Vụ chung cư The Harmona: Phơi bày những kẽ hở của pháp luật
Đây là ý kiến của Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) liên quan đến vụ tranh chấp giữa chủ đầu tư chung cư The Harmona (quận Tân Bình, TP.HCM) với Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Sài Gòn (BIDV Bắc Sài Gòn).
Để làm rõ quan điểm này, phóng viên VNEWS/TTXVN đã có cuộc trao đổi trực tiếp với Luật sư Trương Thanh Đức.
PV: Thưa ông, NHNN vừa có văn bản kết luận về vụ việc của chung cư The Harmona (quận Tân Bình, TP.HCM). Theo đó, BIDV Bắc Sài Gòn sẽ phải tự giải quyết khoản nợ đối với chủ đầu tư mà không được làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Ông đánh giá như thế nào về bản kết luận này của NHNN và vụ việc chung cư The Harmona nói chung?
Luật sư Trương Thanh Đức: Kết luận của NHNN hoàn toàn hợp lý và đúng với pháp luật. Trong trường hợp này, luật nhà ở đã quy định rất rõ ràng rằng khi người dân đã mua nhà hoặc đã trả tiền đủ hoặc đã nhận nhà thì đương nhiên người dân đã có quyền sở hữu.
Người dân trong trường hợp này không xuất hiện bất cứ hồ sơ nào có quan hệ với ngân hàng. Do đó, ngân hàng không thể bắt người dân ra khỏi nhà.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, người dân hoang mang cũng là lẽ đương nhiên. Bởi họ sợ mất nhà do không hiểu rõ luật pháp quy định như thế vào và người ta có quyền thế nào.
Ngay cả khi người ta đúng hết, không phải ra khỏi nhà thì vẫn còn có rủi ro là khi có tranh chấp như vậy thì sẽ khó hoàn thiện được thủ tục cấp giấy tờ sở hữu nhà, không thể mua bán, giao dịch, từ đó, ảnh hưởng đến cuộc sống và quyền sở hữu tài sản của họ trong thời gian trước mắt.
PV: Việc chủ đầu tư thế chấp cả dự án hay một phần dự án có phổ biến hay không trong quá khứ?
Luật sư Trương Thanh Đức: Trường hợp như vậy là hoàn toàn bình thường. Đại đa số các chủ đầu tư đều phải vay vốn để hoàn thiện công trình. Tất nhiên, khi hoàn thiện, họ sẽ phải bán nhà - tài sản - để hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. Không thể nào có khả năng chủ đầu tư đảm bảo 100% vốn xây hoàn chỉnh rồi mới bán cho người dân mà không cần vay ngân hàng.
PV: Việc quản lý các hoạt động thế chấp của các chủ đầu tư cần phải thực hiện như thế nào trong tương lai để tránh những tranh chấp như vụ việc vừa qua?
Luật sư Trương Thanh Đức: Thứ nhất, luật của chúng ta chưa thực sự rõ ràng. Những năm trước đây, đối với một dự án, chủ đầu tư có thể mang thế chấp 5-7 trạng thái khác nhau từ thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp chính dự án, thế chấp những căn hộ cụ thể trong dự án đấy, thế chấp nguyên liệu, vật tư, hàng hóa, thiết bị liên quan đến dự án… dẫn đến tình trạng chồng chéo nhau, rất rủi ro và phức tạp, khó xử lý.
Đến bây giờ, pháp luật đã quy định rõ hơn. Nhưng tổng hợp lại, bên nhận thế chấp (tức ngân hàng) vẫn là bên quyết định. Nếu một ngân hàng nhận thế chấp tất cả các trạng thái, nhiều ít không quan trọng, nhưng quản lý được nguồn thu, dòng tiền thì tương đối an toàn.
Nhưng nếu ngân hàng chỉ nhận thế chấp một phần và nhiều ngân hàng khác nhau cùng nhận mà không phối hợp tốt với nhau thì sẽ có nguy cơ thất thoát, rủi ro xảy ra mà không quản lý được.
Trong trường hợp này, quan trọng nhất là phải quản lý được nguồn đầu tư vào có thực chất và đúng mục đích hay không và khi bán nhà, chuyển nhượng các công trình nợ thì ngân hàng có quản lý được không.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng gói 30 nghìn tỷ đồng: dân lo lắng, chủ đầu tư băn khoăn
11:26' - 17/03/2016
Việc Ngân hàng Nhà nước dừng giải ngân gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng kể từ ngày 1/6/2016 đã tạo ra nhiều ý kiến lo ngại, băn khoăn trong dư luận cũng như người được vay vốn.
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ vi phạm 8B Lê Trực: Chủ đầu tư cố tình kéo dài thời gian?
17:27' - 06/01/2016
Đến ngày 10/12/2015, chủ đầu tư dự án 8B Lê Trực vẫn chưa hoàn chỉnh phương án phá dỡ và mới lắp dựng dàn giáo bao che ngoài tầng 1 đến tầng 5 và tầng 19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng quyền tự chủ cho đại học quốc gia
21:35' - 11/07/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 201/2025/NĐ-CP ngày 11/7/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng
21:22' - 11/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực một số Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Tĩnh chỉ đạo kiểm tra nội dung TTXVN phản ánh liên quan đến vận tải hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo
21:03' - 11/07/2025
UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản yêu cầu kiểm tra, xử lý đối với các nội dung phản ánh của Thông tấn xã Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối
19:26' - 11/07/2025
Việt Nam đang xây dựng nền tảng chính sách vững chắc nhằm thúc đẩy vận tải đa phương thức, chuyển dịch năng lượng xanh
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I khai mạc ngày 15/7
18:42' - 11/07/2025
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 dự kiến diễn ra từ ngày 15-16/7/2025 tại trụ sở Bộ Công Thương - 54 Hai Bà Trưng - Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả
18:28' - 11/07/2025
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.