"Vũ khí hóa" đồng USD đang khiến các ngân hàng trung ương quay lại với vàng
Bên cạnh vàng, triển vọng trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế của đồng NDT cũng đang dần tăng lên.
Những lo ngại về tình trạng "vũ khí hóa" đồng USD đang tăng lên, kể từ khi Mỹ tiến hành một loạt các biện pháp trừng phạt Nga, bao gồm việc tịch thu 300 tỷ USD dự trữ của Ngân hàng trung ương Nga.Hơn thế, Washington cũng đã từ chối cho phép lực lượng Taliban nắm quyền kiểm soát 7 tỷ USD dự trữ của Ngân hàng trung ương Afghanistan, do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nắm giữ. Hành động của Mỹ đã khiến nhiều quốc gia công khai thể hiện lo ngại về khả năng một ngày nào đó họ cũng sẽ trở thành “nạn nhân” của việc "vũ khí hóa" đồng USD.
Do những lo ngại ngày càng lan nhanh trên toàn thế giới, vàng - một loại tài sản trú ẩn an toàn - đang dần được các quốc gia săn đón nhiều hơn.Điều này thể hiện qua nhu cầu mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương trong suốt năm 2022 và quý đầu năm 2023, góp phần đẩy giá kim loại quý này lên mức cao kỷ lục.
Năm 2022, các ngân hàng trung ương và một số tổ chức khác đã mua vào gần 1.100 tấn vàng, nhiều gấp đôi so với số lượng mua vào trong vòng 5 năm qua. Theo dữ liệu của Ngân hàng J.P Morgan, đây là năm mà lượng vàng được các tổ chức tài chính nhà nước mua vào đạt mức cao nhất kể từ năm 1950. Theo thống kê của Hội đồng Vàng Thế giới, các tổ chức này cũng đã mua thêm 229 tấn vàng trong quý I/2023, tăng 176% so với cùng kỳ năm trước. Giám đốc điều hành của công ty đầu tư BlackRock Henny Sender nhận định quá trình phi đô la hóa đã được dự đoán từ trước, nhưng đang diễn ra với tốc độ nhanh kỷ lục.Tỷ lệ dự trữ bằng đồng USD của các ngân hàng trung ương toàn cầu đã giảm từ mức 73% vào năm 2000, xuống còn 58%. Trong khi, vàng hiện chiếm khoảng 15% tổng dự trữ ngoại hối của các cơ quan này.
Tính chung trên toàn cầu, Nga và Trung Quốc mua vào 60% tổng lượng vàng bán ra chính thức từ năm 2010 đến năm 2022. Những người mua khác bao gồm các quốc gia vùng Vịnh, các quốc gia Trung Á và Ấn Độ vốn luôn duy trì nhu cầu với vàng.Nga đã bắt đầu thực hiện việc thay đổi cơ cấu dự trữ ngoại hối từ năm 2014 sau khi sáp nhập Crimea. Các nhà phân tích của Ngân hàng J.P. Morgan cho biết trong một báo cáo phát hành tháng 5/2023 rằng Trung Quốc đã tăng dự trữ vàng trong sáu tháng liên tiếp, sau khi liên tục giữ nguyên trong 38 tháng.
Giờ đây, ngay cả Singapore cũng đang thận trọng mua vào kim loại quý phổ biến nhất thế giới, sau khi các quan chức nước này bày tỏ sự quan ngại về lập trường bảo hộ ngày càng tăng của Mỹ. Chuyên gia Sender phân tích giá vàng tăng cho thấy thế giới đang tìm kiếm một giải pháp thay thế đồng USD, ngay cả khi không có giải pháp thay thế đáng tin cậy nào vào lúc này. Ngoài vàng, đồng NDT cũng dần được chú ý hơn với tư cách là một đồng tiền dự trữ quốc tế, đặc biệt ở châu Á. Theo chuyên gia Sender, do các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ của Mỹ và phương Tây, sự đa dạng hóa ngày càng trở nên cần thiết hơn thay vì theo đuổi một sự lựa chọn duy nhất. Nhiều nước đang lựa chọn thanh toán các giao dịch, đặc biệt là liên quan đến hàng hóa, bằng đồng NDT, ngay cả trong trường hợp không có sự tham gia của Trung Quốc. Ví dụ, Ấn Độ đã thanh toán phần năng lượng nhập khẩu của Nga bằng đồng NDT, trong khi Bangladesh tài trợ cho việc mua một nhà máy điện hạt nhân của Nga bằng đồng NDT. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, đồng NDT mới chỉ chiếm 2,3% giao dịch quốc tế thông qua mạng lưới của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), ít hơn nhiều so với mức 43% bằng đồng USD và 32% bằng đồng euro./.Tin liên quan
-
Tài chính
Indonesia chi hơn 500 triệu USD dự phòng nguy cơ thiếu lương thực
13:15' - 28/07/2023
Indonesia sẽ phân bổ ngân sách hơn 8.000 tỷ rupiah (khoảng 531 triệu USD) để dự phòng tình huống thiếu lương thực do El Nino gây ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD tăng giá, dứt chuỗi hai tuần giảm liên tiếp
13:44'
Đồng USD đã tăng 0,79% lên 147,4 yen đổi 1 USD, trên đà tăng gần 2% trong tuần này – mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ đầu tháng 12/2024.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tầng lớp trung lưu ở Đức tích luỹ tài sản đáng kể
08:30'
Tài sản ròng trung vị của hộ gia đình dưới 35 tuổi thấp hơn đáng kể, ở mức 17.300 euro, trong khi mức trung vị ở nhóm tuổi từ 55 đến 64 là 241.100 euro, cao nhất trong các nhóm tuổi.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin tăng vượt ngưỡng 116.000 USD/BTC
15:45' - 11/07/2025
Trong phiên giao dịch ngày 11/7, Bitcoin - đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới - liên tục tăng vọt lên các mức cao kỷ lục.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín dụng Khu vực 6 duy trì ổn định khi sắp xếp hành chính
11:14' - 11/07/2025
Vận hành theo mô hình mới, Ngân hàng Nhà nước Khu vực 6 bước đầu khẳng định tinh thần đổi mới và thích ứng linh hoạt.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoE cảnh báo cú sốc chi phí vay có thể giáng xuống nước Anh
08:38' - 11/07/2025
Tại Anh, bất ổn về tương lai kinh tế đang đẩy chi phí vay dài hạn tiếp tục tăng cao.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoJ: Tác động từ thuế quan Mỹ còn hạn chế
19:55' - 10/07/2025
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) ngày 10/7 cho biết tác động từ các hàng rào thuế quan của Mỹ đối với sản lượng và xuất khẩu của Nhật Bản hiện tại vẫn còn hạn chế.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin chạm mức cao kỷ lục mới
10:45' - 10/07/2025
Giá bitcoin đã tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại trong phiên giao dịch ngày 9/7, đạt gần 112.000 USD/BTC do tâm lý chấp nhận rủi ro gia tăng và nhu cầu từ các nhà đầu tư tổ chức vẫn mạnh mẽ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân sách năm 2025 của Đức: Tháo phanh nợ, đầu tư lớn
09:40' - 10/07/2025
Tuần ngân sách tại Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag) hiện đang diễn ra cho tới ngày 11/7, với đỉnh điểm là cuộc tranh luận chung giữa các phe trong Bundestag.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mở đường cho dòng vốn quốc tế vào thị trường Việt Nam
15:23' - 09/07/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc khẳng định cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.