Vụ nâng khống cổ phiếu ROS: Vai trò giám sát có lỏng lẻo?
Mới đây cơ quan điều tra khởi tố bổ sung bị can Trịnh Văn Quyết về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với việc tăng vốn khống cho Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (mã chứng khoán: ROS) và đưa hàng trăm triệu cổ phiếu lên sàn chiếm lợi 6.400 tỷ đồng.
Từ vụ việc trên, nhiều chuyên gia rằng vai trò giám sát của các cơ quan quản lý vẫn còn lỏng lẻo khi để "con voi chui lọt lỗ kim".
Để tìm hiểu rõ hơn, TTXVN trích dẫn ý kiến của một số luật sư, chuyên gia về vụ việc trên.
*Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty luật SBLAW: Cơ quan quản lý chưa hành động kịp thời
Từ năm 2014 đến 2016, ông Trịnh Văn Quyết cùng 3 bị can khác "thổi" vốn điều lệ của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros từ 1,5 tỷ đồng lên tận 4.300 tỷ đồng, tương ứng với 430 triệu cổ phần, trước khi niêm yết trên sàn chứng khoán.Ông Quyết và những người liên quan thành lập 20 công ty; sử dụng CMND của 25 người thân để mở 450 tài khoản chứng khoán đứng tên mình, nhằm đẩy giá các mã chứng khoán FLC, ROS, ART, HAI, AMD, GAB. Khi FLC Faros niêm yết giá cổ phiếu, ông Quyết cùng các đồng phạm bán cổ phiếu, chiếm đoạt tiền của người mua, thu được hơn 6.400 tỷ đồng.
Chính vì vậy, ngày 25/8, Cơ quan cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bổ sung để điều tra về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" đối với bị can Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và các cá nhân khác liên quan. Theo Khoản 4, Điều 174, Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: "Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp". Với tổng số tiền bị chiếm đoạt trên, ông Quyết và các bị can có thể sẽ phải đối diện với mức án phạt tù 12 tới 20 năm hoặc phạt tù chung thân. Từ vụ việc trên, nhiều người cho rằng vai trò của các cơ quan quản lý ở đâu? Thiết nghĩ, ở vụ việc trên các cơ quan quản lý chưa hành động kịp thời để bảo vệ quyền lợi, tổn thất cho người mua cổ phiếu. Hai cơ quan có trách nhiệm giám sát, kiểm tra sàn chứng khoán là Trung tâm lưu ký Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Nhận thấy giá cổ phiếu lớn mạnh bất thường, các cơ quan đáng lẽ ra phải có trách nhiệm ngăn chặn, xử lý.Ngoài ra, do ông Quyết cùng các đồng phạm tạo ra nhiều tài khoản chứng khoán giả để "thổi" giá cổ phiếu, các cơ quan đáng lẽ ra cũng phải kiểm tra hoạt động, hành vi bất thường của những tài khoản này; xác thực chủ sở hữu của tài khoản, ngăn chặn doanh nghiệp không phải là công ty đại chúng tham gia phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Nay vụ việc đã diễn ra rồi, người mua cổ phiếu đã phải chịu tổn thất, các cơ quan này có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an để điều tra, xét xử các bị can; tạm dừng các hoạt động chuyển nhượng, mua, bán cổ phiếu với tài sản của các bị can; điều tra, xem xét thiệt hại gây ra đối với người mua cổ phiếu. Bộ Công an cũng đang trong quá trình đề nghị ngân hàng cung cấp hồ sơ, thông tin tài khoản, số tiền vay, tiết kiệm… của các bị cáo.
