Vụ Việt Á: Nâng khống giá kit test, gây thiệt hại hơn 400 tỷ đồng của nhà nước
Chiều 3/1, phiên tòa xét xử 38 bị cáo trong c chuyển sang phần xét hỏi. Trước khi tiến hành thẩm vấn các bị cáo, Hội đồng xét xử đã quyết định cho cách ly 3 bị cáo: Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế), Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó Vụ trưởng, Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ), Nguyễn Văn Trịnh (cựu Trợ lý Phó Thủ tướng).
Lãi khủng, chi hoa hồng bán kit test tới 40%
Bị cáo đầu tiên bị Hội đồng xét xử thẩm vấn là Phan Quốc Việt (Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á - Công ty Việt Á). Trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử, bị cáo Việt khai khi triển khai Đề tài nghiên cứu, chế tạo kit test xét nghiệm, bộ kit test của Công ty Việt Á ưu việt hơn so với bộ kit test của Học viện Quân y nên đã quyết định chọn bộ kit test của Công ty để nghiệm thu đề tài. Quá trình thực hiện, Việt đã trực tiếp và chỉ đạo nhân viên đưa hối lộ cho nhiều cán bộ, lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ… để đồng ý cho Công ty Việt Á được phối hợp thực hiện Đề tài; thông đồng, tạo điều kiện cho Công ty được cấp số đăng ký lưu hành kit test xét nghiệm, sản xuất, bán thương mại kit test trên phạm vi cả nước…
Theo cáo trạng, một kit test của Công ty Việt Á chỉ có giá 143.000 đồng, gồm tất cả chi phí kèm theo 5% lợi nhuận. Tuy vậy, Phan Quốc Việt đã thỏa thuận bán với giá cao hơn nhiều với mức 470.000 đồng/test. Với mức lợi nhuận cao này, Việt đã trích lại cho các đại lý bán với mức hoa hồng lên tới 40% giá trị kit test xét nghiệm (như đối với Công ty Giang San).Để được chấp nhận giá bán 470.000 đồng/test này, Việt đã đưa tiền cho nhiều cán bộ, lãnh đạo của Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ… để nhận được sự hậu thuẫn cho mức giá này. Cụ thể, bị cáo Nguyễn Nam Liên (cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế) biết hồ sơ Hiệp thương giá kit test xét nghiệm của Công ty Việt Á chưa đầy đủ theo quy định nhưng không kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chi phí cấu thành giá, làm căn cứ tính giá mà báo cáo Nguyễn Thanh Long và quyết định, thống nhất hiệp thương với giá 470.000 đồng/test. Ngoài việc chịu sự tác động, chỉ đạo của Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Văn Trịnh, Nguyễn Nam Liên còn nhận của Phan Quốc Việt 100.000 USD để giúp Công ty Việt Á, trong đó có việc chậm kiểm tra giá hiệp thương và đề xuất Bộ Y tế thanh toán 200.000 kit test xét nghiệm cho Công ty Việt Á theo giá hiệp thương. Mặt khác, khi làm Trưởng đoàn kiểm tra giá Hiệp thương, Liên biết Công ty Việt Á có sai phạm về nguyên vật liệu sản xuất nhưng Nguyễn Nam Liên không tham mưu, đề xuất biện pháp xử lý dẫn đến Bộ Y tế công bố giá kit test xét nghiệm đã được Công ty Việt Á nâng khống lên cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, tạo mặt bằng giá để Công ty Việt Á tiêu thụ kit test xét nghiệm trái phép, gây thiệt hại 1.235 tỷ đồng, trong đó thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước 402 tỷ đồng.
Đánh bóng thương hiệu cho sản phẩm của Công ty Việt Á
Trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử, bị cáo Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) thừa nhận những nội dung cáo trạng truy tố bị cáo là xác đáng. Bị cáo thừa nhận đã cầm của Việt 200.000 USD và cho rằng đây là bài học đau xót của bị cáo.
Trong vụ án này, bị cáo Chu Ngọc Anh và Phạm Công Tạc (cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) biết rõ Đề tài nghiên cứu, chế tạo kit test xét nghiệm thuộc quyền sở hữu Nhà nước nhưng khi Trịnh Thanh Hùng tham mưu, vẫn ký các Quyết định giao Công ty Việt Á là đơn vị phối hợp nghiên cứu Đề tài. Còn Phạm Công Tạc đã ký Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu giai đoạn 1 Đề tài trái quy định, dẫn đến Công ty Việt Á sử dụng biên bản nghiệm thu, lập hồ sơ đăng ký và được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành kit test xét nghiệm trái quy định của pháp luật.
Mặt khác, Chu Ngọc Anh còn đề nghị khen thưởng cho Công ty Việt Á; đồng ý để Phạm Công Tạc chủ trì tổ chức họp báo, ra thông cáo báo chí, hỗ trợ truyền thông về kết quả nghiên cứu và cấp số lưu hành kit test xét nghiệm; quảng bá, đánh bóng hình ảnh, thương hiệu cho Công ty Việt Á, tạo điều kiện để Công ty biến kit test xét nghiệm từ sản phẩm nghiên cứu thuộc sở hữu Nhà nước thành sản phẩm thương mại thuộc sở hữu của Công ty Việt Á, gây thất thoát 18,98 tỷ đồng của ngân sách Nhà nước.Đối chất làm rõ hành vi nhận hối lộ
Quay trở lại phòng xử sau khi bị cách ly, bị cáo Nguyễn Thanh Long cho rằng việc cấp phép và cấp phép tạm thời lúc đó là cần thiết vì muốn có nhiều sản phẩm để chống dịch, đã có 169 sản phẩm được cấp phép. Bị cáo khẳng định bản thân không ưu ái riêng cho Công ty Việt Á và Phan Quốc Việt,...
Sau 10 tháng cấp phép tạm thời cho Công ty Việt Á, bị cáo Nguyễn Thanh Long đã nhận tổng số 2.250.000 USD, trong đó Nguyễn Huỳnh (cựu Phó Trưởng phòng Quản lý giá thuốc, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế) đưa cho bị cáo Long 2,2 triệu USD và Việt đưa 50 nghìn USD. Số tiền này đã được gia đình cựu Bộ trưởng Bộ Y tế nộp lại toàn bộ để khắc phục hậu quả cho bị cáo.
Trong phần trình bày của mình, bị cáo Long khẳng định bản thân không đòi hỏi hay vòi vĩnh, yêu cầu Công ty Việt Á đưa tiền. Tuy nhiên, tại phiên tòa, bị cáo Huỳnh khai bị cáo Long đã 2 lần gợi ý Việt hỗ trợ, mỗi lần khoảng 1 triệu USD để lo công việc. Sau khi được Tòa cho đối chất với bị cáo Huỳnh, bị cáo Nguyễn Thanh Long cho rằng bị cáo không nhớ đã nói những gì với Huỳnh và không nhớ là đã đòi hỏi Việt đưa tiền. Tuy nhiên, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế thừa nhận việc nhận tiền của doanh nghiệp là sai lầm của bị cáo.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ Việt Á: 38 bị cáo ra hầu Tòa, trong đó có nhiều cựu quan chức
12:05' - 03/01/2024
Tòa án nhân dân Tp. Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 38 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ...
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ Việt Á: CDC 17 tỉnh, thành được triệu tập tới Tòa với tư cách là nguyên đơn dân sự
15:57' - 02/01/2024
Theo kế hoạch, sáng 3/1, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 38 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á.
-
Kinh tế và pháp luật
Dấu hiệu vụ lợi trong vụ "cài" Việt Á vào nghiên cứu kit test của Học viện Quân y
20:56' - 28/12/2023
Đại diện Viện Kiểm sát khẳng định trong vụ "cài" Công ty Việt Á vào nghiên cứu kit test của Học viện Quân y, có sự vụ lợi riêng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
FBI điều tra hình sự đối với cựu Giám đốc FBI và CIA
16:26'
Ngày 8/7, Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã mở cuộc điều tra hình sự đối với cựu Giám đốc FBI James Comey và cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương (CIA) John Brennan.
-
Kinh tế và pháp luật
Booking.com đối mặt vụ kiện tập thể ở Hà Lan
15:34'
Ngày 8/7, ơ quan giám sát người tiêu dùng của Hà Lan thông báo hơn 200.000 người đã đăng ký tham gia vụ kiện tập thể nhằm vào Booking.com - một nền tảng đặt phòng du lịch trực tuyến lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế và pháp luật
Triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ gần 1 tấn pháo nổ liên tỉnh
14:33'
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội vừa ra Quyết định khởi tố vụ án sản xuất, buôn bán hàng cấm xảy ra tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Đồng Nai và một số tỉnh, thành phố khác.
-
Kinh tế và pháp luật
Hơn 5 triệu khách hàng bị ảnh hưởng trong vụ tấn công mạng nhằm vào hãng hàng không Qantas
13:05'
Ngày 9/7, hãng hàng không Qantas của Australia xác nhận 5,7 triệu khách hàng đã bị ảnh hưởng trong vụ tấn công mạng xảy ra vào cuối tháng 6.
-
Kinh tế và pháp luật
Ô tô đâm liên hoàn nhiều xe máy trên đường Trần Đại Nghĩa (Hà Nội)
12:45'
Theo thông tin ban đầu từ cơ quan chức năng, ô tô đã va chạm liên hoàn với 9 xe máy và 1 xe máy điện. Vụ tai nạn khiến 5 người bị thương phải đưa đi cấp cứu, 4 người khác bị xây xát nhẹ.
-
Kinh tế và pháp luật
Thành phố Hồ Chí Minh: Phát hiện 186 đối tượng dương tính ma túy tại 3 quán bar
09:36'
Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan Công an phát hiện 186/364 khách và nhân viên dương tính với chất ma túy, thu giữ hơn 100gram ma túy tổng hợp các loại; 57 bình khí cười và nhiều vật chứng có liên quan.
-
Kinh tế và pháp luật
UBS đối mặt vụ kiện liên quan đến sự sụp đổ của Credit Suisse
18:12' - 08/07/2025
Ngân hàng UBS bị cáo buộc rằng ngân hàng Credit Suisse (đã được USB mua) trước đây đã lừa đảo nhà đầu tư bằng những tuyên bố gây hiểu nhầm về tình hình tài chính trước khi sụp đổ vào tháng 3/2023.
-
Kinh tế và pháp luật
Z Holding và những cái tên đứng sau trong vụ sản xuất sữa giả HIUP 27
15:45' - 08/07/2025
Trước diễn biến của vụ án sản xuất và buôn bán thực phẩm giả mang nhãn hiệu HIUP 27, dư luận đặt ra nhiều câu hỏi về Công ty Cổ phần Z Holding là ai, đóng vai trò gì trong vụ án?
-
Kinh tế và pháp luật
Nam Phi sẽ thực hiện giấy phép du lịch điện tử bắt buộc
09:01' - 08/07/2025
Bộ trưởng Nội vụ Nam Phi, Leon Schreiber, ngày 7/7 đã công bố hệ thống thị thực kỹ thuật số toàn diện sẽ sớm bắt buộc đối với tất cả những người nhập cảnh vào quốc gia này.