Việt Nam và EU ký hiệp định FPA
Nhân dịp dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam thăm Liên minh châu Âu (EU), ngày 17/10, tại Brussels (Bỉ), thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) về thiết lập khuôn khổ tham gia của Việt Nam vào các hoạt động quản lý khủng hoảng của Liên minh châu Âu (FPA).
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, sau khoảng thời gian đàm phán tích cực và hoàn thiện các thủ tục nội bộ của cả hai bên, việc Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng bà Federica Mogherini, Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về Chính sách Đối ngoại và An ninh, ký Hiệp định FPA đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và EU, góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam-EU (PCA).
Hiệp định FPA này là hiệp định khung nhằm thiết lập quan hệ hợp tác, thể hiện cam kết chính trị, tạo cơ sở để ký các thỏa thuận triển khai hợp tác cụ thể ở những nội dung hai bên thống nhất.
Hiệp định này mở đường để Việt Nam có thể tham gia vào các hoạt động quản lý khủng hoảng mang tính chất nhân đạo, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế; trong đó nguyên tắc quan trọng nhất là toàn quyền lựa chọn lĩnh vực, mức độ tham gia phù hợp với chính sách đối ngoại, nhu cầu và khả năng của mình.
Trên cơ sở nguyên tắc đó, các nội dung được Bộ Quốc phòng Việt Nam lựa chọn để hợp tác với EU là: thiết lập đối thoại chính sách quốc phòng với Cơ quan Hành động đối ngoại EU, đào tạo, tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ và khắc phục hậu quả chiến tranh.
Đối với EU, việc ký FPA, qua đó thúc đẩy hợp tác với Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho Liên minh này trong việc tăng cường hợp tác với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tính đến thời điểm hiện tại EU đã ký FPA với nhiều quốc gia, tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương ngoài Việt Nam là Hàn Quốc và Australia.
Ngay sau lễ ký FPA, Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã hội kiến với bà Federica Mogherini. Hai bên bày tỏ vui mừng khi FPA được ký kết, khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp tác phòng song phương. Đại tướng Ngô Xuân Lịch và bà Federica Mogherini nhất trí sớm triển khai các lĩnh vực hợp tác mà Việt Nam lựa chọn tham gia trong khuôn khổ FPA.
Hai bên cho rằng, hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng an ninh cũng nhằm tăng cường nhận thức và hiểu biết lẫn nhau, ủng hộ cấu trúc an ninh khu vực do ASEAN đóng vai trò trung tâm. Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch khẳng định, Bộ Quốc phòng Việt Nam ủng hộ mong muốn của EU về việc tham gia vào các cấu trúc quốc phòng an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Bà Federica Mogherini cho biết, EU tin tưởng, Việt Nam tiếp tục có những đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực khi đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2020.
Hai bên tăng cường hợp tác trong việc đối phó với các thách thức an ninh chung trong đó có an ninh phi truyền thống như tìm kiếm cứu nạn, chống cướp biển và cướp có vũ trang nhằm vào tàu thuyền, tội phạm có tổ chức và buôn lậu, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Bà Federica Mogherini bày tỏ, EU và các quốc gia thành viên quan ngại về tình hình phức tạp ở Biển Đông gần đây, EU kêu gọi các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. EU ủng hộ việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) một cách minh bạch, đáp ứng lợi ích của các nước trong khu vực và các nước đối tác.
Trước đó, tối 16/10, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có cuộc gặp với Chủ tịch Uỷ ban Quân sự EU, Đại tướng Claudio Graziano.
Tại cuộc gặp, hai bên ghi nhận nỗ lực song phương trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho cả Việt Nam và EU, cụ thể trong các lĩnh vực trao đổi đoàn quân sự cấp cao, đào tạo, tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc…
Thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác, tập trung vào các lĩnh vực như trao đổi đoàn, thúc đẩy các cơ chế hợp tác, đào tạo. Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đề nghị EU tiếp tục hỗ trợ Bộ Quốc phòng Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo, nhất là đào tạo tiếng Anh và tiếng Pháp cho quân nhân Việt Nam.
