Việt Nam - Nhật Bản trong xu thế hội nhập kinh tế ở Châu Á -Thái Bình Dương
Sáng 27/10, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Trường chính sách công – Đại học Tokyo tổ chức Diễn đàn nghiên cứu về “Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong xu thế hội thế hội nhập kinh tế ở châu Á -Thái Bình Dương”.
Diễn đàn là cơ hội để trao đổi, thảo luận về bối cảnh, xu hướng hội nhập kinh tế ở châu Á -Thái Bình Dương và hàm ý đối với các nước định hướng xuất khẩu như: Việt Nam và Nhật Bản, các định hướng và sáng kiến mà Việt Nam và Nhật Bản có thể cùng thực hiện nhằm thúc đẩy và tận dụng lợi ích từ hội nhập kinh tế khu vực. Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, trong những năm qua, nhiều sáng kiến đã được đưa ra nhằm đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương, bao gồm hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay Hiệp định thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP). “Những sáng kiến này đã góp phần mang lại lợi ích cho Việt Nam và Nhật Bản cũng như các nền kinh tế thành viên, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tự do hóa thương mại và đầu tư, tăng cường thương mại nội khối, tham gia và kết nối chặt chẽ hơn vào các mạng lưới sản xuất khu vực…Bên cạnh đó, các sáng kiến hội nhập cũng đòi hỏi những tiêu chuẩn cao gắn với cải cách sâu rộng sau đường biên giới, qua đó tạo thêm động lực cho hoàn thiện thể chế kinh tế”, TS Cung khẳng định.
GS. Toshiro Nashizawa, Trường chính sách công, Đại học Tokyo cho biết, Việt Nam có quá trình phát triển năng động, hướng tới phát triển kinh tế xã hội ổn định và bền vững. “Tôi tin tưởng một trong những động lực là sự chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thông qua thương mại và đầu tư nước ngoài và phát triển mạng lưới sản xuất. Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản sẽ góp phần giúp Việt Nam đang được nhiều thành tựu hơn nữa.Tuy nhiên, Việt Nam sẽ còn gặp phải những thách thức từ các yếu tố bất định trong nước và khu vực…”, GS. Toshiro Nashizawa nhấn mạnh.
Tại diễn đàn, các chuyên gia kinh tế cũng nhìn nhận những thay đổi đang diễn ra có thể ảnh hưởng tới tiến trình hội nhập khu vực nói chung và việc thực hiện hóa các sáng kiến hội nhập nói riêng, chẳng hạn như xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ và chống toàn cầu hóa, lo ngại về phân bổ lợi ích từ hội nhập kinh tế khu vực… đặc biệt là những bất định liên quan tới tiến trình đàm phán RCEP và vực dậy hiệp định TPP. Bất chấp những bất định và thách thức của nền kinh tế, nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định vai trò quan trọng của thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương hướng tới xây dựng một môi trường kinh doanh – đầu tư thân thiện, thiết lập các luật chơi chung, chống lại toàn cầu hóa.. và thúc đẩy phát triển bền vững, sáng tạo và bao trùm tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các định chế trung gian như TPP, RCEP… có thể cần được điều chỉnh, song vẫn sẽ là những bước đi không thể thiếu trong tiến trình thúc đẩy hội nhập kinh tế vì thịnh vượng chung ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Để tăng cường hội nhập châu kinh tế Á – Thái Bình Dương, TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế của CIEM cho biết, Việt Nam cần một mô hình mới cho hội nhập thịnh vượng, tăng trưởng toàn diện và bền vững. Có thể bao gồm tự do hóa thương mại, đầu tư và dịch vụ nhằm tạo cơ hội kinh doanh trong bối cảnh cạnh tranh công bằng; Hợp tác nhằm cải thiện năng lực thể chế và nhân lực để khai thác có hiệu quả các cơ hội mới, có khả năng chống chịu các cú sốc khác nhau và đối phó tốt hơn với cách mạng công nghệ 4.0; đồng thời, xây dựng thể chế khu vực phù hợp với cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả cũng như xử lý toàn diện các vấn đề phát triển. Ông Shujiro Urata, cố vấn nghiên cứu cao cấp của Chủ tịch ERIA, Đại học Waseda cũng cho rằng, Việt Nam cần thiết lập một môi trường kinh doanh thân thiện, đặc biệt là xây dựng mạng lưới sản xuất khu vực; đồng thời, thiết lập một thị trường chung duy nhất thông qua việc áp dụng biện pháp cộng gộp trong xác định các quy tắc xuất xứ. Cũng nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam và Nhật Bản cần chủ động phối hợp song phương và với các đối tác khác nhằm sớm thực hiện hóa các sáng kiến TPP và RCEP. Quá trình này cần củng cố thêm nữa sự ủng hộ từ cộng đồng doanh nghiệp và người dân, gắn với giải pháp hữu hiệu giảm thiểu tác động bất lợi của hội nhập khu vực tới các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương… Chính ở đây, hợp tác Việt Nam - Nhật Bản không chỉ dừng lại ở các chương trình hợp tác song phương, mà có thể tiến tới cùng đối thoại, cùng giải trình và thúc đẩy các sáng kiến hội nhập vì thịnh vượng chung ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trên cơ sở thảo luận tại diễn đàn, CIEM sẽ cân nhắc, hoàn thiện bản kiến nghị về Tiếp tục thúc đẩy hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương gửi các cấp có thẩm quyền của hai nước./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư hơn 5,2 tỷ USD vào Bình Dương
16:10' - 25/10/2017
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương Nguyễn Thanh Trúc cho biết, doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư 249 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt trên 5,2 tỷ USD vào tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Giáo sư Nhật Bản đánh giá cao Việt Nam trong tiến trình hợp tác APEC
18:54' - 24/10/2017
Giáo sư Go Ito cho rằng vai trò của Việt Nam rất quan trọng trong đóng góp vào tiến trình hợp tác APEC cũng như ý nghĩa của việc Việt Nam là chủ nhà tổ chức Hội nghị cấp cao APEC năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất
16:14'
HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất đối với dự án sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh...
-
Kinh tế Việt Nam
Giải quyết các vướng mắc Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng
15:50'
Ngày 9/7, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, tỉnh Phú Thọ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguy cơ chậm tiến độ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột
14:55'
Dự án thành phần 3, cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột do UBND tỉnh Đắk Lắk làm đơn vị chủ quản đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ so với cam kết hoàn thành trước ngày 30/8/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp "chạy nước rút" với cầu Rạch Miễu 2
14:33'
Tính đến đầu tháng 7/2025, tiến độ tổng thể đã hoàn thành được trên 96,5% khối lượng công việc được giao của Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 120 gian hàng được trưng bày tại Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế 2025
14:32'
Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng các đối tác chính thức khai mạc Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế - iTech Expo 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Vân Phong “trải thảm đỏ” đón nhà đầu tư chiến lược
14:32'
Tỉnh Khánh Hòa đang triển khai nhiều chính sách ưu đãi và tích cực mời gọi nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm đến đầu tư tại Khu kinh tế Vân Phong.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
14:31'
Sáng 9/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức cuộc họp thông qua Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, Thành phố Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấp thuận chủ trương đầu tư 4 bến cảng Lạch Huyện với tổng số vốn 24.846 tỷ đồng
13:56'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 1497/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng bến cảng số 9, số 10, số 11 và số 12 - Khu bến Lạch Huyện, Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng loạt triển khai giải phóng mặt bằng xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
12:58'
Sáng 9/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt chủ trì Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo.