Việt Nam và HĐBA: Nhiệm kỳ đáp trọn lòng tin của bạn bè quốc tế
Việt Nam chính thức hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) 2020-2021 với lễ hạ cờ được tổ chức nhanh gọn vào trưa 31/12 (giờ địa phương) tại trụ sở LHQ.
Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 với sự lây lan nhanh chóng của biến thể mới Omicron khiến đại diện các nước thành viên LHQ không thể trực tiếp tham dự buổi lễ, nhưng sự ủng hộ, tin tưởng và đồng hành của các nước dành cho Việt Nam trong suốt hai năm qua là những lời chúc mừng và sự ghi nhận giá trị nhất.
Nhìn lại chặng đường hai năm hoạt động không mệt mỏi tại HĐBA, trong bối cảnh đại dịch hoành hành với các cuộc xung đột bạo lực xảy ra ở nhiều nơi, Việt Nam có thể tự hào đã đóng góp một phần không nhỏ vào nỗ lực chung xây dựng và gìn giữ hòa bình trên toàn cầu, không phụ lòng tin của cộng đồng quốc tế đã bầu cho Việt Nam vào cơ quan quyền lực nhất của LHQ với số phiếu gần như tuyệt đối 192/193 hồi tháng 6/2019.
Được tin tưởng như vậy cũng chính là áp lực không hề nhỏ đối với Việt Nam dù Việt Nam đã có một nhiệm kỳ ủy viên không thường trực HĐBA đầu tiên rất thành công vào năm 2008-2009.
Đại sứ Barbara Woodward, Trưởng phái đoàn thường trực Vương quốc Anh tại LHQ, nhận định những đóng góp của Việt Nam trong hai năm qua tại HĐBA hết sức có giá trị bởi Việt Nam phải trực tiếp tham gia giải quyết nhiều vấn đề quan trọng, nhưng không phải lúc nào cũng dễ nhìn thấy ở bề nổi, ví dụ như vấn đề vai trò của phụ nữ đối với hòa bình và an ninh, bảo vệ dân thường trong xung đột, hay hành động giải quyết vấn đề bom mìn.
Tất cả những vấn đề này đều rất quan trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới. Bà cho rằng nếu không có Việt Nam thúc đẩy những vấn đề này, rất có thể HĐBA lại đi chệch hướng trong việc nhìn nhận và giải quyết những vấn đề cấp thiết như thế.
Bà cũng khẳng định Việt Nam và các nước ủy viên không thường trực HĐBA đã tích cực cùng soạn thảo nghị quyết, cùng chia sẻ gánh nặng trách nhiệm công việc với các nước ủy viên thường trực. Chính vì vậy, từng nước trong HĐBA đã phát huy được tiếng nói riêng, đóng góp vào sức mạnh chung của HĐBA.
Đại sứ T.S Tirumurti, Trưởng phái đoàn thường trực Ấn Độ tại LHQ, đánh giá Việt Nam đã đóng vai trò rất tích cực trong HĐBA, đặc biệt trong hai tháng đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐBA. Việt Nam đã thúc đẩy được các vấn đề quan trọng như bảo vệ cơ sở hạ tầng trong xung đột, vấn đề bom mìn, hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực.
Ông cho rằng Việt Nam, với tư cách thành viên ASEAN, đã đóng góp quan điểm mang tính khu vực hết sức quan trọng tại các phiên thảo luận của HĐBA, nhất là trong vấn đề Myanmar. Ông cho rằng các nước ủy viên không thường trực HĐBA như Ấn Độ hay Việt Nam luôn nỗ lực đóng vai trò làm cầu nối để các nước ủy viên thường trực giảm bớt bất đồng, tìm được tiếng nói chung;
Đồng thời cũng hợp tác với các nước ủy viên thường trực thật tốt để tạo được sự đối trọng cân bằng, từ đó đưa ra được quan điểm, góc nhìn của khu vực mà mình đại diện vào các nghị quyết của HĐBA LHQ.
Trong khi đó, Đại sứ Enrique A. Manalo, Trưởng phái đoàn Phillipines tại LHQ, đánh giá việc Việt Nam trúng cử và sau đó đảm nhiệm vị trí ủy viên không thường trực HĐBA hai năm qua không chỉ là một bước phát triển mạnh mẽ đối với riêng Việt Nam mà còn đối với cả cộng đồng ASEAN.
Năm 2020, khi hiệp hội ASEAN có cả Việt Nam và Indonesia cùng là ủy viên không thường trực thì vị thế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được nâng tầm lên rất nhiều, ASEAN đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc góp phần giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế.
Ông nhận định Việt Nam - với vai trò ủy viên không thường trực HĐBA, nhất là khi làm Chủ tịch luân phiên HĐBA - đã thực sự mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng các nước ASEAN, đồng thời đóng góp không nhỏ giúp thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa LHQ và ASEAN. Ông khẳng định Việt Nam đã gây dựng được tầm ảnh hưởng thực sự khi HĐBA thảo luận các vấn đề quốc tế, nhất là các vấn đề của khu vực châu Á.
Với vai trò làm cầu nối để truyền tải quan điểm, tiếng nói của các nước ASEAN trong vấn đề Myanmar và nhiều vấn đề khác tới HĐBA, Việt Nam đã nâng vị thế của chính mình lên một tầm cao mới.
