Việt Nam tăng cường vai trò trong kết nối kinh tế toàn cầu
Diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước tiếp tục duy trì đà phát triển ổn định và đạt những tiến triển mới, tích cực, chuyến tham dự Diễn đàn Cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ hai của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thành công tốt đẹp; tiếp tục khẳng định quan điểm đường lối đối ngoại độc lập tự chủ và chủ trương nhất quán của Việt Nam là phát huy nội lực, tăng cường thúc đẩy hợp tác quốc tế toàn diện, kết hợp sức mạnh của đất nước với sức mạnh quốc tế để phát triển đất nước.
Sau đây là tổng hợp của đặc phái viên TTXVN tháp tùng Đoàn.
Chuyến tham dự Diễn đàn Cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ hai của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc diễn ra trong bối cảnh hai nước Việt Nam - Trung Quốc duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao; góp phần củng cố tin cậy chính trị giữa hai bên.Các cơ chế giao lưu hợp tác ở các cấp, các ngành và địa phương tiếp tục được triển khai hiệu quả. Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư du lịch giữa hai nước tiếp tục có bước phát triển tốt; giao lưu nhân dân tiếp tục được tích cực thúc đẩy.
Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) trải dài từ châu Á sang châu Âu và có thể mở rộng ra châu Phi, châu Mỹ Latinh với 2 cấu phần chính là Vành đai kinh tế con đường tơ lụa trên bộ và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21.Những mảng hợp tác chính trong khuôn khổ sáng kiến là: Kết nối chính sách thông qua việc xây dựng một cơ chế trao đổi nhiều cấp liên chính phủ để thúc đẩy sự tin tưởng lẫn nhau về chính trị. Kết nối cơ sở hạ tầng bao gồm thúc đẩy xây dựng các tuyến giao thông xương sống quốc tế giữa các tiểu vùng trong châu Á và giữa châu Á, châu Âu với châu Phi.
Các nguyên tắc của cơ chế hợp tác này được tiến hành dựa trên tinh thần hòa bình, cởi mở, minh bạch, bao trùm, bình đẳng, học hỏi lẫn nhau, cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau thông qua đẩy mạnh hợp tác trên cơ sở tham vấn rộng rãi và thượng tôn pháp luật, cùng nỗ lực, chia sẻ lợi ích và cơ hội bình đẳng.
Sau phiên khai mạc với sự tham dự của 37 nguyên thủ hoặc người đứng đầu chính phủ các nước cùng khoảng 5.000 đại biểu đến từ hơn 150 quốc gia và 90 tổ chức quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục tham dự 3 phiên thảo luận tại hội nghị bàn tròn của Diễn đàn quan trọng này.Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các nỗ lực thúc đẩy kết nối, liên kết kinh tế quốc tế, trong đó có sáng kiến BRI. Thủ tướng hoan nghênh nguyên tắc của cơ chế hợp tác này đó là “hợp tác cùng có lợi, cùng thắng giữa các quốc gia, đóng góp vào hợp tác quốc tế và chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện cùng phát triển, đem lại ngày càng nhiều lợi ích cho nhân dân các nước dọc theo tuyến đường BRI”.
Thủ tướng bày tỏ Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác tốt với Trung Quốc và các nước để xây dựng các hình thức hợp tác hiệu quả, cùng có lợi.
Đáng chú ý, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn với mục tiêu phát triển dài hạn, hiệu quả về kinh tế, bền vững về môi trường và hài hoà về xã hội; lấy con người làm trung tâm, với đề cao trách nhiệm, đóng góp, sáng tạo của người dân và họ phải được hưởng thụ thành quả hợp tác BRI với cuộc sống tốt đẹp hơn, không ai bị bỏ lại phía sau và chuyển đổi sang nền kinh tế số với tăng trưởng dựa trên sáng tạo, khoa học công nghệ làm nền tảng trong dòng chảy của Cách mạng công nghiệp 4.0. Để hợp tác đem lại kết quả thực chất, lâu dài, Thủ tướng nêu rõ quan điểm: Các quốc gia dù lớn dù nhỏ đều phải được tôn trọng, lắng nghe và các khác biệt được giải quyết bằng tham vấn, đối thoại; quan hệ hợp tác cần bình đẳng, minh bạch, cởi mở, chân thành, cùng có lợi, đồng thời tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp quốc tế. Theo Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung, trong bài phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng đã nêu rõ từ kinh nghiệm của Việt Nam thì nội lực là yếu tố quyết định, nhưng nguồn lực bên ngoài cũng rất quan trọng. Do đó Việt Nam cùng với thúc đẩy đổi mới để phát triển toàn diện thì cũng rất coi trọng liên kết và coi trọng hội nhập quốc tế để phát triển cho Việt Nam, đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của thế giới.Nhân dịp tham dự Diễn đàn Cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ hai tại Bắc Kinh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường; hội kiến với Bí thư Ban Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Hộ Ninh.
