VIMC “bất ngờ” thi tuyển 2 phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – VIMC vừa “bất ngờ” thông báo tổ chức thi tuyển 2 vị trí giữ chức danh Phó Tổng giám đốc gồm: Phó Tổng giám đốc phụ trách cảng biển và dịch vụ hàng hải; Phó Tổng giám đốc phụ trách vận tải biển.
Đây là lần đầu tiên một tổng công ty lớn thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức tuyển chọn chức danh lãnh đạo doanh nghiệp thông qua thi tuyển.
Cụ thể, theo thông báo của VIMC, chức danh Phó Tổng giám đốc phụ trách cảng biển và dịch vụ hàng hải sẽ trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực sản xuất kinh doanh lĩnh vực cảng biển, dịch vụ hàng hải, logistics; xây dựng chiến lược phát triển lĩnh vực cảng biển và dịch vụ hàng hải; theo dõi việc triển khai thực hiện chiến lược và định kỳ rà soát, đề xuất điều chỉnh chiến lược phù hợp với từng giai đoạn phát triển; đánh giá khả năng tham gia, kết nối của các doanh nghiệp cảng biển và dịch vụ Hàng hải để đề xuất lựa chọn doanh nghiệp tham gia dịch vụ chuỗi.
Chức danh Phó Tổng giám đốc phụ trách vận tải biển sẽ trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của khối vận tải biển; xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh vận tải biển phù hợp với thị trường và định hướng phát triển của VIMC; đánh giá, đề xuất lựa chọn doanh nghiệp vận tải biển tham gia chuỗi cung ứng dịch vụ vận chuyển đa phương thức cho các khách hàng mục tiêu; nghiên cứu, đề xuất việc mở các tuyến vận tải của Tổng công ty ở trong nước và nước ngoài; phát triển thị trường của đội tàu biển đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển của Tổng công ty; kế hoạch đầu tư phát triển đội tàu của các doanh nghiệp vận tải biển.
Ngoài yêu cầu về năng lực, hiểu biết, phẩm chất, kỹ năng; ứng viên thi tuyển vào chức danh Phó Tổng giám đốc phụ trách cảng biển và dịch vụ hàng hải phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành trong lĩnh vực hàng hải (quản lý khai thác cảng biển, dịch vụ hàng hải); trong đó ít nhất 3 năm là quản lý cấp doanh nghiệp như:
Giám đốc công ty có quy mô vốn điều lệ tối thiểu 200 tỷ đồng (đối với lĩnh vực cảng biển), tối thiểu 100 tỷ đồng (đối với lĩnh vực dịch vụ hàng hải) thuộc các Tổng công ty, Tập đoàn lớn. Trong 3 năm kinh doanh, công ty có 1 năm gần nhất kinh doanh có lợi nhuận.
Với chức danh Phó Tổng giám đốc phụ trách vận tải biển, ứng viên phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành trong lĩnh vực hàng hải (quản lý khai thác vận tải biển), trong đó ít nhất 3 năm là quản lý cấp doanh nghiệp như: Giám đốc công ty có quy mô vốn điều lệ tối thiểu 100 tỷ đồng thuộc các Tổng công ty, Tập đoàn lớn. Trong 3 năm kinh doanh, công ty có 1 năm gần nhất kinh doanh có lợi nhuận.Cả 2 chức danh thi tuyển đều yêu cầu ứng viên phải tốt nghiệp đại học trở lên; có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty; tốt nghiệp lý luận chính trị trung cấp trở lên (ưu tiên) đối với các ứng viên không thuộc Tổng công ty; đối với các ứng viên thuộc Tổng công ty phải đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định số 02-QĐ/ĐUK ngày 7/9/2021 của Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương là đạt trình độ Cử nhân hoặc Cao cấp lý luận chính trị; trình độ B trở lên một trong các ngoại ngữ thông dụng (Anh, Nhật, Pháp…)
Bên cạnh đó, ứng viên phải được quy hoạch chức danh bổ nhiệm (đối với nguồn nhân sự tại Tổng công ty); phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác trọn một nhiệm kỳ của chức danh quản lý, tính từ khi thực hiện quy trình thi tuyển…
Các ứng viên trúng tuyển sẽ được hưởng lương theo quy chế trả lương, thưởng đối với người quản lý của VIMC và theo thỏa thuận.VIMC cho biết là thời gian nhận hồ sơ là từ 8h00 ngày 1/4/2022 đến 17h00 ngày 29/4/2022. Thời gian và hình thức thi tuyển sẽ được VIMC thông báo cụ thể tới ứng viên sau khi nộp hồ sơ dự tuyển.
VIMC là doanh nghiệp kinh doanh cảng biển và vận tải biển lớn nhất Việt Nam, có số vốn điều lệ 12.005,8 tỷ đồng; trong đó cổ đông Nhà nước (Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp) nắm 76,05% vốn điều lệ.
