Củng cố niềm tin nhà đầu tư từ quyết định “sắp xếp lại giang sơn”
Đặc biệt, những cải cách hành chính quan trọng đang được thực hiện được kỳ vọng giúp khơi thông nguồn lực, tháo gỡ các điểm nghẽn cho khu vực tư nhân, củng cố niềm tin nhà đầu tư.
Từ hôm nay, ngày 1/7/2025, bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố sẽ chính thức đồng loạt vận hành. Trước đó, ngày 30/6, cả nước tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc sáp nhập các tỉnh, thành; cùng các quyết định của Trung ương Đảng về thành lập Đảng bộ và nhân sự lãnh đạo địa phương.
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, quyết định “sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, hướng tới hoàn thiện một nền hành chính quản trị hiện đại, kiến tạo, gần dân, sát dân, vì nhân dân phục vụ, để mọi lợi ích thuộc về nhân dân.
Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nhấn mạnh việc tổ chức lại địa giới hành chính, vận hành mô hình chính quyền địa phương mới là yêu cầu khách quan và tất yếu của sự nghiệp phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, chuyển đổi số và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính không chỉ mang lại một diện mạo mới cho hệ thống chính quyền địa phương mà còn mở ra một không gian phát triển rộng lớn và đầy triển vọng cho từng vùng, từng địa phương và cho cả quốc gia.
Theo giới phân tích, cuộc cải cách lần này được ví như “Cuộc đổi mới 2.0” của Việt Nam sau đổi mới kinh tế vào năm 1986. Sự kiện này được kỳ vọng không chỉ giúp tạo động lực tăng trưởng mới cho Việt Nam, mà còn hỗ trợ duy trì triển vọng tín nhiệm ổn định trong bối cảnh bất ổn toàn cầu kéo dài.
Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) đánh giá, việc hợp nhất các tỉnh, thành sẽ giúp quy mô diện tích, dân số và kinh tế lớn hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hạ tầng và tiện ích.
Chẳng hạn, sau khi hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh trở thành một “siêu đô thị” tầm cỡ trong khu vực ASEAN và có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước, với diện tích hơn 6.700 km², dân số gần 14 triệu người, GRDP hơn 2,7 triệu tỷ đồng.
Không chỉ giúp mở rộng quy mô, các tỉnh thành mới còn tích hợp được nhiều dạng địa hình và lợi thế phát triển. TP. Hồ Chí Minh (mới) theo đó sẽ sở hữu thế mạnh kinh tế tổng hợp, gồm kinh tế đô thị (TP. Hồ Chí Minh cũ); công nghiệp, FDI (Bình Dương) và dịch vụ cảng biển, logistics và du lịch (Bà Rịa Vũng Tàu).
Bên cạnh đó, sự kết hợp các đặc trưng vùng như biển, đồng bằng và miền núi cũng giúp các tỉnh tăng cường liên kết kinh tế – xã hội toàn diện. Hà Nam khi hợp nhất với Nam Định và Ninh Bình sẽ hình thành một cực kinh tế lớn phía Bắc với các trụ cột công nghiệp, du lịch và đô thị.
Hay việc hợp nhất Đà Nẵng và Quảng Nam cũng sẽ giúp mở rộng không gian phát triển cho đô thị & công nghiệp – dịch vụ của TP. Đà Nẵng, qua đó giúp khai thác tốt cơ chế đặc thù và việc thành lập Khu thương mại tự do.
Theo VCBS, với diện tích, dân số và nguồn lực dồi dào, các chính quyền địa phương hiện có thể thoải mái quy hoạch các vùng phát triển kinh tế và hệ thống giao thông trải dài trên diện tích lớn, giảm rủi ro không đấu nối tại địa bàn khác như trước đây. Điều này đặc biệt có ý nghĩa cho các dự án công nghiệp lớn, thường yêu cầu một hệ thống logistics đồng bộ, kết nối thuận tiện đến nguồn nguyên liệu đầu vào, lao động và các hạ tầng cảng biển, sân bay lớn.
Bên cạnh đó, việc sáp nhập các tỉnh thành có thể gia tăng đáng kể hiệu quả phân bổ vốn và quản lý ngân sách khi nguồn lực được tập trung hơn. Điều này có thể khắc phục được tình trạng trước đây một số địa phương chịu hạn chế về quy mô dân số, kinh tế và nguồn lực ngân sách nên khó khăn trong hiện thực tầm nhìn phát triển do phụ thuộc vào nguồn bổ sung từ ngân sách trung ương.
Ông Michael Kokalari, Giám đốc Phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường của VinaCapital cho rằng, việc tái cấu trúc bộ máy chính quyền đang diễn ra hiện nay là một phần trong chuỗi hành động mạnh mẽ nhằm giúp Việt Nam thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình".
Theo ông Michael Kokalari, những nỗ lực này tập trung vào việc nâng cao giá trị của đô thị, cải thiện quy hoạch vùng nhằm phát triển hạ tầng và giảm thiểu sự cồng kềnh của bộ máy hành chính; trong đó, việc tích hợp chuyển đổi số trong dịch vụ công và thúc đẩy thực thi đồng bộ là then chốt quyết định sự thành công của cuộc cải cách này.
Các chuyên gia của Công ty cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating) đánh giá, việc cơ cấu hành chính tinh gọn và những chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ sẽ là động lực đẩy nhanh các dự án cơ sở hạ tầng và duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững hơn.
Theo ông Nguyễn Đình Duy, Giám đốc – Chuyên gia phân tích cao cấp tại VIS Rating, việc hợp nhất hành chính cấp tỉnh sẽ giúp tinh gọn quy trình ra quyết định và nâng cao hiệu quả phân bổ ngân sách. Ở cấp trung ương, yêu cầu cắt giảm 30% thủ tục hành chính cũng sẽ hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ triển khai chính sách và tháo gỡ rào cản pháp lý cho nhiều ngành kinh tế.
“Những cải cách hành chính quan trọng đang được thực hiện như tinh giản bộ máy Chính phủ, sáp nhập các đơn vị cấp tỉnh và đơn giản hóa thủ tục hành chính đang giúp khơi thông nguồn lực và tháo gỡ các điểm nghẽn cho khu vực tư nhân”, ông Duy nhận định.
Đặc biệt, mới đây, Bộ Chính trị cũng đã ban hành 4 Nghị quyết đột phá báo hiệu một sự chuyển hướng chiến lược trong dài hạn — đẩy mạnh khu vực kinh tế tư nhân, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp xanh và công nghệ cao, củng cố thể chế pháp lý.
VIS Rating cho rằng, với việc Chính phủ đẩy mạnh kế hoạch tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng trong nửa cuối năm, môi trường kinh doanh trong nước sẽ có nhiều hỗ trợ tích cực và quá trình đổi mới sẽ diễn ra thuận lợi hơn, từ đó củng cố niềm tin của nhà đầu tư. Đồng thời, kỳ vọng điều kiện tín nhiệm tại Việt Nam sẽ duy trì ổn định trong nửa cuối năm 2025, nhờ chính sách tài khóa chủ động và các cải cách thể chế tích cực, giảm bớt tác động từ những bất ổn trên thế giới.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước dự lễ công bố các Nghị quyết, quyết định về sáp nhập đơn vị hành chính
11:00' - 30/06/2025
Sáng 30/6, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã dự lễ công bố các Nghị quyết, quyết định về sáp nhập đơn vị hành chính tại các địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Danh sách Bí thư các tỉnh, thành mới sau sáp nhập
10:37' - 30/06/2025
Danh sách các Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành mới sau sáp nhập do Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định.
-
Kinh tế Việt Nam
Danh sách Chủ tịch Hội đồng nhân dân 23 tỉnh, thành phố mới sau sáp nhập
10:25' - 30/06/2025
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu danh sách 23 Chủ tịch Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố mới sau sáp nhập.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương về sáp nhập đơn vị hành chính
09:20' - 30/06/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu triển khai mô hình mới
21:20' - 01/07/2025
Chiều 1/7, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Cục Hải quan cho biết, nhờ đã triển khai mô hình tổ chức mới từ ngày 1/3 nên đến thời điểm hiện tại, ngành hải quan cơ bản đã vận hành thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phân cấp quy hoạch để phát huy tối đa nguồn lực
20:00' - 01/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Thể chế tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
18:49' - 01/07/2025
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức - bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư khu bến container Lạch Huyện
16:05' - 01/07/2025
Bộ Tài chính đã hoàn thành thẩm định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng các bến cảng container số 9, 10, 11 và 12 thuộc khu bến Lạch Huyện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Thọ Xuân lắp rào chắn ngăn ngừa tiếp cận trái phép, vật ngoại lai
15:59' - 01/07/2025
Dự kiến lượng hành khách tăng vào giai đoạn cao điểm Hè 2025 và các hãng hàng không lên kế hoạch tăng tần suất và mở thêm các đường bay đi và đến Cảng hàng không Thọ Xuân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc
15:59' - 01/07/2025
VEC tiếp tục kéo dài chính sách giảm thuế VAT ở mức 8% đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc hiện đang quản lý khai thác (giữ nguyên mức thu hiện nay).
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng công nghệ tiên tiến vào tất cả các khâu của tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
15:59' - 01/07/2025
Cuộc điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về nông thôn và nông lâm thủy sản phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu; làm dàn chọn mẫu cho một số cuộc điều tra định kỳ hằng năm...
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường rộng mở từ cú hích chuyển đổi số
15:27' - 01/07/2025
Bộ Công Thương sẽ tập trung đầu tư chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, qua đó tăng truyền thông, quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng chạy tàu phục vụ người đi làm giữa Đông Hà - Đồng Hới
14:35' - 01/07/2025
Dừng chạy tàu cho người đi làm giữa chặng Đông Hà - Đồng Hới (tỉnh Quảng Trị) do lượng người đăng ký không đủ để tổ chức chạy tàu.