Vụ bê bối vaccine gây “bão mạng” ở Trung Quốc (Phần 1)
Ngày 6-8/7, Tổng cục Quản lý, giám sát thực phẩm và dược phẩm quốc gia Trung Quốc sau khi nhận được trình báo đã phối hợp với Cục Quản lý, giám sát thực phẩm và dược phẩm tỉnh Cát Lâm kiểm tra đột xuất công ty này. Ngày 15/7, Tổ kiểm tra của hai cơ quan nêu trên tiến hành kiểm tra toàn diện công ty.
Cùng ngày Tổng cục Quản lý, giám sát thực phẩm và dược phẩm quốc gia Trung Quốc ra thông báo qua kiểm tra tại hiện trường đã phát hiện công ty Trường Xuân Trường Sinh làm giả các thông tin dữ liệu sản xuất và các dữ liệu về thử nghiệm sản phẩm, đồng thời tự ý thay đổi trang thiết bị và thông số quy trình sản xuất vaccine phòng bệnh dại được dùng cho người.Hành vi nêu trên đã vi phạm nghiêm trọng “Quy định về quản lý chất lượng sản xuất thuốc”, do đó Tổng cục Quản lý, giám sát và thực phẩm và dược phẩm quốc gia Trung Quốc đã thu hồi giấy phép hoạt động của công ty này, yêu cầu ngừng sản xuất và tuyên bố sẽ lập án điều tra. Thông báo cũng cho biết toàn bộ lô hàng vaccine bị tiến hành kiểm tra chưa được xuất xưởng và đưa ra tiêu thụ, hiện đã được kiểm soát.Ngày 16-17/7, công ty Trường Xuân Trường Sinh ra thông báo số vaccine phòng bệnh dại bị kiểm tra chưa được xuất xưởng và đưa ra tiêu thụ, số đã lưu thông trên thị trường thì có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia; đồng thời tuyên bố sẽ tiến hành thu hồi toàn bộ số vaccine phòng bệnh dại đã được đưa ra thị trường còn hạn sử dụng.Ngày 20/7, Cục Quản lý, giám sát thực phẩm và dược phẩm tỉnh Cát Lâm công bố bản Quyết định xử phạt hành chính Công ty Trường Xuân Trường Sinh được ban hành vào tháng 11/2017 với nội dung chính là qua kiểm tra số vaccine hỗn hợp phòng bệnh bạch cầu, ho gà và uốn ván dùng cho trẻ em (có mã số lô hàng là 201605014-01) do công ty này sản xuất không phù hợp quy định, bị coi là hàng kém chất lượng. Sau khi bản quyết định xử phạt được công khai, vụ bê bối bị thổi bùng lên, vượt tầm kiểm soát đối với dư luận.Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, tính đến ngày 25/7, tức chỉ trong vòng 5 ngày sau khi sự kiện này bị phanh phui trước công chúng, đã có 713.000 tin tức, bài viết liên quan đến “sự kiện vaccine”, và việc đưa tin về sự kiện này vẫn sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.Nhìn chung dư luận Trung Quốc tập trung vào một số đặc điểm. Thứ nhất là tập trung miêu tả quá trình phát triển trở thành “ông vua ngành vaccine” công ty Trường Xuân Trường Sinh, trong đó có sự đóng góp của thủ đoạn làm ăn phi pháp.Hai là tập trung thể hiện sự khủng hoảng của các bậc phụ huynh, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ.Ba là tìm hiểu chân tướng của sự việc: Nguồn lợi nhuận khổng lồ của công ty Trường Xuân Trường Sinh được phân phối, sử dụng thế nào; vaccine phòng bệnh dại bị chủ đích làm giả hay do vấn đề về công nghệ, cơ quan quản lý, giám sát thực phẩm và dược phẩm kiểm tra thế nào; vaccine do Trung Quốc sản xuất liệu có tin tưởng được hay không...Bốn là tuyên truyền các kiến thức về tiêm chủng vaccine, giải đắp thắc mắc của các bậc phụ huynh.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Ấn Độ cấm nhập khẩu vaccine của công ty Trung Quốc
15:51' - 01/08/2018
Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu một loại vaccine phòng dại của công ty công nghệ sinh học Trường Xuân Trường Sinh (Changchun Changsheng) vốn đang là tâm điểm vụ bê bối vaccine tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh sát Trung Quốc đề nghị bắt giữ 18 người liên quan vụ sản xuất "chui" vaccine
19:08' - 29/07/2018
Đề nghị trên được đưa ra sau khi Tổng cục Giám sát và quản lý thực phẩm và dược phẩm quốc gia Trung Quốc (CFDA) triển khai thanh tra hoạt động sản xuất vaccine trên toàn quốc
-
Kinh tế Thế giới
Có bằng chứng Changchun Changsheng sản xuất "chui" vaccine
13:49' - 28/07/2018
Quá trình điều tra vụ bê bối giả mạo giấy tờ của công ty công nghệ sinh học Changchun Changsheng cho thấy công ty đã sản xuất "chui" các loại vaccine phòng bệnh dại sử dụng cho người.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21'
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21'
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01'
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01'
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.