Về phía Việt Nam, Bộ Quốc phòng Việt Nam sẵn sàng đón các sỹ quan của EU và các quốc gia thành viên tham dự một số khoá học tiếng Việt và nghiên cứu chiến lược tại các học viện nhà trường quân đội.
Cũng tại cuộc gặp, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho biết Bộ Quốc phòng Việt Nam sẵn sàng đón các tàu mang sứ mệnh của EU và tàu của các quốc gia thành viên EU thăm thiện chí các cảng của Việt Nam trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đề nghị Đại tướng Claudio Graziano trên cương vị của mình tạo điều kiện để Việt Nam tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng với các quốc gia thành viên EU nói riêng và EU nói chung. Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cũng hoan nghênh Chủ tịch Uỷ ban Quân sự EU sang thăm Việt Nam vào thời điểm thích hợp.
Nhất trí với những ý kiến của Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch, Chủ tịch Uỷ ban Quân sự EU bày tỏ mong muốn Việt Nam sẽ là cầu nối để thúc đẩy quan hệ hợp tác, trong đó có hợp tác quốc phòng, giữa EU với ASEAN nói chung cũng như các thành viên ASEAN nói riêng./.
- Từ khóa :
- việt nam
- eu
- thỏa thuận fpa
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Anh và EU đạt được thỏa thuận Brexit
17:36' - 17/10/2019
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 17/10 xác nhận nước này và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được một "thỏa thuận mới tuyệt vời" về việc Anh rời khỏi EU, còn gọi là Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẽ đấu tranh đến cùng nhằm ngăn chặn Mỹ áp thuế hàng hoá
20:44' - 14/10/2019
Châu Âu sẽ đấu tranh đến cùng nhằm ngăn cản các biện pháp thuế quan của Mỹ nhằm vào hàng hóa của EU liên quan chính sách trợ cấp trái phép mà khối liên minh này dành cho Airbus.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Làm rõ điều kiện, khả năng đáp ứng của cơ quan, tổ chức được phân cấp, ủy quyền
12:46'
Mục tiêu sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ nhằm bổ sung hoàn thiện các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường vành đai hơn 800 tỷ đồng của Đà Lạt tiếp tục lỗi hẹn
12:37'
UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt kéo dài thời gian thực hiện dự án xây dựng đường vành đai thành phố Đà Lạt và cơ sở hạ tầng các khu dân cư đến 31/12/2025 do nhiều nguyên nhân khác nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Giang đặt mục tiêu năm 2025 thu hút FDI đạt 1,5 tỷ USD
12:18'
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Việt Oanh, năm 2025, tỉnh phấn đấu thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đạt khoảng 1,5 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ: Hơn 20.000 nhân viên chính phủ sẵn sàng nghỉ việc theo chương trình khuyến khích
09:57'
Hơn 20.000 viên chức liên bang Mỹ đã thông báo với chính phủ nước này về việc sẵn sàng nghỉ việc theo chương trình tinh gọn bộ máy có thời hạn chót đăng ký vào ngày 6/2.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán
09:57'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 4/2/2025 yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025
09:55'
Sáng 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Vận tải hàng không tăng kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
21:42' - 04/02/2025
Theo Cục hàng không Việt Nam, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 (từ ngày 24/1 - 2/2), lượng hành khách thông qua các cảng hàng không, sân bay cả nước đạt xấp xỉ 3,6 triệu, tăng 16% so với cùng kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Điện - Tiên phong cho phát triển kinh tế xã hội
19:14' - 04/02/2025
Điện, đường, trường, trạm; trong đó điện được xem là yếu tố tiên phong bởi đây như mạch máu cho phát triển kinh tế xã hội đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc ngày 5/2
18:27' - 04/02/2025
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về: dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV...