Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế
Ngày 23/2/2021, nhận lời mời của Thủ tướng Anh Boris Johnson, Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) trong tháng 2/2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và phát biểu tại phiên Thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với chủ đề "Giải quyết các nguy cơ đối với hòa bình và an ninh quốc tế liên quan đến khí hậu".
Cùng tham dự và phát biểu có Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres, các Tổng thống, Thủ tướng và đại diện cấp cao của các nước thành viên Hội đồng Bảo an.
Đây là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tham dự và phát biểu tại một sự kiện trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, thể hiện vai trò và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu, thách thức toàn cầu hàng đầu hiện nay.Sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ khẳng định và đề cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam là một thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục đảm nhiệm cương vị Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021.
Tham gia thảo luận, Tổng thư ký Liên hợp quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc trước các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, khẳng định đây là thách thức hàng đầu của thế kỷ XXI, nhấn mạnh cộng đồng quốc tế cần tăng cường hành động nhằm giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường nguồn lực hỗ trợ các nước chịu tác động của biến đổi khí hậu và tăng cường hợp tác đa phương trong nỗ lực này. Lãnh đạo và đại diện các nước thành viên Hội đồng Bảo an chia sẻ quan ngại chung về những tác động nghiêm trọng và đa chiều của biến đổi khí hậu, khẳng định mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và tình trạng bất ổn, xung đột, đồng thời bày tỏ mong muốn và đề xuất các giải pháp nhằm giúp Hội đồng Bảo an phát huy vai trò, tiếng nói phù hợp trong giải quyết những thách thức của biến đổi khí hậu đối với hòa bình, an ninh quốc tế.Phát biểu tại Phiên thảo luận mở, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh những hậu quả nghiêm trọng đối với Trái đất và nhân loại do tác động của biến đổi khí hậu, trong đó có tác động tiêu cực đối với an ninh, ổn định ở nhiều khu vực trên thế giới, đồng thời đưa ra khuyến nghị về bốn nhóm giải pháp căn cơ mà Hội đồng Bảo an cần tập hợp nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế trong hành động.
Theo Thủ tướng, Hội đồng Bảo an cần có cách tiếp cận toàn diện, cân bằng khi xử lý vấn đề này, nhất là cần loại bỏ các nguyên nhân gốc rễ của xung đột như nghèo đói, bất bình đẳng, chính trị cường quyền và can thiệp, áp đặt đơn phương.Thủ tướng kêu gọi việc tuân thủ nghiêm túc Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế cần trở thành một chuẩn mực hành xử trong quan hệ quốc tế, nhấn mạnh Hội đồng Bảo an và cộng đồng quốc tế cần dành thêm nguồn lực hỗ trợ các nước chịu tác động của biến đổi khí hậu; mong muốn Hội đồng Bảo an tăng cường năng lực về cảnh báo, trung gian hòa giải, ngăn ngừa và giải quyết xung đột; bảo đảm tôn trọng chủ quyền, quyền tự chủ của quốc gia; đặt lợi ích chung của cộng đồng và mọi người dân, nhất là các nhóm dễ bị tổn thương ở vị trí trung tâm trong các chiến lược, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu ở cấp độ quốc gia và toàn cầu.
Biến đổi khí hậu và các tác động tới hòa bình – an ninh quốc tế là chủ đề nhận được sự quan tâm tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Từ năm 2007 đến nay, Hội đồng Bảo an đã tổ chức 9 cuộc họp để thảo luận vấn đề này và đã thông qua một Tuyên bố Chủ tịch (PRST) tại cuộc Thảo luận mở năm 2011 về "Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế: Tác động của biến đổi khí hậu" do Đức chủ trì tổ chức. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định mạnh mẽ chủ trương và quyết tâm chính trị cao của Việt Nam trong việc chủ động thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, đề cao nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu, đồng thời khẳng định ủng hộ mọi nỗ lực giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu tại Hội đồng Bảo an và các diễn đàn đa phương khác, luôn hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ ASEAN và tích cực ủng hộ hợp tác ASEAN – Liên hợp quốc trong lĩnh vực này./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Công an Trung Quốc
15:05' - 19/02/2021
Sáng 19/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp đồng chí Triệu Khắc Chí, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, đang thăm Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam kêu gọi hợp tác quốc tế về thanh niên tại phiên họp của HĐBA LHQ
08:18' - 28/04/2020
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 27/4 tổ chức phiên họp trực tuyến công khai về chủ đề Thanh niên, Hòa bình, An ninh do Cộng hòa Dominicana, Chủ tịch HĐBA tháng Tư chủ trì.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì hội nghị công bố dự thảo kết quả kiểm tra Đảng ủy Quốc hội
22:16' - 17/03/2025
Thủ tướng đề nghị Đảng ủy Quốc hội tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 18, Chỉ thị số 35, Nghị quyết số 57, Kết luận số 123 bằng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể...
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo “làn xanh” đặc biệt cho Dự án xây dựng quảng trường phía Đông hồ Hoàn Kiếm
22:11' - 17/03/2025
Phạm vi ranh giới, phía Tây giáp hồ Hoàn Kiếm, phía Bắc giáp khu dân cư, phía Đông giáp phố Lý Thái Tổ, phía Nam giáp phố Trần Nguyên Hãn.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung giải quyết dứt điểm 220 vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài trong Quý II/2025
18:45' - 17/03/2025
Chiều 17/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Đảng ủy Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Quản lý thị trường cần thích ứng nhanh phương án làm việc mới
18:20' - 17/03/2025
Bộ Công Thương cam kết tăng cường phối hợp với địa phương nhất là trong xây dựng cơ chế chính sách liên quan đến chuyên môn, chế độ chính sách cho công chức, cán bộ quản lý thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN – ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Phần II)
17:42' - 17/03/2025
Để kinh tế tư nhân phát triển, cần khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia các lĩnh vực chiến lược, phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng, công nghệ cao, công nghiệp mũi nhọn và an ninh năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN – ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Phần I)
17:24' - 17/03/2025
Kinh tế tư nhân không chỉ giúp mở rộng sản xuất, thương mại, dịch vụ mà góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ khởi công nhiều dự án lớn dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng thành phố Huế
17:09' - 17/03/2025
Nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn sẽ được khởi công và đưa vào hoạt động nhằm chào đón sự kiện quan trọng này.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo cáo Kinh tế - Xã hội phải là cẩm nang hành động hiện thực hóa mục tiêu đưa đất nước phát triển
16:28' - 17/03/2025
Sáng 17/3, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiên cứu giải pháp công nghệ mới cho một đoạn tuyến đường Vành đai 4
14:22' - 17/03/2025
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về giải pháp công nghệ làm đường giao thông và cầu cạn do Công ty TNHH Hòa Bình đề xuất.