việt Nam.
Qua đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội phát triển thị trường, tiếp cận công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến nhưng cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt buộc phải tự đổi mới, tự cải thiện năng lực của mình.
Chính phủ Việt Nam cũng có động lực để đẩy mạnh cải cách thể chế, hoàn thiện khung khổ pháp lý để đáp ứng kịp với tốc độ và nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định: Khi Hiệp định EVFTA được ký kết và dự kiến có hiệu lực trong năm 2018, Việt Nam có thể trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU tại khu vực ASEAN.
Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ trở thành điểm đến kinh doanh hứa hẹn nhất tại khu vực Đông Nam Á cho các doanh nghiệp châu Âu. Qua đó, vị thế của Việt Nam cũng sẽ được nâng tầm hơn trong quan hệ thương mại quốc tế cũng như với EU nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp châu Âu đang kinh doanh tại Việt Nam./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
150 thương hiệu, sản phẩm được trao thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam
14:31' - 29/07/2017
Ngày 29/7, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức tôn vinh 150 thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2017.
-
Kinh tế & Xã hội
Australia và New ZeaLand là hai thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam
11:31' - 28/07/2017
Tận dụng ưu đãi trong Hiệp định AANZFTA sẽ giúp cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Australia và New ZeaLand.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam - Australia
20:38' - 27/07/2017
Chiều 27/7, Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Australia đã đến chào xã giao Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
New Zealand cam kết duy trì viện trợ ODA và hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực
15:24' - 27/07/2017
Các nhà lãnh đạo New Zealand đánh giá Việt Nam đã và đang có những bước chuyển mình lớn, trở thành một quốc gia năng động, tích cực và có vai trò ngày một nâng cao ở khu vực Đông Nam Á.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
6 nguyên tắc làm việc của Chính phủ
10:54'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Nghị định số 39/2022/NĐ-CP ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ. Trong đó nêu rõ 6 nguyên tắc làm việc của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống ngập cho Hà Nội - Bài cuối: Thực hiện các phương án phù hợp
09:54'
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt nhiều dự án đầu tư công với tổng nguồn vốn khoảng trên 10.000 tỷ đồng, bao gồm các dự án lớn, đóng góp rất quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống ngập cho Hà Nội - Bài 1: Vì sao nội thành Hà Nội ngập?
09:41'
Dư luận và giới chuyên gia luôn mổ xẻ về nguyên nhân Hà Nội ngập sau những cơn “đại hồng thủy”. Có người thì cho rằng, cơ sở hạ tầng yếu kém; có ý kiến thì đổ cho công tác quy hoạch…
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng 2 đường vành đai tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
07:03'
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết chủ trương đầu tư xây dựng 2 đường vành đai tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa từ ngày 1/8
06:08'
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 55/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa.
-
Kinh tế Việt Nam
Chậm nhất 31/7 phải sử dụng thu phí không dừng tại tất cả các trạm
22:10' - 24/06/2022
Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, tới thời điểm hiện nay đã thực hiện thu phí không dừng tại 113/141 trạm (đạt 80,14%), với tổng cộng 603/817 làn (đạt 73,8%).
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất (tiếp)
19:54' - 24/06/2022
Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao (Phần II)
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất
19:52' - 24/06/2022
Toàn văn Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Giang tìm giải pháp tăng chỉ số PCI
18:05' - 24/06/2022
Tỉnh Bắc Giang thẳng thắn nhìn nhận việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh còn chậm so với mức trung bình của cả nước và chưa thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.