Việt Nam và Italy đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 6 tỷ USD
Nhân dịp Chủ tịch nước Trần Đại Quang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Italy từ ngày 21 đến 24/11/2016, thăm Tòa thánh Vatican ngày 23/11/2016, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm này. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.
Hỏi: Xin Thứ trưởng cho biết về ý nghĩa và những kết quả nổi bật của chuyến thăm cấp Nhà nước tới Italy?
Trả lời: Chuyến thăm thăm cấp Nhà nước tới Italy trong các ngày 21-24/11/2016 của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân diễn ra trong bối cảnh quan hệ hợp tác Việt Nam - Italy đang phát triển thuận lợi. Đây cũng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng để triển khai chính sách đối ngoại đã được Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra, nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ với các đối tác lớn, quan trọng, trong đó có Liên minh châu Âu (EU) mà Italy là một thành viên tích cực. Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, thể hiện quyết tâm chính trị lớn từ hai phía đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Italy đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam được lãnh đạo Italy đón tiếp rất trọng thị, thân tình với các nghi lễ cao nhất dành cho chuyến thăm cấp Nhà nước. Các cuộc hội đàm, gặp gỡ với lãnh đạo cấp cao và lãnh đạo địa phương, đại diện các đảng cánh tả diễn ra trong không khí hữu nghị, cởi mở, tin cậy lẫn nhau.
Một số kết quả nổi bật của chuyến thăm, đó là: Thứ nhất, hai bên đã khẳng định tiếp tục duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cơ chế hợp tác hiện có giữa các bộ, ngành như đối thoại cấp thứ trưởng Ngoại giao, thứ trưởng Quốc phòng, tích cực thực hiện Kế hoạch hành động triển khai quan hệ đối tác chiến lược giai đoạn 2017-2018 cũng như các chương trình hợp tác được ký nhân dịp này; nâng cao hiệu quả hợp tác theo các kênh Đảng, Quốc hội và giữa các địa phương hai nước. Hai bên nâng cao nhận thức chung về vị thế và vai trò của mỗi nước tại mỗi khu vực, khẳng định tiếp tục ủng hộ nhau, phối hợp chặt chẽ tại các cơ chế và diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, ASEM, ASEAN - EU; đặc biệt là Italy ủng hộ Việt Nam trong quan hệ với EU, thúc đẩy để sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và EU (EVFTA).
Thứ hai, hợp tác kinh tế giữa hai nước đã được Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các lãnh đạo Italy trao đổi sâu. Trong lĩnh vực hợp tác phát triển, ngoài các định hướng về đào tạo nghề, môi trường, quản lý nguồn nước, cảnh báo lũ, hai bên nhất trí ưu tiên các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu. Hai nước đặt mục tiêu phấn đấu đưa kim ngạch trao đổi thương mại từ mức 4,3 tỷ USD hiện nay lên 6 tỷ USD vào năm 2017-2018, đồng thời sẽ thúc đẩy mạnh hơn nữa kết nối và hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực Italy có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như chế tạo máy, dệt may, da giày, chế biến gỗ, năng lượng, chế biến thực phẩm.
Diễn đàn doanh nghiệp đã thu hút được sự tham gia của gần 300 đại diện doanh nghiệp Italy, thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng của cộng đồng doanh nghiệp nước này với Việt Nam. Bản ghi nhớ giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với Liên đoàn Giới chủ Italy cùng nhiều thỏa thuận kinh doanh của doanh nghiệp hai nước cũng đã được ký kết.
Thứ ba, khoa học - công nghệ được đánh giá là điểm sáng trong quan hệ hai nước. Hai bên nhất trí phát huy các kết quả hết sức tích cực, phối hợp triển khai Chương trình hợp tác khoa học - công nghệ giai đoạn 2017-2019 và thỏa thuận hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Italy, và sẽ coi đây là ưu tiên hợp tác trong thời gian tới.
Thứ tư, hai bên đã thống nhất tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng thông qua việc chia sẻ thông tin trong các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đấu tranh chống tội phạm, đào tạo phòng không - không quân…
Thứ năm, nền tảng quan hệ hữu nghị Việt Nam - Italy đã có bề dày truyền thống, được các thế hệ hai nước thường xuyên vun đắp trong suốt nhiều thập kỷ qua. Cuộc trao đổi giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang với những người bạn, người đồng chí của các đảng cánh tả đã diễn ra trong bầu không khí thân tình, tăng cường sự gắn bó giữa nhân dân hai nước.
Thứ sáu, cộng đồng người Việt Nam (khoảng 4000 người) tại Italy tuy không phải là cộng đồng lớn nhưng bà con luôn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, hướng về cội nguồn quê hương, đất nước. Trong cuộc gặp, bà con đã rất vui mừng và xúc động trước sự quan tâm của Đảng và Nhà nước dành cho cộng đồng người Việt Nam tại Italy, thể hiện qua buổi gặp gỡ đầm ấm tổ chức ngay trước khi bắt đầu các hoạt động chính thức.
