Việt Nam thuộc nhóm 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất
Theo tạp chí Economist (Anh), năm 2020 là thời điểm tốt mà các nhà kinh tế học gọi là "hội tụ tiến hóa", mô tả việc các nền kinh tế nghèo phát triển nhanh hơn các nền kinh tế giàu, và do đó khoảng cách thu nhập được thu hẹp.
Tuy nhiên, năm nay sẽ hơi khác biệt một chút do tác động của đại dịch COVID-19. Rất ít nền kinh tế mới nổi phát triển, nhưng vì các nền kinh tế phát triển sẽ suy thoái nhanh hơn, nên khoảng cách giữa các nền kinh tế đang phát triển với các nền kinh tế phát triển vẫn được thu hẹp. Bài viết nhận định một số nền kinh tế mới nổi sẽ vẫn tăng trưởng - đó có thể là Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam.
Trong một cuốn sách mới mang tên “Năng suất toàn cầu: Xu hướng, động lực và chính sách”, Ngân hàng Thế giới (WB) đã sử dụng một thuật toán để sắp xếp nhiều khối liên minh các quốc gia, tìm kiếm các nhóm dường như sẽ hội tụ với nhau. Dựa trên năng suất của 97 nền kinh tế kể từ năm 2000, WB xác định 5 nhóm nước, trong đó có 3 nhóm “buồn nhất” rơi vào các nước khá nghèo, nhóm thứ tư gồm một số nền kinh lớn có tiềm năng như Argentina, Brazil, Indonesia, Mexico và Nam Phi.
Theo WB, nhóm thứ 5 là nhóm thành công nhất bao gồm tất cả các nền kinh tế phát triển cũng như 16 thị trường mới nổi hiện nay, chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Hầu hết các thành viên của nhóm đầu cũng thực hiện tốt trên thước đo “độ phức tạp” về kinh tế do Giáo sư Ricardo Hausmann của trường Đại học Harvard và César Hidalgo của Viện Công nghệ Massachusetts phát triển. Các quốc gia đạt điểm cao nếu xuất khẩu của họ vừa phong phú và riêng biệt, gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau mà ít quốc gia khác có.
Những thành viên nghèo hơn có xu hướng phát triển nhanh hơn những thành viên giàu có, với tốc độ có thể làm khoảng cách năng suất giảm một nửa sau mỗi 48 năm. Các tác giả của cuốn sách của WB lo lắng rằng đại dịch COVID-19 sẽ kìm hãm đầu tư, rút ngắn chuỗi cung ứng và nuôi dưỡng sự hẹp hòi ích kỷ, tất cả những yếu tố có thể cản trở sự tiến hóa hội tụ.
Nhưng họ cũng lưu ý một số điểm hữu ích tiềm tàng. Chẳng hạn, các khủng hoảng có thể kích thích cải cách cơ cấu; việc thiếu kinh phí bảo dưỡng trong những thời kỳ đen tối có thể thúc đẩy sự thay thế các máy móc đó bằng các công nghệ mới hơn trong quá trình phục hồi./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp nước ngoài lạc quan về sự phục hồi của kinh tế Việt Nam
18:49' - 20/08/2020
Cách Việt Nam đối phó với làn sóng COVID-19 đầu tiên đã mang lại cho mọi người rất nhiều niềm tin vào đất nước và điều đó sẽ càng đẩy nhanh quá trình khôi phục kinh tế.
-
Ngân hàng
Nhiều ngân hàng ngoại rót vốn vào doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam
16:24' - 11/08/2020
Ngày 11/8, IFC - Thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới đã công bố sẽ cung cấp khoản vay trị giá 70 triệu USD cho Công ty cổ phần Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần (ITL Corp) của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
EVFTA - Bước khởi đầu mới cho kinh tế Việt Nam
11:03' - 01/08/2020
Ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, 84% các dòng thuế, chiếm 71% xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được giảm xuống mức 0%.
-
Kinh tế Việt Nam
Standard Chartered: Giao dịch thương mại của Việt Nam trong nhóm cao nhất châu Á
15:31' - 23/07/2020
Ngày 23/7, Ngân hàng Standard Chartered vừa công bố Báo cáo Nghiên cứu toàn cầu quý II/2020 mang tựa đề “The aftershock” (tạm dịch: “Dư chấn”).
-
Kinh tế Việt Nam
VEPR đưa ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020
16:20' - 21/07/2020
Tại buổi tọa đàm công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô Quý II và 6 tháng đầu năm 2020 tổ chức ngày 21/7, VEPR đã đưa ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.