Việt Nam-Singapore: Tạo đột phá mới trong hợp tác song phương
Sau hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2024), nhất là hơn 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore (2013 - 2024), quan hệ hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều sâu; trong đó, hợp tác kinh tế, thương mại luôn là điểm sáng trong quan hệ hai nước. Hơn nữa, Việt Nam và Singapore đều là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), hai bên đã và đang thúc đẩy các FTA tham gia nhằm tăng cường hợp tác, đóng góp vào phát triển kinh tế mỗi nước cũng như khu vực. Đặc biệt, chuyến thăm chính thức Singapore của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ tạo đột phá mới trong quan hệ song phương, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và cùng phát triển thịnh vượng.
*Nắm bắt thị trường
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng: Thực trạng hợp tác giữa doanh nghiệp vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng. Chẳng hạn với nhóm hàng nông, thủy sản, Việt Nam là đất nước dồi dào về tài nguyên và sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm, trong khi đó Singapore lại là đất nước nhập khẩu hơn 90% lương thực. Thế nhưng, xuất khẩu nhóm hàng này từ Việt Nam sang Singapore chỉ đạt 5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và một số mặt hàng như thịt gà, trứng vẫn chưa được cấp phép nhập khẩu của Singapore. Ngoài ra, khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt khi xuất khẩu sang thị trường Singapore phải kể đến yêu cầu nhập khẩu bắt buộc về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về bảo vệ môi trường và quy định khác. Hơn nữa, người tiêu dùng Singapore có yêu cầu cao về chất lượng, hình thức, thương hiệu, uy tín… của sản phẩm nhập khẩu. Trong khi đó, nhiều sản phẩm của Việt Nam vẫn chưa đảm bảo được tính ổn định, thống nhất về chất lượng, hạn chế về mẫu mã, chủng loại, chưa chú trọng xây dựng hình ảnh, thương hiệu…Đặc biệt, mức độ cạnh tranh tại thị trường Singapore tương đối lớn; trong đó, phải kể đến đối thủ trong khu vực như Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản… Mới đây, tại Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông, tỉnh Nam Định, Công ty TNHH Sanbang (Singapore) đã tổ chức lễ động thổ nhà máy sản xuất hàng dệt may với tổng diện tích sử dụng đất là 103.400 m2, tổng vốn đầu tư 673,5 tỷ đồng (tương đương gần 30 triệu USD). Theo kế hoạch, Công ty TNHH Sanbang (Singapore) sẽ tập trung xây dựng, lắp đặt thiết bị và sẽ vận hành thử vào quý III/2025; chính thức sản xuất từ quý IV/2025. Sau khi hoàn thành xây dựng, dự kiến công suất mỗi năm của dự án đạt 15 nghìn tấn khăn, 14 triệu mét vải dệt, 15 nghìn tấn sợi DTY. Bà Amy Wee, Giám đốc Liên đoàn doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam cho biết: Liên đoàn có hơn 29 nghìn doanh nghiệp thành viên; trong đó, có nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư mở rộng hoạt động tại Việt Nam ở lĩnh vực sản xuất, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh dịch vụ, thương mại. Để xuất khẩu thành công và bền vững sang Singapore, ông Cao Xuân Thắng cho rằng: Doanh nghiệp xuất khẩu cần tìm hiểu kỹ thông tin thị trường, nắm bắt những thay đổi của thị trường nhập khẩu để xây dựng chiến lược xuất khẩu. Hơn nữa, Singapore ngày càng thận trọng trong chính sách thương mại, tránh phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu và nhập khẩu. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp thâm nhập sâu hơn vào thị trường, góp phần gia tăng xuất khẩu hàng hóa. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thị trường, xu hướng tiêu dùng, chính sách, tiêu chuẩn, quy định của Singapore có liên quan đến nhập khẩu mặt hàng của doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh và xu hướng kinh doanh hiện tại. Cùng đó, kết nối chặt chẽ với cơ quan nhà nước, Thương vụ Việt Nam tại Singapore, cộng đồng, hiệp hội doanh nghiệp để kịp thời cập nhật chính sách mới của thị trường nước sở tại giúp điều chỉnh, ứng phó với nguy cơ, khó khăn, đề nghị hỗ trợ khi cần thiết. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng lưu ý doanh nghiệp nên đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng, hình thức của sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn cao của thị trường Singapore như mẫu mã, bao bì, nhãn dán, đặc biệt khi tiêu dùng xanh đang ngày càng phát triển. Mặt khác, tích cực tham gia kết nối giao thương, mở rộng quan hệ đối tác, tận dụng cơ hội tiếp thị về mặt hàng, sản phẩm; cơ hội kinh doanh qua thị trường thương mại điện tử. Qua đó, giúp doanh nghiệp có độ tương tác cao với người tiêu dùng, linh hoạt điều chỉnh sản phẩm theo thị hiếu, nhu cầu, không bị đọng vốn, chi phí ban đầu bỏ ra thấp và toàn quyền kiểm soát thương hiệu.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14' - 29/11/2024
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo thị trường mua bán sáp nhập tại Việt Nam sẽ nhộn nhịp trở lại
17:48'
Sự trầm lắng này chỉ là vấn đề mang tính thời điểm và xu hướng chung của thị trường toàn cầu, kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch và biến động địa chính trị trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Vì sao cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn khối ngoại?
17:38'
Đáng chú ý, kể từ đầu năm đến nay, nhiều cổ phiếu ngân hàng đã có mức tăng vượt trội so với thị trường chung và thu hút sự chú ý của khối ngoại.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư công sẽ tiếp tục tập trung cho chương trình mục tiêu quốc gia
17:31'
Nguồn vốn đầu tư công trong năm 2024 tiếp tục tập trung cho các dự án quan trọng quốc gia, đặc biệt là các dự án cao tốc nhằm tạo không gian phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị đủ quỹ đất phục vụ dịch vụ logistics và thương mại điện tử
16:48'
Thị trường vận tải và logistics của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 48,6 tỷ USD vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,8%, đạt 71,9 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng thoát nước chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa
16:47'
Hiện nay hệ thống thoát nước tại các đô thị Việt Nam chủ yếu là hệ thống thống nước chung, được xây dựng qua nhiều thời kỳ, chắp vá, xuống cấp và chưa được nâng cấp hoàn chỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam
16:45'
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với 443/454 (chiếm 92,48%) đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc phiên chợ cam Hưng Yên năm 2024
15:57'
Các sản phẩm đều được gắn nhãn mác và tem truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Luật Điện lực
15:49'
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành (chiếm 91,65%).
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng
10:39'
Sáng 30/11, với 454/459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,78% tổng số đại biểu), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng.