Việt Nam đặt người dân vào trung tâm chính sách phát triển kinh tế - xã hội sau COVID-19
Từ ngày 6 - 15/2, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ) diễn ra Phiên họp thường niên thứ 61 của Ủy ban Phát triển Xã hội (CSocD61) với chủ đề “Tạo việc làm đầy đủ, năng suất và bền vững cho mọi người nhằm khắc phục bất bình đẳng, đẩy nhanh phục hồi sau đại dịch COVID-19 và thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì phát triển bền vững”.
Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, tham dự phiên họp có nhiều bộ trưởng, quan chức cao cấp phụ trách lao động và xã hội của nhiều quốc gia và đại diện nhiều tổ chức quốc tế liên quan. Tại phiên họp, nhiều ý kiến đánh giá kinh tế thế giới và thị trường lao động toàn cầu đang đứng trước những thách thức to lớn, trong đó có sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ công và thị trường lao động. Trước tình hình đó, các nước cho rằng việc thúc đẩy việc làm bền vững là cần thiết để giảm thiểu bất bình đẳng, đói nghèo, góp phần thúc đẩy phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Phát biểu tại phiên họp ngày 13/2, Tham tán Công sứ Nguyễn Hoàng Nguyên, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, khẳng định Việt Nam ủng hộ chủ trương thúc đẩy việc làm bền vững cũng như phát triển nền kinh tế - xã hội và đoàn kết, coi đó là yếu tố quan trọng góp phần đẩy nhanh việc hoàn thành Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Chia sẻ một số kinh nghiệm và kết quả phục hồi kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong đó tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2022 đạt trên 8% và tỷ lệ thất nghiệp được hạn chế ở mức 2,3%, Tham tán Công sứ Nguyễn Hoàng Nguyên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đặt người dân vào trung tâm của chính sách phát triển, chú trọng hỗ trợ các đối tượng yếm thế, đẩy mạnh đổi mới giáo dục đào tạo, tăng cường kỹ năng, khả năng tự học và thích ứng cho người lao động để đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới. Đại diện Việt Nam cũng nêu bật sự cần thiết điều chỉnh nội luật theo các tiêu chuẩn quốc tế về lao động để hội nhập nhanh hơn và đẩy nhanh chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Tham tán Công sứ Nguyễn Hoàng Nguyên khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế để thúc đẩy quyền có việc làm bền vững của người lao động, coi đây là một trong những ưu tiên của Việt Nam trong nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ 2023-2026.
Ủy ban Phát triển Xã hội (CSocD) được thành lập năm 1946 với chức năng tham mưu cho Hội đồng Kinh tế - Xã hội (ECOSOC) của LHQ về chính sách xã hội tổng thể, đặc biệt trong các lĩnh vực xã hội ngoài phạm vi chuyên trách của các cơ quan chuyên môn LHQ.
Từ năm 1995, CSocD trở thành cơ quan then chốt của LHQ phụ trách và theo dõi việc thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về phát triển xã hội Copenhagen 1995. Từ năm 2006, CSocD bắt đầu chọn chủ đề cho các kỳ họp định kỳ vào tháng 2 hằng năm tại New York. CSocD hiện có 46 thành viên, được bầu theo số lượng phân bổ cho từng khu vực với nhiệm kỳ 4 năm./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Brunei đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính
11:26' - 12/02/2023
Truyền thông Brunei đã có nhiều tin bài đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới vương quốc này trong hai ngày 10-11/2.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng Thư ký LHQ António Guterres nêu các nhiệm vụ ưu tiên trong năm 2023
08:12' - 07/02/2023
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres đã có bài phát biểu trước Đại hội đồng LHQ đề cập tới những ưu tiên hành động của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh trong năm 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chuẩn bị khai trương Sân bay quốc tế lớn nhất Campuchia
21:56' - 21/03/2025
Ngày 21/3, Câu lạc bộ các nhà báo Campuchia (CCJ) đã tổ chức cho các đoàn phóng viên trong nước và quốc tế tới tham quan sân bay quốc tế Techo.
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn thương mại kéo dài có thể khiến đầu tư toàn cầu giảm 10%
20:17' - 21/03/2025
Bất ổn thương mại sẽ tác động mạnh đến tăng trưởng toàn cầu, khiến đầu tư kinh doanh tại Liên minh châu Âu (EU) và Anh giảm 2% trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Thái Lan tăng tháng thứ 8 liên tiếp
15:52' - 21/03/2025
Xuất khẩu của Thái Lan tháng 2/2025 đã tăng tháng thứ tám liên tiếp và cao hơn dự kiến, mặc dù sự không chắc chắn về chính sách thương mại của Mỹ đang làm lu mờ triển vọng cho phần còn lại của năm.
-
Kinh tế Thế giới
Một loạt doanh nghiệp Mỹ hạ dự báo triển vọng kinh doanh do bất ổn kinh tế
14:08' - 21/03/2025
Một loạt doanh nghiệp lớn của Mỹ mới đây đã điều chỉnh dự báo kết quả kinh doanh, phản ánh những thách thức kinh tế đang gia tăng, từ thuế quan mới đến sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo thuế quan Mỹ tác động tiêu cực đến tăng trưởng toàn cầu
13:21' - 21/03/2025
Tăng trưởng kinh tế chậm lại kết hợp với nguy cơ lạm phát gia tăng có thể khiến nước Mỹ từ vị thế dẫn đầu toàn cầu trở thành lực cản đối với phần còn lại của thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tìm cách tránh thuế “có đi có lại” của Mỹ
12:29' - 21/03/2025
Hàn Quốc đang nỗ lực giải quyết những lo ngại của nước này về thuế quan trong các cuộc đàm phán với chính phủ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thử nghiệm mở cửa giáo dục, văn hóa để thu hút đầu tư nước ngoài
12:29' - 21/03/2025
Để thực hiện tốt công tác ổn định vốn đầu tư nước ngoài, Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ mở rộng thử nghiệm mở cửa một cách ổn định và có trật tự trong các lĩnh vực giáo dục và văn hóa.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng thông báo kế hoạch áp đặt các mức thuế cao
11:05' - 21/03/2025
Thư ký Báo chí Nhà Trắng, bà Karoline Leavitt, cho biết Tổng thống Trump “đã rất rõ ràng về kế hoạch vào ngày 2/4. Sẽ có những thông báo quan trọng liên quan đến thương mại đối ứng”.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump ký lệnh hành pháp tăng sản lượng khoáng sản
10:22' - 21/03/2025
Quyết định được đưa ra trong bối cảnh xung đột thương mại đang leo thang với Trung Quốc, Canada và các nhà sản xuất khoáng sản lớn khác cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các nhà sản xuất Mỹ.