Từ sự việc trên, thiết nghĩ, các cơ quan quản lý cần thực hiện giám sát, kiểm tra hoạt động chứng khoán nghiêm ngặt hơn; không cho phép một doanh nghiệp, cá nhân tạo ra nhiều tài khoản chứng khoán khác nhau; xác thực giấy tờ tùy thân cá nhân nhằm tránh trường hợp giả mạo giấy tờ để lập tài khoản chứng khoán như trên; ngăn chặn các doanh nghiệp không phải là công ty đại chúng tham gia hoạt động chứng khoán. Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, cá nhân khi mua chứng khoán cũng cần đề cao cảnh giác. Không được thấy giá cổ phiếu "thổi" mạnh mà chạy theo đám đông; luôn nghiên cứu thị trường, theo sát lời khuyên, cảnh báo của các cơ quan quản lý; không bị người quen dụ dỗ, chào mời mà chưa có sự hiểu biết; có kế hoạch đầu tư chứng khoán lâu dài, danh mục đầu tư đa dạng giúp giảm thiểu rủi ro. *PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên Cao cấp Học viện Tài chính: Cần thêm tổ chức giám sát, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư Qua sự việc nâng khống cổ phiếu ROS, có 2 khía cạnh cần bàn tới: Thứ nhất, nếu việc nâng khống cổ phiếu xảy ra trước khi lên sàn chứng khoán thì trách nhiệm lớn thuộc về các cơ quan quản lý, đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư, đơn vị cấp phép cho doanh nghiệp.Bởi trong quy định về đăng ký thành lập doanh nghiệp có một khoảng thời gian nhất định sau khi đăng ký vốn pháp định, doanh nghiệp mới phải chứng minh đã nộp đủ tiền để hình thành nên doanh nghiệp. Do đó, trong khoảng thời gian này, doanh nghiệp có thể "nói" vốn pháp định là bao nhiêu cũng khó kiểm chứng. Đã từng xảy ra tình trạng doanh nghiệp đăng ký thành lập với vốn hàng tỷ USD nhưng rồi không góp được như đăng ký.
Thứ hai, nếu việc tăng giá cổ phiếu thực hiện khi doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán thì trách nhiệm quản lý giám sát việc tăng giá cổ phiếu này lại nằm trong tay của Sở giao dịch chứng khoán và Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Thực tế, doanh nghiệp muốn tăng giá trị cổ phiếu phải có đăng ký với các cơ quan quản lý. Theo lẽ thường, khi giá cổ phiếu tăng đột biến phải được đặt trong vòng kiểm soát và nghi ngờ của cơ quan quản lý. Nhưng trong trường hợp này, dường như đã có sự buông lỏng quản lý. Để ngăn chặn các vụ tương tự, cần có sự quản lý, giám sát và những quy định về pháp lý chặt chẽ hơn. Nhà nước cho doanh nghiệp quyền kê khai đăng ký, nộp đủ vốn pháp định đăng ký sau một khoảng thời gian nhất định. Nhưng cần phải kiểm tra giám sát việc thực hiện vốn này của doanh nghiệp để tránh hiện tượng đăng ký vốn ào ào, bừa bãi. Mặt khác, trên thị trường chứng khoán cũng cần trách nhiệm giám sát cao hơn từ các cơ quan quản lý để các doanh nghiệp có thay đổi đột biến về vốn, tài sản thì các cơ quan này vẫn phải quản lý được một cách đầy đủ, nghiêm túc.Ngoài ra, cũng cần có các quy định về bảo vệ nhà đầu tư đầy đủ và chặt chẽ, hình thành các tổ chức, hiệp hội của các nhà đầu tư, có chức năng kiểm tra giám sát hoạt động của doanh nghiệp niêm yết. Thực tế trong giai đoạn cổ phiếu ROS có nhiều điều chỉnh tăng nóng, không ít nhà đầu tư tỏ ra nghi ngờ nhưng cũng không thể tự kiểm chứng hay điều tra và cũng không có ai đứng ra giám sát và kiểm tra.
Về phía nhà đầu tư, khi bỏ tiền vào đầu tư cần tỉnh táo, luôn nghiên cứu thị trường, có cách thức nắm được hoạt động doanh nghiệp, theo sát lời khuyên, cảnh báo của các cơ quan quản lý, tránh tâm lý chạy theo đám đông... *Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI: Trách nhiệm giám sát còn lỏng Về luật pháp và các cơ chế chính sách liên quan hiện khá đầy đủ và chặt chẽ tuy nhiên nếu đối tượng cố tình phạm pháp thì vẫn khó tránh khỏi. Tuy nhiên nếu nhìn từ khía cạnh tăng vốn thì vẫn còn vấn đề trong khâu thẩm định, đánh giá. Từ năm 2014, pháp luật Việt Nam đã cho phép doanh nghiệp được thay đổi đăng ký vốn điều lệ theo nhu cầu phát triển thực. Việc tăng bao nhiêu là tùy thuộc vào doanh nghiệp nhưng phải chứng minh được. Còn không có tiền mà tăng vốn khống là lừa đảo. Tuy nhiên, vẫn chưa có người kiểm tra, giám sát việc tăng vốn thực hay ảo. Hiện có các công ty kiểm toán vào kiểm toán nhưng vì lý do nào đó mà không phát hiện. Doanh nghiệp khi lên sàn chứng khoán và phát hành cổ phiếu phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Nhưng ở trường hợp trên với vốn điều lệ khống mà vẫn lên được sàn thì trách nhiệm giám sát thuộc về các cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước... Báo cáo kiểm toán thể hiện sai phạm nhưng bằng cách nào đó đã bị che giấu. Doanh nghiệp cũng phải tự chịu trách nhiệm về việc tăng vốn. Nếu doanh nghiệp tự bịa ra việc tăng vốn, tăng vốn khống thì là cố tình hành vi lừa đảo. Điều này khó có thể nói là lỗi của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, khi để doanh nghiệp phát hành cổ phiếu lên sàn thì cơ quan chức năng cần phải thẩm định, đánh giá. Trong trường hợp này các cơ quan có thẩm định, đánh giá hay không thì cần phải điều tra làm rõ. Nếu chứng minh được cơ quan quản lý có thông đồng, bao che sai phạm thì có thể sẽ khởi tố tiếp tục./.- Từ khóa :
- Dlc faros
- cổ phiếu ros
- ros
- trịnh văn quyết
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Kẽ hở pháp lý từ vụ việc tại FLC Faros
13:07' - 30/08/2022
Việc cổ phiếu bị hủy niêm yết trên sàn không có nghĩa nhà đầu tư mất luôn số tiền đã đầu tư mà quyền nắm giữ cổ phần của họ không bị thay đổi.
