Việt Nam nâng hạng năng lực cạnh tranh – Bài cuối: Cải cách thực chất và toàn diện hơn
Với việc tăng ngoạn mục 10 bậc và 3,5 điểm, vươn lên đứng vị trí 67 trong 141 nền kinh tế được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xếp hạng, Việt Nam trở thành quán quân trong cuộc đua cải thiện thứ hạng trong Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019 (GCI 2019). Để hiểu rõ hơn và có những phân tích cụ thể về sự cải thiện của năng lực cạnh tranh của Việt Nam và những giải pháp tiếp tục phát huy trong thời gian tới, TTXVN xin giới thiệu bài viết của bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM).
Dưới đây là toàn văn bài viết: Năm 2019, Việt Nam được WEF đánh giá là nền kinh tế có mức độ cải thiện điểm số và tăng hạng tốt nhất toàn cầu. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 3,5 điểm (từ 58 điểm lên 61,5 điểm) cao hơn điểm trung bình toàn cầu (60,7 điểm) và tăng 10 bậc (từ vị trí 77 lên vị trí 67). Ngoại trừ Singapore và Việt Nam, các nước còn lại trong khu vực ASEAN đều giảm điểm hoặc giảm bậc. * Những cải thiện vượt trội Kết quả này đạt được là do 8/12 trụ cột của Việt Nam tăng điểm và tăng nhiều bậc. Trong đó điển hình như: Trụ cột Ứng dụng công nghệ thông tin tăng điểm và tăng hạng nhiều nhất (tăng 25,7 điểm và 54 bậc, từ 43,3 điểm lên 69,0 điểm và theo đó thứ hạng từ vị trí 95 lên vị trí 41). Tiếp đến là Trụ cột Thị trường sản phẩm tăng 23 bậc (từ vị trí 102 lên thứ 79), với các chỉ số về cạnh tranh trong nước đều tăng điểm và tăng hạng, độ mở thương mại được ghi nhận tích cực với việc giảm bớt các rào cản phi thuế.Mức độ năng động trong kinh doanh tăng 12 bậc (từ vị trí 101 lên vị trí 89), với những cải thiện mạnh mẽ trên hầu hết các chỉ số thành phần (ngoại trừ phá sản doanh nghiệp), nhất là những chỉ số thể hiện tăng trưởng các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp có ý tưởng đột phá.
Trụ cột Năng lực đổi mới sáng tạo tăng 6 bậc (từ thứ hạng 82 lên thứ hạng 76). Trụ cột Thể chế tăng 0,3 điểm và 5 bậc (từ vị trí 94 lên vị trí 89). Trong đó, đáng kể nhất là nhóm các chỉ số thể hiện Mức độ định hướng tương lai của Chính phủ tăng mạnh… Mặc dù Việt Nam có những cải thiện đáng kể về điểm số và thứ hạng của hầu hết các chỉ số thành phần trong 8/12 trụ cột nêu trên, song vẫn còn 3 trụ cột tụt hạng và 1 trụ cột giữ vị trí không đổi. Cụ thể là: trụ cột Ổn định kinh tế vĩ mô không thay đổi điểm số và thứ hạng (giữ ở mức 75 điểm và thứ hạng 64); trụ cột Hệ thống tài chính tăng 1,6 điểm, nhưng giảm 1 bậc; trụ cột Cơ sở hạ tầng tăng 0,5 điểm, nhưng giảm 2 bậc; trụ cột Y tế giảm điểm nhẹ (0,5 điểm, từ 81 điểm xuống 80,5 điểm) và do đó tụt 3 hạng (từ vị trí 68 xuống vị trí 71). Mặt khác, có đến 8/12 chỉ số trụ cột hiện ở thứ hạng thấp hoặc rất thấp. Các trụ cột có thứ hạng dưới thứ hạng chung về năng lực cạnh tranh (thứ 67) gồm: thể chế (89); cơ sở hạ tầng (77); y tế (71); kỹ năng (93); thị trường sản phẩm (79); thị trường lao động (83); mức độ năng động trong kinh doanh (89) và năng lực đổi mới sáng tạo (76). Tuy có sự cải thiện nhanh, nhưng năng lực cạnh tranh 4.0 của Việt Nam vẫn chỉ đứng thứ 6 trong ASEAN, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines. Kết quả cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam phần nào phản ánh nỗ lực liên tục trong những năm gần đây của Chính phủ về cải cách môi trường kinh doanh, về thúc đẩy đổi mới sáng tạo để thích ứng và nhảy vọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập sâu rộng hơn. Những nỗ lực cải cách nổi bật như cắt giảm, đơn giản hoá ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh; thay đổi phương thức quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành (áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, chuyển mạnh sang hậu kiểm,…); chú trọng cải thiện các quy định, thủ tục nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; đẩy mạnh Chính phủ điện tử và giao dịch không dùng tiền mặt; cải cách thanh, kiểm tra doanh nghiệp; giảm chi phí doanh nghiệp; từng bước tạo lập thể chế chính sách vượt trội nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo;… đã đóng góp có ý nghĩa vào kết quả năng lực cạnh tranh 4.0 năm 2019 của Việt Nam. *Với các giải pháp cụ thể Tuy vậy, phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực cải cách mạnh mẽ, thực chất và toàn diện hơn nữa, nhất là trên các lĩnh vực về thể chế, kỹ năng, môi trường kinh doanh và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Một số giải pháp cụ thể cần chú trọng như: Về môi trường kinh doanh, cải cách quyết liệt hơn nữa trên các yếu tố của môi trường kinh doanh theo thông lệ quốc tế (như khởi sự kinh doanh, cấp phép xây dựng, đăng ký tài sản, tiếp cận tín dụng, nộp thuế, tạo thuận lợi thương mại, giải quyết tranh chấp và giải quyết phá sản,…); Cải cách thực chất các quy định và thực thi về điều kiện kinh doanh, quản lý và kiểm tra chuyên ngành, thay đổi cách thức quản lý theo thông lệ quốc tế tốt (như quản lý rủi ro, chuyển mạnh sang hậu kiểm thay vì tiền kiểm,…). Cùng với đó, đẩy mạnh ứng dụng giao dịch điện tử và kết nối dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước; Giám sát và chấn chỉnh hoạt động thanh, kiểm tra doanh nghiệp đảm bảo hoạt động thanh, kiểm tra theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật tốt hơn, không trở thành rào cản đối với doanh nghiệp. Đồng thời, khẩn trương hoàn thiện khung khổ chính sách nhằm tạo thuận lợi cho triển khai thanh toán không dùng tiền mặt với nhiều hình thức thanh toán khác nhau (qua ngân hàng, QR code, ví điện tử,…). Về kỹ năng, thực hiện hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, cải cách giáo dục đại học, kết nối doanh nghiệp – nhà trường. Ngoài ra, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thiết lập cơ chế chính sách vượt trội nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo và đổi mới khoa học công nghệ; Xây dựng và tạo lập cơ chế vận hành Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia. Với các giải pháp này, Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực cải cách mạnh mẽ, thực chất và toàn diện hơn nữa để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế một cách bền vững. Điều này đòi hỏi không chỉ nỗ lực từ Chính phủ mà cần sự chung tay của các bên liên quan, nhất là cộng đồng doanh nghiệp và người dân./.Xem thêm:
>>Việt Nam nâng hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu - Bài 1: Những yếu tố quyết định
>>Việt Nam nâng hạng năng lực cạnh tranh - Bài 2: Xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam nâng hạng năng lực cạnh tranh - Bài 4: "Tiếp lửa" cải thiện môi trường kinh doanh
07:36' - 30/10/2019
Cộng đồng doanh nghiệp đều ghi nhận những kết quả tích cực trong nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam nâng hạng năng lực cạnh tranh - Bài 3: Trọng tâm là cải cách hành chính
07:26' - 30/10/2019
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, cải cách thủ tục hành chính vẫn tiếp tục là hoạt động trọng tâm và được Bộ Công Thương triển khai mạnh mẽ trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam với bước nhảy vọt ấn tượng về năng lực cạnh tranh
14:38' - 17/10/2019
Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019 được công bố gần đây, Việt Nam tăng 10 bậc và lên thứ hạng 67, vượt trước một quốc gia lớn như Ấn Độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam tăng 10 bậc trong Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu
17:19' - 09/10/2019
Theo đánh giá mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đã tăng lên thứ hạng 67, tăng 10 bậc và 3,5 điểm trong vòng một năm vừa qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Cơ giới hóa nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt
14:12' - 27/09/2019
Xây dựng và phát triển ngành cơ khí nông nghiệp, nâng cao chất lượng máy móc,thiết bị cơ khí trong nước là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa vào sản xuất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Thương mại Campuchia
21:32' - 28/04/2025
Chiều tối 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia - bà Cham Nimul và các cán bộ cấp cao của Bộ Thương mại Campuchia đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Nhật Bản luôn là đối tác đặc biệt, chiến lược và tin cậy của Việt Nam
21:30' - 28/04/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định: Nhật Bản luôn là đối tác đặc biệt, chiến lược và tin cậy của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Campuchia ký thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giai đoạn 2025–2026
20:14' - 28/04/2025
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ sự vui mừng và đánh giá cao những kết quả thực chất đã đạt được trong hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Campuchia trong thời gian qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả
19:38' - 28/04/2025
Ngày 28/4, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
19:27' - 28/04/2025
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí đến Việt Nam dự Lễ khánh thành bến số 3 - Cảng Vũng Áng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Trung Quốc tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại
19:20' - 28/04/2025
Chuyến thăm và làm việc của Đoàn công tác tới Bộ Tài chính Việt Nam lần này sẽ góp phần cụ thể hóa những nhận thức chung đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong thời gian qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Nhật Bản sẽ hiện thực hóa chiến lược phát triển công nghệ cao, công nghệ bán dẫn
18:18' - 28/04/2025
Chiều 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ishiba Shigeru cùng dự Diễn đàn hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong các ngành công nghiệp chiến lược, công nghệ cao, chuyển đổi xanh và bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đề xuất mức phạt cao hơn về vi phạm hành chính môi trường và đất đai
17:20' - 28/04/2025
UBND thành phố Hà Nội đề xuất mức tiền phạt vi phạm hành chính lĩnh vực môi trường và đất đai tăng cao hơn so với các nghị định hiện hành của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiêm cấm chiếm giữ, hủy trái phép tài liệu lưu trữ trong quá trình sắp xếp bộ máy
16:18' - 28/04/2025
Sáng 28/4, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc hướng dẫn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ và số hóa tài liệu lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.