Việt Nam đóng góp ý kiến tích cực về hợp tác kinh tế nội khối ASEAN
Từ ngày 16-17/9, tại thủ đô Viêng Chăn của Lào đã diễn ra các hội nghị trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 56 (AEM 56), dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaithong Kommasith. Tham dự có Bộ trưởng Kinh tế các nước thành viên ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn. Đoàn Việt Nam tham dự hội nghị gồm đại diện Bộ Công Thương và Bộ Ngoại giao, do Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân dẫn đầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, tại hội nghị, trong phần phát biểu mở đầu, các bộ trưởng thể hiện sự cảm thông và chia sẻ với các nước Việt Nam, Lào, Thái Lan, Philippines và Myanmar về những ảnh hưởng nặng nề, cùng những thiệt hại lớn về người và tài sản do cơn bão số 3 Yagi gây ra. Các bộ trưởng bày tỏ tình đoàn kết, cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn và hy vọng trong thời gian tới, các nước sẽ khắc phục được hậu quả của cơn bão, sớm đưa cuộc sống của người dân trở lại bình thường.
Các bộ trưởng đã chia sẻ thông tin và cập nhật tình hình triển khai các sáng kiến ưu tiên hợp tác kinh tế của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN 2024 và các công việc quan trọng của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, như việc thực thi và đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), đàm phán Hiệp định khung ASEAN về Kinh tế số, việc triển khai các sáng kiến về bền vững trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN, tiến độ thực thi Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025 và xây dựng Tài liệu Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 và các kế hoạch chiến lược, cũng như công tác chuẩn bị cho các hội nghị tham vấn giữa Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN và các nước đối tác.
Các bộ trưởng ghi nhận kinh tế ASEAN đã tăng trưởng 4,1% trong năm 2023 và dự kiến sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 4,6% và 4,7% trong các năm 2024 và 2025; tổng thương mại nội khối năm 2023 đạt 3.500 tỷ USD. Các bộ trưởng cũng ghi nhận 6/14 sáng kiến ưu tiên hợp tác kinh tế của Lào, nước Chủ tịch ASEAN năm 2024, dưới chủ đề “ASEAN: Thúc đẩy kết nối và tự cường”, đã được hoàn thành, trong đó đáng chú ý là việc kết thúc cơ bản đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA 3.0) cũng như việc xây dựng thành công các chính sách nhằm giải quyết vấn đề khoảng cách tài chính giữa các Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME).
Tại hội nghị, các bộ trưởng đã thông qua nội dung Tuyên bố ASEAN về tăng cường kết nối chuỗi cung ứng để tiếp tục trình lên Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN lần thứ 24 và Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44-45 dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 10/2024; thông qua một số văn kiện, tài liệu khác như Bộ chỉ số Chính sách Doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2024, Khung mô hình hệ thống công nhận kinh doanh toàn diện ASEAN, Tài liệu tham chiếu cho Nhóm Công tác về Trung hòa carbon.
Các bộ trưởng cũng dành thời gian thảo luận về việc nâng cấp Hiệp định ATIGA, xử lý các vấn đề tồn đọng lâu năm trong thực thi hiệp định này; các kiến nghị của Nhóm Đặc trách cấp cao về Hội nhập kinh tế ASEAN liên quan đến việc rà soát cuối kỳ Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025, xây dựng Kế hoạch Chiến lược Cộng đồng Kinh tế ASEAN giai đoạn 2026-2030, thực hiện hóa Tầm nhìn ASEAN 2045 và đánh giá các vấn đề mới nổi trong các FTA mà ASEAN đã ký kết với các nước đối tác (FTA ASEAN+); tiến trình gia nhập ASEAN của Timor Leste..., và rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 10/2024.
Ngoài ra, các bộ trưởng cũng thảo luận nội bộ về các hoạt động hợp tác kinh tế giữa ASEAN và các đối tác đối thoại như Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nga, Canada, Vương quốc Anh..., việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và các nước đối tác, bao gồm việc rà soát, nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIGA), đàm phán FTA giữa ASEAN và Canada, việc thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và khả năng đàm phán một Hiệp định Thương mại Tự do giữa ASEAN và Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC).
Bên lề hội nghị, các bộ trưởng cũng gặp và trao đổi với Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ABAC), thông qua các khuyến nghị của Ban Thư ký ASEAN về việc tăng cường Cơ chế hợp tác công tư giữa ASEAN và ABAC, ghi nhận những khuyến nghị và ưu tiên của ABAC trong thời gian tới nhằm tăng cường hội nhập thương mại và đầu tư khu vực, tạo thuận lợi cho các hoạt động hợp tác về phát triển bền vững.
Tham gia thảo luận tại hội nghị, Việt Nam khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác kinh tế-thương mại không những của khu vực mà cả trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã đóng góp ý kiến tích cực đối với các vấn đề trong hợp tác kinh tế nội khối ASEAN, như thúc đẩy các sáng kiến hợp tác kinh tế ưu tiên được nước chủ nhà Lào đề xuất, công tác chuẩn bị cho việc ký kết Nghị định thư sửa đổi Hiệp định ACFTA 3.0, đàm phán nâng cấp Hiệp định ATIGA và khả năng đàm phán FTA giữa ASEAN và Hội đồng GCC, qua đó thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với hội nhập kinh tế khu vực, duy trì vai trò tích cực trong các hoạt động tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế khu vực và toàn cầu cũng như củng cố các chuỗi cung ứng khu vực. Việt Nam cũng đã ghi nhận ý kiến góp ý của các nước ASEAN để có thể hoàn thiện chính sách theo hướng thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư giữa các nước trong khu vực.
Hội nghị AEM 56 kết thúc chiều 17/9 và tiếp sau hội nghị này sẽ là chuỗi các hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng Kinh tế giữa ASEAN và các đối tác đối thoại, dự kiến diễn ra trong các ngày từ 19-22/9 tới.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
19:58' - 16/09/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, ngày 16/9 tại thủ đô Viêng Chăn, Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38 đã khai mạc dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Thương mại Lào Malaythong Kommasith.
-
Kinh tế Thế giới
"Đầu tàu" kinh tế ASEAN tăng cường mua các mỏ than chất lượng cao
06:30' - 14/09/2024
Các công ty than Indonesia đang tăng cường nỗ lực mua lại các mỏ than chất lượng cao ở Australia và Bắc Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.