Trong những cuộc tiếp xúc này, hai bên đã khẳng định quan hệ hai nước đang tiếp tục phát triển tích cực. Hai bên nhất trí cùng thúc đẩy toàn diện các biện pháp để thúc đẩy quan hệ ổn định, mở rộng giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực, từ các cuộc tiếp xúc cấp cao, hợp tác giữa các ngành, địa phương, hợp tác thúc đẩy thương mại.
Trong lần tiếp xúc này, lãnh đạo hai nước đã cùng chứng kiến việc ký kết 5 biên bản hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đặc biệt là hai văn kiện mang tính “mở cửa” cho việc xuất khẩu sữa và sản phẩm từ sữa Việt Nam vào thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, phía bạn cũng cam kết sẽ nghiên cứu để tạo điều kiện cho một số hàng nông sản khác của Việt Nam xâm nhập thị trường Trung Quốc. Bên cạnh các cuộc gặp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với hơn 20 doanh nghiệp hàng đầu của Trung Quốc, lãnh đạo các bộ, ngành và thành viên chính thức cũng đã có các cuộc gặp chuyên môn với lãnh đạo bộ ngành, doanh nghiệp Trung Quốc, qua đó thúc đẩy thương mại giữa hai bên. Cũng theo Thứ trưởng Lê Hoài Trung, Thủ tướng cũng đã đề cập việc hai nước có những hợp tác như thực hiện phân định đường biên giới trên bộ để tiếp tục giữ gìn hòa bình, ổn định, để đường biên giới trên bộ trở thành đường biên giới phát triển, đồng thời khẳng định lập trường của Việt Nam giữ gìn ổn định, hòa bình ở Biển Đông, thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc và Trung Quốc - ASEAN, nhằm tránh những hành động làm phức tạp thêm tình hình.Trong đó, Thủ tướng nêu vấn đề cụ thể thúc đẩy phân định Vịnh Bắc Bộ. Việt Nam sẵn sàng có những hình thức hợp tác phù hợp với luật pháp quốc tế và lợi ích của hai bên, sẵn sàng cùng Trung Quốc và ASEAN thúc đẩy sớm có Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Năm 2020 là năm kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tại thời điểm quan trọng kế thừa quá khứ, mở ra tương lai này, việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Diễn đàn Cấp cao hợp tác quốc tế "Vành đai và Con đường" lần thứ hai tại Bắc Kinh đã tiếp thêm động lực mới cho việc thúc đẩy quan hệ song phương hai nước trong thời kỳ mới và mở rộng đi sâu hợp tác trên mọi lĩnh vực.Chuyến công du của Thủ tướng còn góp phần thực hiện hiệu quả nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước và cũng là hoạt động thiết thực nhằm tăng cường và đưa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng phát triển trong thời kỳ lịch sử mới.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam và Trung Quốc hội đàm
11:19' - 28/04/2019
Đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, dẫn đầu đã có buổi hội đàm với ông Lưu Chiêu, Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam hợp tác tốt với các nước để xây dựng các hình thức hợp tác hiệu quả
18:32' - 27/04/2019
Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 27/4, tại Bắc Kinh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự các phiên họp tại hội nghị bàn tròn của Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thúc giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm
20:50' - 04/07/2025
Giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một số tín hiệu tích cực khi đạt tỷ lệ hơn 39% trong 6 tháng đầu năm nay, vượt mức bình quân của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Kế hoạch số 56: Hoàn thiện bộ máy chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
19:34' - 04/07/2025
Ban Chỉ đạo Trung ương ký ban hành Kế hoạch 56 nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội XIV với yêu cầu đồng bộ, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đức ký Tuyên bố chung về thiết lập Đối tác Năng lượng
19:29' - 04/07/2025
Việt Nam và Đức chính thức thiết lập Đối tác Năng lượng, mở ra khuôn khổ hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và hỗ trợ khử carbon.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ số hóa cho tỉnh Điện Biên
18:45' - 04/07/2025
Chiều 4/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên đã có buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương chỉ đạo ứng phó với áp thấp trên Biển Đông
17:30' - 04/07/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân chia lại khu vực hoạt động xổ số kiến thiết theo ba miền
17:09' - 04/07/2025
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 61/2025/TT-BTC, sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 4 của Thông tư 75/2013/TT-BTC ngày 4/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 37 triệu lượt xe lưu thông qua các tuyến cao tốc VEC quản lý
16:47' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã công bố kết quả công tác quản lý, vận hành khai thác các tuyến cao tốc của VEC trong 6 tháng đầu năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil
16:41' - 04/07/2025
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS với tư cách quốc gia đối tác, khẳng định vai trò, mong muốn và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam trong cơ chế đa phương này.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố then chốt nguồn nhân lực
14:23' - 04/07/2025
Với nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh, ưu đãi... Trung tâm tài chính quốc tế đang xúc tiến thành lập tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.