Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng
Ngày 7/11 tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Cơ quan bảo vệ Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KOIPA) tổ chức Hội thảo trực trạng và giải pháp nhận diện hàng giả, hàng xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc 2024.
Theo ông Jeong In – Sik , việc sử dụng hàng giả không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của doanh nghiệp mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như sự an toàn của người tiêu dùng Việt Nam do sử dụng những sản phẩm chưa được kiểm chứng. Đây không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà còn là vấn đề của cả chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD, tính đến năm 2021, số lượng bán hàng giả, vi phạm nhãn hiệu của các công ty Hàn Quốc lên tới 9,7 tỷ USD, chiếm 1,5% giá trị xuất khẩu. Do vậy, để giải quyết triệt để vấn đề này cần có sự hợp tác giữa các quốc gia. Vì thế, sự kiện được tổ chức nhằm ngăn chặn thiệt hại lan rộng cho doanh nghiệp Hàn Quốc do hàng giả gây ra, góp phần bảo vệ sức khỏe, sự an toàn cho người tiêu dùng Việt Nam. Ông Trần Hữu Linh- Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường khẳng định: Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, điều đó được thể hiện, chưa bao giờ các sản phẩm của Hàn Quốc có mặt tại Việt Nam nhiều và được ưa chuộng như hiện nay. Cùng đó, đánh giá cao sáng kiến của cơ quan chức năng của Hàn Quốc trong việc phối hợp tổ chức hội nghị nhằm giúp các lực lượng chức năng trang bị kiến thức trong việc phân biệt hàng thật hàng giả. Đây là tín hiệu đáng mừng nhưng là những gian lận thương mại, nhất là xâm phạm nguồn gốc xuất xứ, giả mạo thương hiệu của Hàn Quốc diễn ra càng ngày càng nhiều. Những năm qua, Tổng cục Quản lý thị trường đã phối hợp với các lực lượng chức năng khác tại Việt Nam tiến hành kiểm tra, xử phạt nhiều đối tượng kinh doanh sản phẩm giả mạo của Hàn Quốc. Chính vì vậy, Tổng cục Quản lý thị trường đánh giá cao sáng kiến của cơ quan chức năng của Hàn Quốc trong việc phối hợp tổ chức hội nghị nhằm giúp các lực lượng thực thi pháp luật trang bị kiến thức để sớm nhận diện hàng thật hàng giả khi đối tượng trà trộn đưa vào lưu thông trên thị trường.“Việc phòng ngừa, phát hiện sớm những vi phạm, giả mạo xuất xứ từ Hàn Quốc thông qua hội nghị, hội thảo là rất cần thiết với lực lượng chức năng, nhất là trong bối cảnh việc mua sắm online trở nên phổ biến, bởi bên cạnh mặt tích cực. Đây cũng là những nguy cơ để hàng hóa nói chung cũng như sản phẩm giả mạo xuất xứ Hàn Quốc dễ dàng phân phối tại thị trường Việt Nam” ông Trần Hữu Linh chia sẻ.
Thời gian tới, Tổng cục Tổng cục Quản lý thị trường cam kết cùng với các lực lượng chức năng của Việt Nam phối hợp với các doanh nghiệp Hàn Quốc để phát hiện, phòng ngừa sớm, xử lý các vụ việc gian lận hàng hóa của Hàn Quốc. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này, giữ được lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài; trong đó, có các nhà đầu tư của Hàn Quốc, ông Trần Hữu Linh mong muốn doanh nghiệp Hàn Quốc cũng như Cơ quan Chính phủ Hàn Quốc thường xuyên giữ mối liên lạc, đồng thời cập nhật kịp thời về sản phẩm của Hàn Quốc để lực lượng chức năng tại Việt Nam có điều kiện thuận lợi phát hiện sớm hành vi vi phạm. Tại hội nghị, 10 doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc như: Everpia, SamSung, aT, Amore, Cuckoo, CJ, Dorco, Lines, Huyndai, Iconix đã trực tiếp chia sẻ với đại diện lực lượng chức năng về tình hình vi phạm nhãn hiệu của doanh nghiệp tại các thị trường; trong đó, có Việt Nam. Qua đây đưa ra các dấu hiệu cũng như cách thức nhận diện, phân biệt hàng thật - hàng giả của mỗi thương hiệu, nhằm giúp lực lượng chức năng phát hiện sớm các hành vi vi phạm trên thị trường. Trước đó, sáng ngày 6/11, tại trụ sở Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Cơ quan bảo vệ Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KOIPA) do ông Jeong In – Sik làm Trưởng đoàn. Nội dung chính buổi trao đổi về trực trạng vi phạm các sản phẩm, hàng hóa giả mạo nguồn gốc xuất xứ các nhãn hiệu của Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam cũng như đề xuất các giải pháp triển khai trong thời gian tớiTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay 28/10, Quốc hội thảo luận việc quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
07:51' - 28/10/2024
Ngày 28/10, Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
-
Hàng hoá
Quản lý thị trường Bạc Liêu kiểm tra thị trường dịp Tết Trung thu
14:33' - 17/09/2024
Việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung Thu, nhằm đảm bảo thị trường trong sạch, ổn định và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
-
Kinh tế & Xã hội
Tổng cục Quản lý thị trường quyên góp hơn 2,3 tỷ đồng ủng hộ bà con vùng lũ
15:43' - 16/09/2024
Sau nhiều ngày kêu gọi, Tổng cục Quản lý thị trường đã huy động được hơn 2,3 tỷ đồng và nhiều hiện vật để ủng hộ bà con chịu ảnh hưởng nặng nề sau bão lũ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING
21:31'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 114/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó bão YINXING.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng Việt Nam sẽ là đối tác tin cậy trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu
20:45'
KVới sự quyết tâm của chính phủ, Việt Nam đã và đang thúc đẩy hợp tác phát triển ngành công nghiệp bán dẫn với các quốc gia, nền kinh tế phát triển thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề
19:40'
Triển lãm là cơ hội quảng bá, giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề của huyện Quốc Oai với các địa phương khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – EU hợp tác chuyển đổi sản xuất, năng lượng xanh
19:40'
Trong chiến lược hợp tác song phương, Việt Nam – EU ưu tiên cho việc chuyển đổi sản xuất, năng lượng xanh nhằm thích ứng với các tiêu chuẩn, yêu cầu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Phát triển thị trường điện cạnh tranh ở cả 3 cấp độ, theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
19:37'
Chiều 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành giao thông ứng phó với diễn biến của bão YINXING
18:00'
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành công điện gửi các đơn vị, yêu cầu chủ động ứng phó với diễn biến của bão YINXING.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp mùa cao điểm cuối năm
17:01'
Câu chuyện chênh lệch cung – cầu tín dụng mùa cuối năm lại vẫn đang diễn ra. Năm nay nguyên nhân lại là do sức cầu tín dụng suy yếu.
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Luật Điện lực để thu hút đầu tư vào ngành điện
16:21'
Việc gấp rút sửa đổi Luật Điện lực hiện hành sẽ tạo đột phá thể chế, khơi thông các vướng mắc, thu hút đầu tư vào ngành năng lượng quan trọng này trong “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc: Tăng cường tính hiệu quả của các dự án đầu tư
15:14'
Luật Đầu tư công ra đời để tránh vấn đề đầu tư dàn trải và chính sách tài khóa bị phá vỡ. Luật Đầu tư công vừa hướng dẫn về trình tự, thủ tục về đầu tư, vừa hướng dẫn về các kế hoạch vốn đầu tư công.