Hỏi: Xin Thứ trưởng cho biết kết quả cuộc gặp của Chủ tịch nước Trần Đại Quang với Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Pietro Parolin nhân chuyến thăm Tòa thánh Vatican lần này.
Trả lời: Chuyến thăm Vatican gặp gỡ Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Parolin là sự kiện mang nhiều ý nghĩa trong chuyến đi lần này. Chủ tịch nước Trần Đại Quang hài lòng ghi nhận các tiến triển đáng khích lệ gần đây trong quan hệ hai bên, thể hiện qua các tiếp xúc cấp cao, họp cơ chế Nhóm Công tác hỗn hợp và Đặc phái viên không thường trú hoạt động tại Việt Nam.
Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Parolin bày tỏ vui mừng và hoan nghênh chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, cho đây là dịp tốt để hai bên tăng cường hiểu biết lẫn nhau, qua đó thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican. Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Parolin đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; hoan nghênh việc Việt Nam không ngừng hoàn thiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người; hài lòng với đời sống sinh hoạt Công giáo sôi động tại Việt Nam.
Hai bên nhất trí Giáo hội Công giáo Việt Nam cần thực hiện tốt hơn nữa đường hướng “Sống Phúc âm trong lòng dân tộc”, “giáo dân tốt phải là công dân tốt”, “người Công giáo Việt Nam phải là người yêu nước” và mong muốn Giáo hội Công giáo Việt Nam tham gia đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước cũng như hoạt động trong khuôn khổ pháp luật./.
- Từ khóa :
- EVFTA
- Italy
- Việt Nam
- Chủ tịch nước trần đại quang
Tin liên quan
-
DN cần biết
Cam kết TPP và EVFTA về sở hữu trí tuệ: Cơ hội thay đổi cho Việt Nam
16:13' - 25/11/2016
Đảm bảo cam kết trong các hiệp định tự do đã ký kết, việc rà soát pháp luật theo tiêu chuẩn quốc tế cần tiếp tục triển khai cho phù hợp và có lợi đối với Việt Nam
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định EVFTA: Cơ hội cho cả Việt Nam và EU
07:39' - 20/11/2016
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) kết thúc đàm phán song phương hồi tháng 12/2015 và đặt mục tiêu hoàn tất thủ tục phê chuẩn để năm 2018 có hiệu lực.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam mong muốn Anh sớm phê chuẩn EVFTA
12:15' - 02/06/2016
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng bày tỏ mong muốn các nghị sĩ Anh ủng hộ để Anh sớm phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đầu tư thỏa đáng cho công tác xây dựng pháp luật
19:06'
Chiều 2/2, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 01/2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao quyết định bổ nhiệm ông Đặng Văn Dũng giữ chức Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương
18:02'
Chiều 2/2, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng kỷ luật lãnh đạo và nguyên lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên
16:20'
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành các Quyết định kỷ luật: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Lê Quang Tiến và 4 nguyên lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động xử lý nhà thầu yếu tại các dự án giao thông
15:59'
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu các ban quản lý dự án phải chủ động, kiên quyết xử lý, thay thế các nhà thầu vi phạm tiến độ, chất lương hợp đồng, đặc biệt là các dự án đường cao tốc Bắc - Nam
-
Kinh tế Việt Nam
Tỷ lệ chuyến bay đúng giờ tháng đầu năm 2023 đạt trên 95%
15:41'
Trong tháng 1/2023 (thời điểm cụ thể tính từ ngày 19/12/2022 đến 18/1/2023), các hãng hàng không Việt Nam đã khai thác 29.416 chuyến bay.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên Giang dành hơn 6.230 tỷ đồng cho đầu tư công năm 2023
15:29'
Năm 2023, tổng vốn đầu tư công của tỉnh Kiên Giang là hơn 6.231 tỷ đồng, tăng trên 1.100 tỷ đồng so với năm 2022. Trong tháng đầu năm 2023, tỉnh đã giải ngân 212 tỷ đồng, tăng 2,66% so với cùng kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tín hiệu vui từ giao thương hàng hóa đầu năm tại các cửa khẩu Lạng Sơn
15:27'
Thời điểm đầu tháng 2/2023, tỉnh Lạng Sơn có 5 cửa khẩu diễn ra hoạt động giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục ưu tiên giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
13:47'
Sáng 2/2, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 1/2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước
11:09'
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 1/2023 ước đạt 27.000 tỷ đồng, bao gồm: vốn đầu tư thực hiện do Trung ương quản lý đạt 4,2 nghìn tỷ đồng, bằng 3,1% kế hoạch năm...