"Vực" ngành cơ khí bằng vốn và công nghệ
Ngày 27/4, trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế lần thứ 4 về Máy công cụ, Cơ khí chính xác và Gia công kim loại, Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) đã tổ chức hội thảo “Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam – Trước thềm hiệp định TPP”. Tại hội thảo lần này, nhiều chuyên gia và đại diện các doanh nghiệp đều nhấn mạnh, để có thể phát triển và đưa ngành cơ khí phát triển trong nước hội nhập, điểm cốt yếu là phải "vực" các doanh nghiệp cơ khí bằng những hỗ trợ về nguồn kinh phí và công nghệ.
* Có chính sách thu hút nguồn vốn Ngành sản xuất sản phẩm cơ khí, luyện kim trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, song đến nay vẫn chỉ dừng lại ở mức “làm gia công”. Ở rất nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp trong nước vẫn chưa đủ sức “tự chế tạo ra một số sản phẩm” có sức cạnh tranh quốc tế. Do vậy, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập siêu nhiều tỷ USD trang thiết bị, vật tư cho các ngành công nghiệp và cho bản thân ngành chế tạo cơ khí, luyện kim. Ông Đào Phan Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cho rằng, muốn xây dựng Việt Nam có một hệ thống doanh nghiệp cơ khí lớn mạnh, đủ sức chế tạo linh kiện, phụ tùng cho các tập đoàn đa quốc gia, sửa chữa các trang thiết bị phức tạp..., nhà nước cần có một hệ thống chính sách đồng bộ và quy hoạch cụ thể để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mạnh vào lĩnh vực này. Đồng thời, lựa chọn những sản phẩm cơ khí trọng điểm để tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, có thể hỗ trợ về nguồn vốn, lãi suất. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách Công nghiệp – Bộ Công Thương, cả nước có 14.800 cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm cơ khí, nhưng chỉ có gần 100 doanh nghiệp có quy mô vốn hơn 500 tỷ đồng. Với quy mô nhỏ, quản trị kém, công nghệ thấp, khả năng liên kết yếu và khó tiếp cận nguồn vốn..., sức cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp trong nước không cao. Theo Ths. Lê Văn Khương, Chủ tịch Tổng công ty Cơ khí xây dựng (COMA), một trong những lý do khiến nhiều doanh nghiệp đối mặt với “cái chết” là bởi vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn. Việc thiếu vốn đầu tư nên đa phần các nhà máy sản xuất cơ khí có dây chuyền công nghệ lạc hậu, kém đồng bộ, sản phẩm làm ra không có sức cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, cần có các chính sách vĩ mô để thu hút mạnh mẽ các dòng vốn của các tổ chức và cá nhân trong – ngoài nước. “Nhà nước vẫn phải đưa ra cơ chế chính sách, cụ thể như thuế, phí; có chính sách khuyến khích tiêu dùng, tạo thị trường đầu ra cho doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các chính sách khuyến khích sử dụng những vật liệu trong nước, tăng thuế nhập khẩu ở mức cao đối với vật liệu xây dựng nhập khẩu”. - Ths Lê Văn Khương nói. Cũng theo ông Trần Ngọc Hà, Tổng giám đốc Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), đầu tư cho sản xuất cơ khí đáp ứng được các yêu cầu về công nghệ cao, thị trường... cần nguồn vốn đầu tư rất lớn và hiệu quả đầu tư không cao so với các ngành khác. Vì thế, các doanh nghiệp cũng rất cần có sự hỗ trợ mạnh và cụ thể của nhà nước để sớm được tiếp cận các công nghệ mới, tập trung đầu tư một cách đồng bộ các thiết bị hiện đại. * Làm chủ công nghệ Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) cho hay, riêng đối với sản phẩm đúc, đây chính là khâu trung gian kết nối ngành công nghiệp luyện kim và công nghiệp cơ khí chế tạo. Tỷ trọng các sản phẩm ngành đúc có thể chiếm từ 40-70% giá trị trong chuỗi công nghệ chế tạo các sản phẩm cơ khí. Tuy nhiên, một thực tại đáng buồn là ngành đúc Việt Nam hiện có khoảng 500 doanh nghiệp, cơ sở làm đúc nhưng chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có công nghệ, thiết bị hiện đại.Chia sẻ về việc nâng cao công nghệ sản xuất các sản phẩm đúc, theo ông Trần Ngọc Hà, Tổng giám đốc VEAM, chỉ bằng con đường chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá đầu tư các dây chuyền thiết bị có trình độ kỹ thuật, công nghệ hiện đại mới có thể sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, giá thành cạnh tranh và không tác động tới môi trường.
Đơn cử như tại VEAM, Tổng công ty đã đầu tư hơn 230 tỷ đồng cho dây chuyền đúc hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, giúp doanh nghiệp đúc các thiết bị kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh và tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm cho các công ty trong và ngoài nước. “Thời gian tới, khi Nhà nước quyết tâm thực hiện cơ khí trọng điểm, sẽ có thêm nhiều dự án đầu tư của nước ngoài được phê duyệt, ngành đúc sẽ có nhiều cơ hội tiếp thu các công nghệ tiên tiến, tăng tỷ lệ nội địa hoá, chất lượng các chi tiết đúc”. - ông Trần Ngọc Hà bày tỏ. Thực tế hiện nay cũng cho thấy, đã và đang có rất nhiều loại sản phẩm doanh nghiệp Việt Nam làm rất tốt như thiết bị cơ khí thuỷ công cho thuỷ điện, các chi tiết phi tiêu chuẩn cho công nghiệp xi măng, nhiệt điện, hoá dầu, chế tạo thân vỏ tàu, các bồn bể chứa cho các nhà máy đường... Cùng quan điểm này, đối với các doanh nghiệp cơ khí trong nước, Ths Lê Văn Khương cho rằng, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cơ khí phải tham gia chuỗi sản xuất chung toàn cầu. Đầu tiên, doanh nghiệp cơ khí có thể làm hàng gia công chế tạo cho nước ngoài. Sau đó học hỏi, tiếp cận dần và làm chủ công nghệ. Cuối cùng phải tự mình chủ động sản xuất cung cấp cho các nhà lắp ráp và kinh doanh. Hội nhập TPP chính là cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam tiếp thu công nghệ hiện đại của nước ngoài. Bên cạnh đó, cũng theo Ths. Lê Văn Khương, nhà nước cần quan tâm đến các doanh nghiệp trong nước bằng việc giao các dự án, gói thầu mà doanh nghiệp Việt Nam làm được hoặc liên danh, hợp tác với nhau để có năng lực tổng hợp. Đây là cơ hội để doanh nghiệp cơ khí Việt Nam gia tăng lợi nhuận và khả năng công nghệ của mình. Trong khi thực hiện các gói thầu này thì doanh nghiệp Việt Nam có thể thuê tư vấn nước ngoài làm trong giai đoạn đầu, sau đó tiếp nhận lại công nghệ trong các giai đoạn tiếp theo.../.- Từ khóa :
- cơ khí
- ngành cơ khí
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Mua bán doanh nghiệp M&A trước thách thức hội nhập
17:32' - 02/12/2024
Mua bán doanh nghiệp M&A có thể mang lại nhiều lợi ích vượt trội, từ việc mở rộng thị trường và gia tăng năng lực sản xuất, đến việc cải thiện quy trình vận hành và nâng cao giá trị thương hiệu.
-
Doanh nghiệp
Doanh nhân Mỹ kỳ vọng "đế chế" AI hùng mạnh
16:17' - 02/12/2024
CEO của OpenAI Sam Altman kỳ vọng các chính sách tới đây của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ là "cú hích" để lĩnh vực này của Mỹ đi tiên phong trên thế giới.
-
Doanh nghiệp
Tháng tri ân khách hàng năm 2024 với nhiều hoạt động thiết thực
15:39' - 02/12/2024
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang triển khai thực hiện chương trình Tháng tri ân khách hàng năm 2024 với chủ đề “Đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”.
-
Doanh nghiệp
Ấn Độ triển khai dự án điện Mặt Trời lớn nhất thế giới
15:11' - 02/12/2024
Dưới ánh nắng cháy bỏng của vùng sa mạc phía Tây Ấn Độ, những cánh đồng pin Mặt Trời trải dài như vô tận, hòa cùng những tuabin điện gió, tạo thành một khung cảnh đầy ấn tượng.
-
Doanh nghiệp
Công ty Brazil giúp kết nối cư dân khu ổ chuột với thị trường thương mại điện tử
11:15' - 02/12/2024
Sự gia tăng hoạt động mua sắm trực tuyến cũng đang tạo ra nhiều việc làm hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với chế biến sản phẩm rong biển
07:54' - 02/12/2024
Việt Nam có hàng trăm loài rong biển, nhiều loài có giá trị kinh tế cao cùng với nhiều vùng biển thuận lợi cho phát triển loại rong biển này nhưng vẫn chưa mang lại giá trị tương xứng với tiềm năng.
-
Doanh nghiệp
Dự báo nhu cầu sử dụng than cho điện tăng trong tháng cuối năm
20:34' - 01/12/2024
Tập đoàn TKV cho biết, tháng 12/2024 dự báo sẽ thuận lợi cho hoạt động khai thác than, khoáng sản; nhu cầu sử dụng than có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng, đặc biệt là nhu cầu than cho các nhà máy điện
-
Doanh nghiệp
Thái Lan đạt được hiệp định thương mại tự do đầu tiên với châu Âu
18:27' - 01/12/2024
Ngày 30/11, Thái Lan thông báo kết quả đàm phán thành công về Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Thái Lan và Hiệp hội thương mại tự do châu Âu (EFTA), gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein.
-
Doanh nghiệp
Các công ty Đức đầu tư cho R&D nhiều hơn bao giờ hết
10:27' - 30/11/2024
Các công ty Đức đã đầu tư 88,7 tỷ euro (93,61 tỷ USD) cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong nội bộ công ty, trong năm 2023, tăng 8,4% so với năm 2022, và là mức kỷ lục mới.