Việt Nam - Cộng hoà Séc: Nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược
Theo đặc phái viên TTXVN, nhận lời mời của Thủ tướng Séc Petr Fiala, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Séc từ ngày 18-20/1. Sáng 20/1, sau Lễ đón chính thức trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp hẹp và hội đàm với Thủ tướng Séc Petr Fiala.
Tại hội đàm, Thủ tướng Séc Petr Fiala nhiệt liệt chào đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, nhấn mạnh chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính xác lập dấu mốc ý nghĩa lịch sử mới trong quan hệ song phương, đó là việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược đúng vào dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1950-2025), mở ra một trang mới trong mối quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam – Séc, khi Việt Nam trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên là đối tác chiến lược của Séc, góp phần đẩy mạnh quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả; khẳng định Việt Nam là nước quan trọng nhất, gần gũi nhất của Séc tại châu Á. Thủ tướng Petr Fiala bày tỏ ngưỡng mộ và khâm phục thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và chia sẻ tình cảm đặc biệt, ấn tượng tốt đẹp về chuyến thăm chính thức Việt Nam vào năm 2023.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng được quay lại Séc và mỗi lần đến đều cảm nhận được hơi thở lịch sử và văn hóa Praha, viên kim cương của các thủ đô châu Âu. Thủ tướng cảm ơn sự đón tiếp thân tình, trọng thị và nồng ấm của Thủ tướng Petr Fiala và Chính phủ Séc dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam, bày tỏ vui mừng trước những thành tựu kinh tế - xã hội Séc đã đạt được và tin tưởng Séc sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Thủ tướng trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Thủ tướng Petr Fiala và lãnh đạo cấp cao Séc; nhấn mạnh nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình, vô tư, trong sáng mà Séc đã dành cho Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như trong xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ với Séc, nước bạn bè truyền thống, đối tác ưu tiên hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông Âu.
Trong không khí tin cậy và thẳng thắn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Petr Fiala đã trao đổi toàn diện về tình hình kinh tế - xã hội mỗi nước, quan hệ hợp tác song phương và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm và cho rằng hai nước còn rất nhiều dư địa để phát triển quan hệ.
Hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng về những phát triển tích cực trong quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, thương mại - đầu tư, giáo dục. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao trên các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tuyên bố nâng cấp quan hệ Việt Nam - Séc lên Đối tác chiến lược và sớm xây dựng Chương trình hành động để triển khai khuôn khổ Đối tác chiến lược Việt Nam - Séc đi vào chiều sâu, thiết thực, phù hợp với khuôn khổ hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh mới. Với quyết định này, Séc trở thành nước Trung Đông Âu đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) có quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam.
Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ Đối tác chiến lược vừa thiết lập, gồm các thỏa thuận đã ký kết giữa hai nước, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống như quốc phòng - an ninh, thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, văn hóa - du lịch và giao lưu nhân dân, đồng thời mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực tạo động lực tăng trưởng mới như năng lượng tái tạo, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh và tuần hoàn, công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe, khai khoáng, năng lượng, an ninh lương thực…; khẳng định cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc đẩy mạnh hợp tác hơn nữa trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và nhu cầu với tinh thần đã nói là làm, đã cam kết là thực hiện, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững tại mỗi khu vực và thế giới.
Về thương mại - đầu tư, hai bên nhất trí tiếp tục triển khai các cơ chế hợp tác kinh tế vốn có; khuyến khích các doanh nghiệp Séc đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực Séc có thế mạnh như công nghiệp phụ trợ ô tô, năng lượng tái tạo, chế tạo máy, khai thác và chế biến khoáng sản, hóa chất, chế biến thực phẩm...; phối hợp triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chính phủ Séc hỗ trợ thúc đẩy các nước còn lại của EU sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), ủng hộ việc Ủy ban Châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” IUU đối với hải sản xuất khẩu của Việt Nam, tính đến nỗ lực nghiêm túc của Việt Nam trong việc thực hiện đầy đủ các khuyến nghị của EC về phát triển nghề cá bền vững, cũng như quyền lợi của người tiêu dùng Séc và EU. Hai bên nhất trí sẽ hỗ trợ, làm cửa ngõ cho hàng hóa của nhau vào thị trường Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và EU.
Thủ tướng Petr Fiala vui mừng nhận định mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Séc với bề dày lịch sử 75 năm đã đạt được những thành tựu tốt đẹp; chúc mừng những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19; đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất của Séc tại châu Á-Thái Bình Dương, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Séc quan tâm mở rộng đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam.
Thủ tướng Petr Fiala nhất trí hai bên cần tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến chế tạo, khai thác và chế biến khoáng sản...; nhất trí với đề xuất của Thủ tướng Phạm Minh Chính về sớm mở đường bay trực tiếp giữa hai nước và qua Séc đến Trung, Đông Âu để tăng cường giao lưu nhân dân, du lịch.
Thủ tướng Petr Fiala đánh giá cao việc Việt Nam quyết định miễn thị thực cho công dân Séc trong năm 2025, cho rằng đây sẽ là cú hích để tăng cường hợp tác du lịch và giao lưu nhân dân. Thủ tướng Petr Fiala đề nghị Chính phủ Việt Nam hỗ trợ thành lập trung tâm văn hóa Séc tại Việt Nam, coi đây là kênh quan trọng giúp nâng cao hiểu biêt giữa nhân dân hai nước.
Hai Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành liên quan của hai nước phối hợp chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế lần thứ thứ 8.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn Thủ tướng Petr Fiala và Chính phủ Séc đã quan tâm và đề nghị tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt tại Séc được sinh sống, làm ăn và học tập ổn định tại Séc, góp phần làm cầu nối hữu nghị và hợp tác giữa hai dân tộc.
Thủ tướng Séc đánh giá cao vai trò cộng đồng người Việt Nam tại Séc, coi đây là cầu nối quan trọng giữa hai nước; khẳng định nhất trí với đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính, sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Séc.
Hai nhà lãnh đạo cho rằng trong một thế giới nhiều biến chuyển và nhiều thách thức, hai bên chia sẻ nhận thức về các cách tiếp cận toàn dân, toàn cầu, toàn diện và nhất trí hai nước cần tăng cường đoàn kết. Hai bên khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế, góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông, hai bên nhất trí cho rằng các tranh chấp và xung đột trên thế giới cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không tại các khu vực và trên thế giới, vì hợp tác và thịnh vượng chung toàn cầu.
Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao tầm quan trọng của hợp tác quốc phòng - an ninh và nhất trí thúc đẩy hợp tác về hoạt động gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ Liên hợp quốc, thương mại quân sự, công nghiệp quốc phòng, đào tạo phi công; tăng cường trao đổi đoàn để chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp trong công tác phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, công nghệ cao, di cư trái phép, ma túy...
Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng mời Thủ tướng Petr Fiala sớm thăm lại Việt Nam. Thủ tướng Petr Fiala đã vui vẻ nhận lời mời.
* Sau hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Petr Fiala đã chứng kiến Lễ trao một số văn kiện hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực giáo dục và hàng không.
* Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Petr Fiala có cuộc gặp gỡ báo chí chung thông tin kết quả hội đàm.
Trước quan chức và báo chí hai nước, Thủ tướng Cộng hoà Séc hoà Petr Fiala cho biết chuyến thăm Cộng hoà Séc của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đúng dịp kỷ niệm 75 năm quan hệ hai nước; hai bên đã hội đàm cởi mở, thân tình và thống nhất nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược, qua đó thể hiện việc Séc đánh giá cao vị trí, vai trò của Việt Nam trong khu vực, là đối tác quan trọng nhất của Séc tại khu vực Đông Nam Á.
Cho rằng tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, Thủ tướng Petr Fiala tin tưởng hai bên sẽ tận dụng cơ hội, nỗ lực thúc đẩy hợp tác bằng những chương trình, dự án cụ thể, để quan hệ hai nước ngày một phát triển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, chân thành, chu đáo của Thủ tướng Petr Fiala và Chính phủ, nhân dân Cộng hoà Séc dành cho Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, thế giới đang diễn ra quá trình đa dạng hoá, xanh hoá, số hoá và phải đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, già hoá dân số, cạnh tranh chiến lược, xung đột… Đây là những vấn đề tác động toàn dân, toàn diện, toàn cầu, nên phải có cách tiếp cận toàn dân, toàn diện, toàn cầu. Hai bên phải làm mới các lĩnh vực hợp tác truyền thống; thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác mới, vì lợi ích của hai nước, nhân dân hai nước và vì hoà bình, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Thông tin về kết quả hội đàm giữa hai bên, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thời gian ngắn, công việc nhiều, phạm vi hợp tác rộng, đối tượng phong phú, song Việt Nam sẽ nỗ lực hiện thực hoá khuôn khổ hợp tác này vì lợi ích của hai dân tộc, hai đất nước và vì hoà bình, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới, với phương châm “đã nói là làm, đã cam kết là thực hiện có hiệu quả”, “coi trọng thời gian, trí tuệ, sự quyết đoán” để các mục tiêu đề ra thành hiện thực.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Séc
18:17'
Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Séc, sáng 20/1 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Praha, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Séc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam- Thuỵ Sĩ: Kỳ vọng nhiều cơ hội hợp tác thương mại
16:20'
Thụy Sĩ là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tại châu Âu và ngược lại Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 trong ASEAN của Thuỵ Sĩ.
-
DN cần biết
Việt Nam và Hoa Kỳ đạt thoả thuận trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá cá tra, cá basa
15:38'
Theo thỏa thuận này, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn đã được đưa ra khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu cá tra, cá basa vào Hoa Kỳ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần thêm các tác phẩm báo chí tầm vóc, phản ánh được những bước chuyển mình to lớn của Đảng, dân tộc
22:10'
Tổng Bí thư chúc mừng các tác giả, tập thể tác giả, các cơ quan, đơn vị xuất sắc nhất đã được lựa chọn vào vòng chung khảo và trao giải “Búa liềm vàng” lần thứ IX ngày hôm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Séc
21:30'
Lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Séc.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát chính sách đặc thù để phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh
20:21'
Hai địa phương đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam cam kết đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp Cộng hoà Séc
19:43'
Hiện nay, Cộng hoà Séc là đối tác thương mại lớn thứ 10, nhà đầu tư lớn thứ 13 của Việt Nam tại Liên minh châu Âu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Séc
18:17'
Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Séc, sáng 20/1 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Praha, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Séc.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định thúc đẩy nội lực kinh tế trong năm 2025
16:58'
Năm 2025, Bình Định tiếp tục phát huy những tiềm năng lợi thế, thúc đẩy nội lực của nền kinh tế, làm mới, bổ sung các động lực tăng trưởng...
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam- Thuỵ Sĩ: Kỳ vọng nhiều cơ hội hợp tác thương mại
16:20'
Thụy Sĩ là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tại châu Âu và ngược lại Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 trong ASEAN của Thuỵ Sĩ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đồng lòng đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới
15:45'
Phát biểu tại buổi gặp mặt các đồng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, vượt qua khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu Xuân, Quảng Ninh lạc quan đón dòng du khách quốc tế bằng đường biển
14:46'
Khởi đầu năm 2025, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long (Quảng Ninh) dự kiến tiếp đón 11 chuyến tàu biển từ các thương hiệu cao cấp với gần 16.000 khách quốc tế đến tham quan Quảng Ninh trong tháng 1 này.