-
Chứng khoán
Từ vụ việc tại FLC Faros: Nâng khống vốn điều lệ, vốn giả thiệt hại thật
15:34' - 29/08/2022
Giới đầu tư cảm thấy băn khoăn và bất an khi doanh nghiệp có thể lách luật để “bán giấy lấy tiền” hàng nghìn tỷ đồng, nhưng qua rất nhiều năm mới bị phanh phui.
-
Chứng khoán
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lên tiếng về vụ tăng vốn ảo tại FLC Faros
08:38' - 28/08/2022
Việc nâng khống vốn điều lệ tại ROS là hành vi bị cấm theo quy định của Luật Doanh nghiệp, không thuộc điều chỉnh của Luật Chứng khoán.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Chuyên gia đưa hai kịch bản cho thị trường chứng khoán Việt Nam
11:11'
Chuyên gia nhận định áp lực điều chỉnh gia tăng tại những phiên cuối tháng 3, trong các phiên tới, việc VN-Index giữ ngưỡng hỗ trợ 1.300 điểm là yếu tố quan trọng để hạn chế rủi ro điều chỉnh sâu hơn.
-
Chứng khoán
LAS hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh và chỉ tiêu tài chính quý I/2025
09:34'
CTCP Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao (mã chứng khoán LAS) đã hoành thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu tài chính trong quý I/2025.
-
Chứng khoán
Tin chứng khoán: Doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn hôm nay 2/4
09:20'
Hôm nay 2/4, có 4 doanh nghiệp bắt đầu giao dịch cổ phiếu số lượng lớn, trong đó có những mã là tâm điểm chú ý trên thị trường như: SSB, DHC…
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 2/4
09:09'
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị nên quan tâm gồm GVR, THC và DHA.
-
Chứng khoán
Trước thềm "Ngày Giải phóng", chứng khoán Mỹ tăng điểm
07:46'
Chứng khoán toàn cầu tăng điểm trong phiên 1/4, trước thềm thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về thuế quan đối ứng.
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán tăng trong thận trọng
16:29' - 01/04/2025
Dù điểm số bứt phá khá mạnh trong phiên giao dịch hôm nay, nhưng thanh khoản thị trường chứng khoá ở mức thấp, cho thấy nhà đầu tư khá thận trọng trong giải ngân.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á phục hồi nhẹ dù vẫn còn nỗi lo thuế quan
15:55' - 01/04/2025
Chứng khoán châu Á chiều 1/4 phục hồi phần nào những tổn thất nặng nề gần đây, nhưng tâm lý thị trường vẫn ảm đạm khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị công bố các biện pháp thuế quan sâu rộng mới.
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán có nhiều yếu tố hỗ trợ đà tăng trưởng
12:45' - 01/04/2025
Với sự kết hợp của tăng trưởng tín dụng, tiến trình nâng hạng thị trường, cải tiến hệ thống giao dịch và đẩy mạnh đầu tư công, thị trường chứng khoán có nhiều yếu tố hỗ trợ để tiếp tục đà tăng trưởng.
-
Chứng khoán
HNX duy trì diện cảnh báo với cổ phiếu PPE và PEN
09:08' - 01/04/2025
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã quyết định duy trì diện cảnh báo với cổ phiếu PPE; duy trì diện cảnh báo và đưa vào diện kiểm soát với cổ phiếu PEN.