Vissan vẫn đảm bảo cung ứng thực phẩm tươi sống tại Tp. Hồ Chí Minh
Thông tin này đã góp phần bình ổn thị trường và giúp người dân thành phố an tâm về nguồn cung lương thực, thực phẩm trên địa bàn trong những ngày tới.
Cụ thể, trong thời gian vừa qua, thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và biện pháp phòng chống dịch COVID-19 của UBND Tp. Hồ Chí Minh, Vissan đã tiến hành phương châm “3 tại chỗ” để hoàn thành mục tiêu kép, vừa sản xuất, vừa phòng chống dịch từ ngày 28/6 đến nay. Song song đó, Vissan tổ chức xét nghiệm định kỳ hàng tuần và đã tiêm vaccine cho người lao động. Thống kê, từ ngày 19 - 27/7, Vissan đã tổ chức thực hiện 10 lượt xét nghiệm cho người lao động; qua đó, phát hiện 43 ca nhiễm COVID-19 (ca F0). Các ca nhiễm COVID-19 tập trung chủ yếu tại những bộ phận như: thu mua và cung ứng; tiếp nhận nguồn lợn hơi...Ngay sau khi phát hiện có ca nghi nhiễm đầu tiên, Vissan đã nhanh chóng phối hợp đơn vị chức năng, kịp thời đưa ca nghi nhiễm đi cách ly theo quy định. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tiến hành sàng lọc, tổ chức khoanh vùng phong tỏa tạm thời khu vực có ca nghi nhiễm và thực hiện quy định theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tp. Hồ Chí Minh (HCDC).
Với sự hỗ trợ của UBND Quận Bình Thạnh và Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh, Vissan đã chuyển các ca F1 đến nơi tập trung trên địa bàn quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Trong hoàn cảnh như trên, Vissan vẫn nỗ lực tiếp tục cung ứng mặt hàng thực phẩm tươi sống tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh. Riêng đối với hoạt động kinh doanh khác sẽ được khôi phục dần sau khi lực lượng lao động tại khu vực cách ly đủ điều kiện trở lại làm việc. Theo đại diện Vissan, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, việc đảm bảo được nguồn cung ứng thực phẩm cho người dân được Ban lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá rất quan trọng.Do đó, với vai trò là một trong những doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường, Vissan đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm với giá cả ổn định đến người dân Tp. Hồ Chí Minh, không chỉ là mục tiêu phấn đấu mà còn là trách nhiệm doanh nghiệp với xã hội và cộng đồng.
Báo cáo của Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho thấy, thị trường thành phố bình quân tiêu thụ khoảng 10.000 con lợn/ngày. Hiện nay, trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, lượng thịt gia súc tiêu thụ mỗi ngày trên địa bàn thành phố giảm khá mạnh, còn ở mức 5.000 - 6.000 con/ngày và có ngày lượng cung ứng còn giảm xuống mức 4.500 con. Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh, hiện Vissan cung cấp mỗi ngày khoảng 600 con lợn, tương đương 10% tổng lượng cung của Tp. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh có thể kể đến những đơn vị cung ứng khác, gồm Sagrifood, Masan, Anh Hoàng Thi, CJ, CP, Feddy...Đặc biệt, nhiều hệ thống phân phối hiện đại còn có nguồn cung ứng thịt đông lạnh... Vì vậy, những nguồn cung này có thể bù đắp nguồn cung thiết hụt từ Vissan và giá cả mặt hàng thịt lợn sẽ vẫn ổn định.
Liên quan đến nguồn cung thịt lợn bị ảnh hưởng do nhà cung cấp Vissan tập trung ứng phó với dịch COVID-19 tại doanh nghiệp, đại diện Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cũng cho biết, hệ thống bán lẻ này đã và đang tăng cường nguồn hàng từ nhà cung cấp khác để bù cho lượng nhập từ Vissan.Trong đó, khu vực Tp. Hồ Chí Minh có thể kế nhà cung cấp Anh Hoàng Thi, Nam Phong... Đồng thời, hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op cũng tăng lượng thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản... để người dân có thêm lựa chọn thay thế khi cần thiết.
Thống kê của Saigon Co.op cho thấy, hiện tại, lượng hàng hóa nhập về cho hơn 250 siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smile, Finelife, HTVCo.op tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh tương đối đầy đủ với giá cả bình ổn.Saigon Co.op cũng đang có phương án tăng cường cung ứng hàng hóa thiết yếu nhanh nhất có thể đến những khu dân cư, khu phong tỏa, cách ly theo phương thức mua chung.
Trong khi đó, một số nhà bán lẻ khác tại Tp. Hồ Chí Minh như Big C, MM Mega Market, LotteMart, Aeon, Emart... đã tính toán tăng nguồn cung từ các nhà cung cấp khác để bảo đảm nguồn thịt lợn tươi sống phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Một số hệ thống bán lẻ cũng đã tính đến phương án tăng cường nguồn cung cấp thịt lợn nhập khẩu. Hiện nguồn cung thịt lợn khá dồi dào và giá lợn hơi tại khu vực Đông Nam bộ đạt bình quân khoảng 60.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do ba chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn đóng cửa nên hiện nay, nguồn hàng cung cấp cho thị trường Tp. Hồ Chí Minh từ thương lái, tiểu thương phải qua zalo, điện thoại.../.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương: Vẫn khó đưa hàng hoá vào Tp. HCM và các tỉnh thành phía Nam
10:40' - 23/07/2021
Sau quá trình khảo sát thực tế, Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương ghi nhận thêm một số khó khăn khiến hệ thống phân phối khó đưa hàng hoá vào Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam.
-
Kinh tế tổng hợp
Người dân TPHCM gọi 1022 để được hỗ trợ khó khăn do COVID-19
21:15' - 22/07/2021
Ngày 22/7, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh triển khai Kênh tiếp nhận và xử lý thông tin hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 qua Cổng thông tin 1022.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16'
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17'
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Gần 40% doanh nghiệp dự báo lợi nhuận xuất khẩu giảm mạnh trong năm nay
09:59' - 11/07/2025
Theo kết quả một cuộc khảo sát công bố hôm 11/7, cho thấy gần 40% số công ty lớn tại Hàn Quốc dự đoán lợi nhuận xuất khẩu sẽ giảm vào nửa cuối năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Doanh nghiệp thiết bị y tế thâm nhập thị trường Việt Nam
16:56' - 10/07/2025
Thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi cho biết các doanh nghiệp của tỉnh sẽ tham gia “Triển lãm thiết bị y tế Hàn – Việt được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 10/12-7.