Vòng 5 tái đàm phán NAFTA ít tiến triển
Ngày 21/11, vòng 5 tái đàm phán Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA, gồm Mexico, Mỹ và Canada) đã kết thúc tại thủ đô Mexico City với nhiều bất đồng lớn chưa được giải quyết khiến kế hoạch hoàn tất hiện đại hóa hiệp định này vào tháng 3/2018 trở lên khó khăn.
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico City, tại vòng đàm phán lần này, vấn đề “gai góc” về xuất xứ sản phẩm, nổi bật là đề xuất của Mỹ về tăng tỷ lệ nội địa hóa khu vực đối với ô tô từ 62,5% hiện nay lên 85%, trong đó ít nhất 50% tỷ lệ nội địa Mỹ, đã được các bên tiếp tục thảo luận mà không có bất kỳ tiến triển nào.
Trong khi đó, Mexico cũng đưa đề xuất đánh giá kỹ lưỡng lại NAFTA 5 năm/lần thay cho đề xuất tự động hết hạn của Mỹ.
Trong khi các đại diện đàm phán của Mexico và Canada chỉ trích quan điểm “cứng rắn” của Mỹ và cảnh báo điều này có thể dẫn tới sự đổ vỡ NAFTA, thì đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho rằng hai quốc gia thành viên trên “thiếu sự sẵn sàng, cam kết nghiêm túc với các điều khoản dẫn tới một thỏa thuận cân bằng”.
Liên quan tới Chương về lao động, cả phía Mỹ và Canada đều yêu cầu Mexico tăng lương cơ bản như một biện pháp nhằm tránh việc các nhà đầu tư chuyển nhà máy sang Mexico do lợi thế về chi phí nhân công rẻ.
Tuy nhiên, Chính phủ Mexico tuyên bố vấn đề tiền lương của người lao động không thuộc phạm vi đàm phán và quyền lợi của người lao động là một vấn đề nội bộ của mỗi quốc gia.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 21/11, Mexico đã công bố tăng 10,4% lương cơ bản từ ngày 1/12, từ 80,04 pesos/ngày lên 88,36 pesos/ngày (khoảng 4,71 USD).
Trưởng đoàn đám phán Mexico, ông Kenneth Smith, cho hay với nhiều vấn đề gai góc chưa được tháo gỡ trên, ba nước buộc phải tiến hành thêm nhiều vòng tái đàm phán NAFTA nữa.
Theo ông Smith, các bên còn xem xét khả năng tổ chức một vòng đàm phán kỹ thuật hẹp vào giữa tháng 12 tới.
Tuy nhiên, tại vòng 5, ba bên cũng đã hoàn tất các bàn đàm phán kỹ thuật về lĩnh vực dệt may, lao động, dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, các bàn đàm phán kỹ thuật về viễn thông, thương mại điện tử và mua sắm công cũng đạt tiến bộ nhất định.
Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của cả Canada và Mexico vì vậy hai quốc gia này đều mong muốn tiếp tục duy trì hiệp định thay vì phải giải quyết những hậu quả kinh tế gián đoạn một khi Mỹ rút khỏi NAFTA.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ luôn gọi hiệp định này là "thảm họa", là lý do khiến nước Mỹ mất hàng chục nghìn việc làm mỗi năm đồng thời tuyên bố sẵn sàng từ bỏ nếu các nội dung sửa đổi không phù hợp.
Theo số liệu thống kê, trong 9 tháng đầu năm nay, Mexico và Canada đạt thặng dư thương mại 53,092 tỷ USD và 12,447 tỷ USD với Mỹ, tương ứng với mức tăng 10,9% và 152,7% so với cùng kỳ năm 2016.
NAFTA là hiệp định thương mại giữa Mexico, Mỹ và Canada, có hiệu lực từ ngày 1/1/1994. Theo thống kê, trao đổi thương mại giữa 3 quốc gia Bắc Mỹ đạt trên 1.300 tỷ USD vào năm 2016./.
- Từ khóa :
- nafta
- mexico
- mỹ
- canada
- donald trump
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
CPTPP có thể tác động đến đàm phán NAFTA
10:24' - 21/11/2017
Thỏa thuận đạt được giữa các nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có thể sẽ tác động đến quá trình đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
-
Kinh tế Thế giới
Quá trình tái đàm phán NAFTA trước bờ vực bế tắc
14:58' - 20/11/2017
Theo một số nguồn tin thân cận, cuộc đàm phán lại về nội dung Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đang có nguy cơ bế tắc do sự cứng nhắc của các nhà đàm phán Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ nỗ lực cứu NAFTA
13:13' - 19/11/2017
Giới doanh nghiệp tại Mỹ đang nỗ lực vận động để thuyết phục Tổng thống nước này Donald Trump không quay lưng với NAFTA.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.