Đại sứ Abdou Abarry - Trưởng phái đoàn thường trực Niger tại LHQ, nước Chủ tịch HĐBA tháng 12/2021 - cho biết các nước châu Phi trong HĐBA rất cảm ơn sự hỗ trợ và ủng hộ của Việt Nam khi HĐBA thảo luận và đưa ra các quyết sách liên quan tới các vấn đề của châu Phi.
Ông cũng đánh giá cao Việt Nam đã luôn có tiếng nói mạnh mẽ tại HĐBA trong những vấn đề mang tính cấp thiết như khủng hoảng nhân đạo, tình trạng nước biển dâng hay xung đột mới nổi. Ông bày tỏ rất ấn tượng về những gì Việt Nam đã làm được ngay trong tháng đầu tiên tham gia HĐBA, khi Việt Nam ngay lập tức phải đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐBA.
Phó Tổng Thư ký LHQ Jean- Pierre Lacroix, người đứng đầu các hoạt động hòa bình của LHQ, cũng dành nhiều lời khen ngợi cho Việt Nam bởi những đóng góp của Việt Nam kể từ khi tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ vào năm 2014, đặc biệt là những nỗ lực trong suốt hai năm qua khi Việt Nam làm ủy viên không thường trực HĐBA.
Ông đánh giá cao tính hiệu quả của việc Việt Nam tham gia cung cấp bệnh viện dã chiến cấp 2 ở Nam Sudan bởi đây chính là năng lực mà LHQ cần có và cần các nước thành viên LHQ đóng góp, đặc biệt ở những khu vực xung đột nguy hiểm. Phó Tổng thư ký tin tưởng Việt Nam có đủ năng lực để tham gia mạnh mẽ hơn nữa vào công tác gìn giữ hòa bình của LHQ trong những năm tới.
Có thể thấy, hai năm qua, Việt Nam đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến, sáng kiến vào cơ chế quyền lực nhất về an ninh, hòa bình, hiện thực hóa hơn nữa chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hóa quan hệ quốc tế và hội nhập chủ động của Đảng và Nhà nước ta.
Với việc hoàn thành xuất sắc nhiệm thứ hai ủy viên không thường trực HĐBA LHQ 2020-2021, Việt Nam đã đáp ứng kỳ vọng của bạn bè quốc tế vốn luôn ủng hộ và tin tưởng. Thành công của Việt Nam trong nhiệm kỳ này một lần nữa làm sâu sắc thêm tình cảm và sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam, qua đó nâng cao hơn nữa hình ảnh và vị thế của nước ta trong mắt bạn bè quốc tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Bỉ tiếp tục rộng mở hợp tác trong nhiều lĩnh vực
21:20' - 30/12/2021
Năm 2020, dù chịu tác động của đại dịch, kim ngạch thương mại song phương vẫn tăng 6,4%, đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam vào Bỉ tăng mạnh.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao môi trường đầu tư Việt Nam
16:27' - 30/12/2021
Các doanh nghiệp tại khu vực Hokuriku của Nhật Bản đánh giá rất cao môi trường đầu tư Việt Nam và kỳ vọng vào triển vọng hợp tác giữa khu vực này và Việt Nam trong tương lai.
-
Kinh tế Việt Nam
Dấu ấn Việt Nam năng động và hiệu quả tại diễn đàn LHQ
08:49' - 30/12/2021
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres nhận định Việt Nam khi làm Chủ tịch HĐBA đã thể hiện sự khéo léo, vai trò trung gian, cầu nối trong hỗ trợ giải quyết bất động, tạo không khí hòa dịu giữa các nước lớn
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chấp thuận chủ trương đầu tư 4 bến cảng Lạch Huyện với tổng số vốn 24.846 tỷ đồng
13:56'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 1497/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng bến cảng số 9, số 10, số 11 và số 12 - Khu bến Lạch Huyện, Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng loạt triển khai giải phóng mặt bằng xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
12:58'
Sáng 9/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt chủ trì Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao nhất từ năm 2020 đến nay
12:57'
Cục Thống kê nhận định sản xuất công nghiệp Việt Nam về cơ bản sẽ tiếp đà tăng trưởng trong nửa cuối năm 2025, dù phải đối phó với nhiều thách thức và chi phí toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác tối đa dư địa cho tăng trưởng
12:14'
Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8%, 6 tháng cuối năm, các địa phương cần khai thác tối đa các dư địa tăng trưởng, thực hiện đồng bộ, linh hoạt và kịp thời các giải pháp, chính sách phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Phiên họp thứ 3 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt
10:11'
Thủ tướng cho rằng, vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trên hành lang kinh tế Bắc-Nam, các hành lang vận tải tính của Đông Tây và vận tải hành khách tại các đô thị lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đóng vai trò cửa ngõ cho Brazil tiếp cận thị trường châu Á
08:39'
Với 16 hiệp định thương mại tự do đang thực thi, Việt Nam đóng vai trò cửa ngõ cho Brazil tiếp cận thị trường châu Á.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất các giải pháp giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững
21:21' - 08/07/2025
Chiều 8/7, Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) đã đề xuất các giải pháp chiến lược và thực tiễn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong bối cảnh mới.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ: Nhiều điểm nhấn trong thương mại song phương
21:10' - 08/07/2025
Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ đã mở ra một chương mới, mang ý nghĩa lịch sử trong quan hệ hai nước, nhất là khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu chưa đảm bảo tiến độ cầu vượt ngang
20:12' - 08/07/2025
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu mặc dù đã được thông xe kỹ thuật vào ngày 19/4/2025 nhưng cho đến nay vẫn còn 2 cầu vượt ngang chưa đảm bảo tiến độ.