Việt Nam kiên quyết bác bỏ điều chỉnh Quy chế nghỉ đánh bắt cá trên biển của Trung Quốc
*Việt Nam phản đối và kiên quyết bác bỏ điều chỉnh Quy chế nghỉ đánh bắt cá trên biển của Trung Quốc
Trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN việc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc tiếp tục ra thông báo điều chỉnh quy chế về nghỉ đánh bắt cá trên biển, bao gồm một số vùng biển của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Việt Nam phản đối và kiên quyết bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc.
Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Quy chế này xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng biển của mình, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông, trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, không phù hợp với thỏa thuận quan trọng Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được về kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông và xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước cũng như nỗ lực của các nước trong việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông hiện nay.” *Việt Nam kiên quyết phản đối Đài Loan (Trung Quốc) diễn tập bắn đạn thật ở đảo Ba Bình Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Đài Loan (Trung Quốc) tiến hành diễn tập bắn đạn thật tại khu vực đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Việc Đài Loan nhiều lần tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông. Một lần nữa, Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan không để tái diễn các hành động tương tự.”
Trả lời câu hỏi của phóng viên về khả năng Hoa Kỳ và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tổ chức cuộc gặp cấp cao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Việt Nam ủng hộ nỗ lực mang tính xây dựng, giải quyết mọi bất đồng thông qua đối thoại hòa bình, đóng góp tích cực vào hòa bình, an ninh, ổn định của bán đảo Triều Tiên nói riêng và trên thế giới nói chung. Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy đối thoại, duy trì hòa bình, an ninh, ổn định trên bán đảo Triều Tiên”. Nhân dịp này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã thông báo một số hoạt động đối ngoại trong thời gian tới ./.- Từ khóa :
- đánh bắt cá
- đánh bắt cá trên biển
- trung quốc
- việt nam
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tạm cấm đánh bắt cá ở các sông
19:43' - 01/03/2018
Lệnh cấm đánh bắt cá áp dụng hàng năm tại các sông ở Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/3 đến ngày 30/6.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngư dân Trà Vinh được hỗ trợ nhiều hạng mục cho đánh bắt thủy sản
11:58' - 24/11/2017
UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt cho 18 chủ tàu cá trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ và thuyền viên theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
VASEP “bắt tay” với Cảnh sát biển về chống đánh bắt thủy hải sản bất hợp pháp
20:14' - 24/10/2017
Cảnh sát biển Việt Nam và VASEP sẽ hợp tác chủ yếu ở 3 nội dung như hỗ trợ, trao đổi thông tin; tuyên truyền, đấu tranh chống khai thác bất hợp pháp và các hoạt động hợp tác khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10' - 22/05/2025
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58' - 22/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27' - 22/05/2025
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15' - 22/05/2025
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40' - 22/05/2025
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21' - 22/05/2025
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.