Năm 2021, VIMC đạt 13.251 tỷ đồng doanh thu thuần và 2.941 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Ban Tổng giám đốc của VIMC gồm 3 thành viên; trong đó có 1 Tổng giám đốc và 2 Phó Tổng giám đốc.
Trong quý I/2022, tình hình sản xuất của VIMC vẫn duy trì tăng trưởng cao, đặc biệt là khối cảng biển. Hiện VIMC đang quản lý một loạt các cảng biển lớn trên toàn quốc như: Cảng Hải Phòng, Cảng Sài Gòn, Cảng Đà Nẵng, Cảng Quy Nhơn, Cảng Cam Ranh… Trong khi đó, trong lĩnh vực vận tải biển tại Việt Nam, VIMC cũng là đang là doanh nghiệp có đội tàu có tổng tải trọng lớn nhất…/.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Nghiên cứu siêu dự án cảng trung chuyển container quốc tế Cần Giờ
18:11' - 24/03/2022
Theo lãnh đạo VIMC, trong hoạt động khai thác cảng biển, dịch vụ trung chuyển container quốc tế từ lâu đã trở thành chiến lược cạnh tranh quốc tế tại các quốc gia có biển.
-
Kinh tế Việt Nam
Cảng Quy Nhơn với chiến lược đầu tư cốt lõi
08:20' - 17/03/2022
Cảng Quy Nhơn (mã CK: QNP) là một trong số ít cảng biển trong cả nước có hiệu quả khai thác cầu bến cao.
-
Doanh nghiệp
Cảng biển Hải Phòng hướng tới mục tiêu đón 100 triệu tấn hàng
07:42' - 02/03/2022
Lượng hàng qua cảng khu vực Hải Phòng liên tục giữ tăng trưởng cao. Sự phát triển này có đóng góp không nhỏ của Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng – thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – VIMC.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
AmCham vinh danh 35 doanh nghiệp thành viên nhận giải thưởng CSR2024
22:04' - 04/12/2024
35 doanh nghiệp được vinh danh và nhận giải thưởng CSR 2024 của AmCham là những đại diện tiêu biểu
-
Doanh nghiệp
Thêm một đại gia công nghệ tìm đến nguồn cung điện hạt nhân
17:42' - 04/12/2024
Công ty cho biết đang tìm kiếm các đề xuất từ các nhà phát triển điện hạt nhân để giúp đạt được các mục tiêu của mình về trí tuệ nhân tạo (AI) và bảo vệ môi trường.
-
Doanh nghiệp
Thông tư 10/2024/TT-BXD có hiệu lực từ 16/12: Tạo sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp
17:27' - 04/12/2024
Thông tư 10/2024/TT-BXD về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 16/12.
-
Doanh nghiệp
Ngành cao su Việt Nam chủ động thích ứng với quy định chống phá rừng của châu Âu
17:07' - 04/12/2024
rong các nhóm mặt hàng chịu sự điều chỉnh của quy định chống phá rừng, Việt Nam có 3 nhóm hàng bị tác động chính, đó là sản phẩm từ gỗ, cao su và cà phê.
-
Doanh nghiệp
PVFCCo đồng hành thiết thực cùng nhà nông với chương trình “Bác sĩ nông học”
16:28' - 04/12/2024
Chương trình "Bác sĩ nông học" được PVFCCo duy trì từ năm 2016 đến nay đã mang lại các lợi ích cho nhà nông, đồng thời góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững, hiện đại và hội nhập quốc tế.
-
Doanh nghiệp
Exxon Mobil muốn thoái vốn các trạm xăng ở Singapore
18:35' - 03/12/2024
Tập đoàn dầu mỏ lớn của Mỹ Exxon Mobil Corp đang cân nhắc việc bán các trạm xăng ở Singapore, một thỏa thuận có thể huy động được khoảng 1 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Airbus, Thales và Leonardo muốn thành lập liên doanh mới về vũ trụ
18:34' - 03/12/2024
Airbus, Thales và Leonardo – 3 “gã khổng lồ” về hàng không vũ trụ ở châu Âu đang muốn thành lập một công ty liên doanh mới về vũ trụ, nhằm cạnh tranh với công ty vũ trụ tư nhân SpaceX.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines ký kết hợp tác toàn diện với tỉnh Lạng Sơn
11:41' - 03/12/2024
Với vai trò là Hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines tiếp tục khẳng định cam kết đồng hành cùng các địa phương trên cả nước để phát triển du lịch, thương mại và giao thương quốc tế.
-
Doanh nghiệp
Lòng tin của doanh nghiệp Anh giảm sâu nhất kể từ đại dịch COVID-19
09:23' - 03/12/2024
Tâm lý lạc quan của các doanh nghiệp Anh đã giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ đại dịch COVID-19, sau khi Bộ trưởng Tài chính công bố kế hoạch tăng thuế đóng góp cho ngân sách mới nhất vào ngày 30/10.