Giới doanh nghiệp Mỹ nỗ lực cứu NAFTA
Trong bối cảnh vòng đám phán thứ 5 Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đang diễn ra tại Mexico chưa đạt được tiến triển đáng kể, giới doanh nghiệp tại Mỹ đang nỗ lực vận động để thuyết phục Tổng thống nước này Donald Trump không quay lưng với NAFTA khi khẳng định hiệp định này đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nền kinh tế đầu tàu thế giới trong suốt 23 năm qua.
Thông qua các quảng cáo được phát trên truyền hình khẳng định "NAFTA có lợi cho nước Mỹ" cùng với một loạt nghiên cứu chỉ ra những mối nguy hiểm khi Washington rút khỏi thỏa thuận này, Phòng Thương mại Mỹ cùng những tổ chức ủng hộ thương mại đã gửi thông điệp đến đồi Capitol về việc tiếp tục tham gia NAFTA.
Một người phát ngôn của Phòng Thương mại Mỹ cho biết trong những tuần gần đây, cơ quan này, cùng với một số tổ chức doanh nghiệp, nông nghiệp và công nghiệp khác đã tiến hành các cuộc thảo luận với các nghị sĩ đồi Capitol về vấn đề NAFTA.
Thông điệp của họ nhấn mạnh việc rút khỏi NAFTA sẽ là một sai lầm nghiêm trọng có thể phá hủy ngành nông nghiệp Mỹ, bao gồm các nhà sản xuất lúa mì.
Nỗ lực trên diễn ra trong bối cảnh Mexico, Mỹ và Canada đang trong vòng 5 tái đàm phán NAFTA, với các bàn đàm phán kỹ thuật liên quan đến các lĩnh vực dệt may, lao động, dịch vụ và sở hữu trí tuệ, cùng với các vấn đề còn tồn đọng từ vòng đàm phán trước đó.
Hiện nhiều nghị sĩ phe Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng Tổng thống Trump có thể đang muốn từ bỏ hoàn toàn NAFTA hơn là đàm phán để giữ lại những giá trị cốt lõi của hiệp định.
Các nghị sĩ nhận định việc Mỹ nhất quyết yêu cầu tái đàm phán các điều khoản trong hiệp định theo chu kỳ 5 năm một lần hoặc kiên quyết thúc đẩy các quy định một chiều mới liên quan tới tỷ lệ hàng hóa nội địa, có thể sẽ khiến các vòng đàm phán rơi vào ngõ cụt, dẫn tới sự sụp đổ của hiệp định.
Theo một cuộc khảo sát gần đây, 56% người Mỹ tin rằng NAFTA mang lại lợi ích cho Mỹ. Nhà kinh tế trưởng Beth Ann Bovino thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm S&P cho rằng rất nhiều người dân vẫn chưa ý thức về sự phát triển của thương mại kể từ khi NAFTA có hiệu lực vào năm 1994.
Trên thực tế, lĩnh vực thương mại đã phát triển gấp 3 lần so với thời điểm hiệp định trên bắt đầu có hiệu lực.
Thỏa thuận này đã giúp củng cố năng lực cạnh tranh giữa các nhà sản xuất thông qua việc thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến và sáng tạo, từ đó gia tăng số lượng việc làm và mang lại nhiều cơ hội đầu tư.
Bà Bovino nhấn mạnh việc rút khỏi hiệp định 23 năm tuổi này sẽ khiến giá cả tăng vọt, ảnh hưởng tiêu cực đến chi tiêu tiêu dùng - một trụ cột của nền kinh tế, cũng như như doanh thu doanh nghiệp.
NAFTA là hiệp định thương mại giữa Mexico, Mỹ và Canada, có hiệu lực từ ngày 1/1/1994. Theo thống kê, trao đổi thương mại giữa 3 quốc gia Bắc Mỹ đạt trên 1.300 tỷ USD vào năm 2016.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều nghị sỹ Mỹ lo ngại về nguy cơ sụp đổ của NAFTA
13:39' - 18/11/2017
Các nghị sỹ của đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ lo ngại Tổng thống Donald Trump có thể từ bỏ NAFTA thay vì đàm phán để đi đến một thỏa thuận nhằm bảo toàn những lợi ích cốt lõi của hiệp định này.
-
Kinh tế Thế giới
Tái đàm phán NAFTA: Canada phàn nàn về sự cứng nhắc của Mỹ
12:49' - 18/11/2017
Ngày 17/11, vòng đám phán thứ 5 Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa ba thành viên gồm Mỹ, Canada và Mexico đã chính thức bắt đầu tại Mexico City.
-
Kinh tế Thế giới
NAFTA nếu đổ vỡ sẽ tác động ra sao với chính sách đối nội của Mỹ
18:17' - 17/11/2017
Theo Bộ trưởng Guajardo, NAFTA nếu đổ vỡ sẽ ảnh hưởng tới chính sách đối nội của Mỹ, trong đó có ngành sản xuất ngô của Mỹ mà Mexico là một khách hàng lớn.
-
Kinh tế Thế giới
NAFTA: Mexico đưa ra đề xuất “trái chiều” với Mỹ
10:46' - 16/11/2017
Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo cho biết nước này dự định đề xuất đánh giá kỹ lưỡng lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) 5 năm/lần thay cho đề xuất tự động hết hạn của Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18' - 06/07/2025
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45' - 06/07/2025
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23' - 06/07/2025
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.