Việt Nam và Thái Lan bắt tay xây dựng Cộng đồng ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tiến tới việc hình thành một cộng đồng thống nhất - Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12/2015 với khẩu hiệu “Một tầm nhìn, Một bản sắc, Một cộng đồng”. Đây là dấu mốc mới, có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử hình thành và phát triển của Hiệp hội.
Nhân dịp này, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam Panyarak Poolthup. Sau đây là nội dung phỏng vấn:
* Phóng viên: Thái Lan là một trong 5 quốc gia gia nhập ASEAN sớm nhất, theo Đại sứ, các nước ASEAN cần phải làm gì để trở thành một cộng đồng hành động và liên kết các dân tộc trong khu vực? * Đại sứ Panyarak Poolthup: Thái Lan là một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tôi cho rằng sự hình thành của Cộng đồng ASEAN (AC) vào cuối năm nay sẽ đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của ASEAN. Cộng đồng ASEAN thực sự hướng tới người dân, với người dân là trung tâm trong tất cả các lĩnh vực chính trị và hợp tác an ninh, tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa – xã hội. Những điều này sẽ đảm bảo an ninh và thịnh vượng cho khu vực, đồng thời sẽ mang lại lợi ích cho mọi người. Vì lẽ đó, để đạt được một cộng đồng với chính trị gắn kết, hội nhập kinh tế, và xã hội có trách nhiệm, nhằm giành những lợi thế từ những cơ hội hiện tại và trong tương lai, cũng như ứng phó có hiệu quả với những thách thức của khu vực và quốc tế, tôi tin rằng việc nhanh chóng thực thi Hiến chương ASEAN và tất cả những kế hoạch chi tiết của cộng đồng là cần thiết cho thành công của việc thành lập Cộng đồng ASEAN. Một ưu tiên quan trọng khác là việc tăng cường sự hiểu biết về ASEAN cho người dân và cộng đồng để người dân tự hào khi thuộc về ASEAN. Hơn nữa, việc xây dựng một ASEAN thống nhất dưới khẩu hiệu “Một tầm nhìn, Một bản sắc, Một cộng đồng” sẽ tạo ra một cộng đồng mà người dân năng động và có tính cạnh tranh. * Phóng viên: Đại sứ đánh giá thế nào về sự hợp tác giữa Thái Lan và Việt Nam trong ASEAN, giai đoạn trước đây, đặc biệt là sau khi Cộng đồng ASEAN được hình thành vào cuối năm nay? * Đại sứ Panyarak Poolthup: Như các bạn đã biết, trong chuyến thăm chính thức Thái Lan trong năm 2013 của đồng chí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên mức đối tác chiến lược. Tại chuyến thăm này, các nhà lãnh đạo hai nước đã đồng ý thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trên các lĩnh vực như hợp tác chính trị, hợp tác về an ninh quốc phòng, hợp tác về kinh tế, văn hóa xã hội, giao lưu nhân dân và các vấn đề mà hai bên cùng có lợi, cũng như hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Sau đó, Thái Lan và Việt Nam cũng đã ký kế hoạch hành động triển khai mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên giai đoạn 2014-2018. Với những thỏa thuận nói trên, Việt Nam và Thái Lan đã tạo ra một bước tiến lớn thúc đẩy sự hợp tác trên tất cả các lĩnh vực trong khu vực và đa phương bao gồm cả ASEAN. Việt Nam và Thái Lan hợp tác chặt chẽ trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, thúc đẩy kết nối khu vực và bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN trong giải quyết các thách thức của khu vực. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi Việt Nam và Thái Lan đã đặt ra mục tiêu nâng thương mại song phương lên 20 tỷ USD vào năm 2020. * Phóng viên: Thưa Đại sứ trong năm 2015, Thái Lan sẽ tập trung vào các trọng tâm ưu tiên nào để trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy Cộng đồng ASEAN phát triển thực chất và đi vào chiều sâu? * Đại sứ Panyarak Poolthup: Với việc cộng đồng ASEAN đang trong quá trình hình thành, Thái Lan tin tưởng rằng không một quốc gia nào bị bỏ lại đằng sau và mọi quốc gia đều có quyền lợi trong cộng đồng ASEAN. Do đó, tầm nhìn ASEAN sau năm 2015 (2016-2025) và 3 kế hoạch tổng thể Cộng đồng ASEAN (bao gồm Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội) có ý nghĩa lớn lao trong việc phản ánh rõ ràng ý tưởng của chúng ta về một cộng đồng ASEAN sẽ gắn kết hơn nữa. Đối phó với những thách thức đang thay đổi trong khu vực, một ASEAN là trung tâm cần đóng vai trò then chốt. ASEAN cần phải có một tiếng nói chung và hành động có hiệu quả để đối phó với những thách thức đang nổi lên. Liên quan đến vấn đề Biển Đông, dù Thái Lan đã hoàn thành vai trò là quốc gia điều phối quan hệ giữa ASEAN-Trung Quốc trong 3 năm (2012-2015), Thái Lan sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên liên quan trong đó có Việt Nam để tăng cường an ninh và ổn định tại Biển Đông cũng như thúc đẩy an ninh và hợp tác hàng hải. * Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại sứ !./. Hồng Điệp (thực hiện)Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46'
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.