VPDF 2015: Hướng tới cạnh tranh, tăng trưởng toàn diện và bền vững
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, trong giai đoạn 2011-2015, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế xã hội rất quan trọng, được dư luận trong và ngoài nước ghi nhận; nhất là về kết quả xóa đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu, kiểm soát lạm phát, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển hệ thống hạ tầng cũng như đạt tốc độ tăng trưởng GDP hàng đầu khu vực.
Tính chung, kết thúc năm 2015, Việt Nam đạt hầu hết các mục tiêu đề ra, với chỉ số giá tăng dưới 1%, tỷ giá hối đoái ổn định, giá trị và niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng lên; lãi suất ngân hàng giảm và dữ trữ ngoại hối được cải thiện, bảo đảm các cân đối vĩ mô. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn dưới 5%, đặc biệt, GDP đã tăng mạnh trở lại từ năm 2014 và dự kiến đạt mức tăng 6,55% trong năm nay.
Những kết quả đó trên tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển 2016-2020, với nhiều thời cơ cũng như thách thức mới. Hiện, nền kinh tế đang hướng tới mục tiêu cao hơn trong bối cảnh huy động các nguồn lực để chủ động hội nhập sâu rộng và thực chất hơn vào đời sống kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Vinh cũng nêu rõ một số vấn đề, điểm yếu cần quan tâm, giải quyết mà đáng ngại nhất là chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động chưa được cải thiện; từ đó ảnh hưởng đến việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng và làm mất sức cạnh tranh của nền kinh tế trong hội nhập.
Giai đoạn 2016-2020, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6,5-7%/năm, giá trị GDP/đầu người đạt 3.200 USD-3.500 USD vào năm 2020, năng suất các yếu tố tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30-35%.
Tại Diễn đàn, Giám đốc World Bank, bà Victoria Kwakwa nhận định, các đối tác phát triển, cộng đồng nhà tài trợ chia sẻ những thành công trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời gian qua.
Hiện tại là lúc Việt Nam cần chủ động phát huy kết quả đã đạt được, đặc biệt là tận dụng thời cơ do hội nhập mang lại, nhất là việc tham gia các hiệp định thương mại tự do.
Các chuyên gia quốc tế cũng khuyến nghị Việt Nam cần lưu ý và xử lý một số vấn đề, hạn chế được xác định là thách thức đối với quá trình phát triển, như: nợ xấu, kết quả và tiến độ sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước chậm, thâm hụt ngân sách, sự giảm sút về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước, sự trầm lắng trong lĩnh vực bất động sản, tình trạng khó khăn của giới doanh nghiệp…
Trong điều kiện kinh tế thế giới có nhiều biến động và Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu hơn, toàn diện hơn với khu vực và quốc tế. Để phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới, theo bà Kwakwa một trong những giải pháp là Việt Nam sẽ phải dựa vào các nguồn vốn thu trong nước là chính.
Tuy vậy, trong 5 năm qua (2011-2015), tỷ lệ thu ngân sách nhà nước trên GDP của VN có xu hướng giảm tương ứng từ 27% xuống 21%. Do đó, việc tăng cường huy động thu nội địa, tiết kiệm chi tiêu sẽ là yếu tố quan trọng giúp hoàn thành các mục tiêu phát triển mà không chịu rủi ro mất bền vững nợ công.
Ngoài ra, nguồn ODA cũng cần được sử dụng hiệu quả hơn nhằm thu hút các nguồn vốn tư nhân.
Theo báo cáo Tài trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho Việt Nam giai đoạn 2016-2020 của VPDF, Việt Nam đã và đang tìm cách để đáp ứng nhu cầu tăng đầu tư cơ sở hạ tầng, áp lực vay trong nước và nước ngoài đã bắt đầu đè nặng lên nợ công của Chính phủ.Thâm hụt dự kiến sẽ tăng lên tới 6,5% GDP trong vài năm tới (từ mức khoảng 5,3% hiện nay). Nợ công dự kiến chiếm khoảng 62,4% GDP trong năm nay.
Các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng trong tương lai của Việt Nam đã lên mức vượt khả năng thanh toán, một phần là do tập trung vào tăng mức đầu tư tuyệt đối cứ không chú ý tới hiệu quả đầu tư. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng manh mún là nguyên nhân cơ bản dẫn tới đầu tư không hiệu quả.
Trong cơ cấu quản lý phân cấp ở mức độ cao của Việt Nam, các tỉnh lựa chọn và thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng riêng và thường cạnh tranh với nhau. Các quyết định đầu tư thường ít liên quan tới chiến lược quốc gia. Hậu quả là đầu tư quá mức làm mất cân đối ở mức độ cao so với nền kinh tế Việt Nam.
Để giảm nhẹ những thách thức đó đòi hỏi một tiến bộ rõ rệt trong hệ thống quản lý tài chính công. Tuy nhiên, ở cấp độ dự án những hiệu quả rõ rệt có thể được thông qua việc sử dụng triệt để hơn năng lực chuyên môn của khối tư nhân.
Ông Jonathan Dunn, Đại diện thường trú IMF tại Việt Nam cũng cho rằng, Việt Nam cần tiến hành cải cách nhanh và chất lượng hơn sẽ giúp tăng thêm niềm tin, giảm rủi ro tài khóa phát sinh từ khu vực ngân hàng và các doanh nghiệp Nhà nước; đồng thời, thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước nhằm tạo công ăn việc làm và những cơ hội cho lực lượng lao động đầy nhiệt huyết và đang tăng nhanh của Việt Nam.
“Những nỗ lực mới là cần thiết để thúc đẩy cơ sở tính thuế trong nước và đảm bảo hiệu quả trong việc phân bổ và quản lý tài chính công. Chính phủ cần có vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho các tổ chức xã hội dân sự và sự tham gia của khu vực tư nhân với tư cách là những đối tác phát triển”, bà Pratibha Mehta, điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc cho biết.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, Việt Nam cần tập trung vào vai trò tạo dựng thể chế, luật pháp môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tự do sáng tạo, đầu tư kinh doanh, đảm bảo dân chủ; đồng thời, cần đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công; huy động nguồn lực từ dân và sự tham gia của người dân vào việc giải quyết các vấn đề thuộc chính sách xã hội của Nhà nước, nhưng không làm giảm vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo các dịch vụ công cho người dân.
Tại Diễn đàn, đại diện các quốc gia, tổ chức là nhà tài trợ, đối tác của Việt Nam đều cam kết tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2016 và giai đoạn tới. Các tổ chức quốc tế cũng đưa ra các khuyến nghị trọng tâm trong vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế và cải thiện hệ thống tài chính công, ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh công cuộc cải cách thể chế, tăng cường quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân và nâng cao vai trò và sự tham gia của các tổ chức xã hội…/.
Thúy Hiền/BNEWS
- Từ khóa :
- VPDF 2015
- cạnh tranh
- tăng trưởng
- GDP
- Ngân hàng thế giới
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34' - 12/07/2025
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48' - 12/07/2025
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46' - 12/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51' - 12/07/2025
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04' - 12/07/2025
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39' - 12/07/2025
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.