Vùng “rốn lũ” Quảng Điền mênh mông biển nước, nhiều thôn bị cô lập
Đây là đợt lũ thứ 4 trong vòng hơn 1 tháng qua mà người dân địa phương nơi đây đang phải “gồng mình” chống chọi.
Quảng Phước là một trong những xã bị ngập sâu của huyện Quảng Điền, phương tiện duy nhất để vào được là những chiếc ghe máy nhỏ. Nằm giữa mênh mông nước lũ, Trường Tiểu học số 2 Quảng Phước đang bị ngập sâu đến hơn 1m.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Quảng Phước Phan Thị Châu cho biết, thầy cô giáo và học sinh của ngôi trường này vừa mới đi học trở lại được 3 ngày sau khi nghỉ học gần 1 tháng do nước lũ, nay lại tiếp tục phải nghỉ học do đợt lũ thứ 4 này.
Tình hình mưa lũ năm nay diễn biến phức tạp và kéo dài, đã ảnh hưởng lớn đến thời gian học tập của học sinh.
Hiện tại, trên địa bàn xã Quảng Phước hầu hết các tuyến đường giao thông đều chìm trong nước lũ, người dân ở các thôn Hà Đồ, Phước Lập, Lam Lý và Mai Dương đang bị cô lập. Chính quyền địa phương đã triển khai phương án di dời dân tại chỗ, theo phương châm di tản người dân từ chỗ thấp đến những nhà cao hơn.
Ông Nguyễn Văn Bá, một người dân ở thôn Lâm Lý, xã Quảng Phước cho biết: Mưa lũ kéo dài liên tục khiến người dân không thể đi làm ăn được, đời sống cũng gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, với sự quan tâm của chính quyền các cấp, cùng sự hỗ trợ của các đoàn từ thiện trong thời gian qua, các gia đình trong thôn cơ bản đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ, đùm bọc, chia sẻ lẫn nhau vượt qua mùa mưa lũ năm nay.
Quảng Phước là xã ven vùng đầm phá Tam Giang nên nuôi trồng thủy sản là nghề chính của nhân dân nơi đây. Nước lũ lớn từ thượng nguồn đổ về khiến cho nhiều người dân bị thất nghiệp, trễ mùa vụ nuôi trồng thủy sản, nhiều diện tích rau màu cũng mất trắng.
Ngoài xã Quảng Phước, nước lũ đổ về còn gây chia cắt ở các xã khác như Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Vinh, Quảng Thọ, thị trấn Sịa. Hiện tại, toàn huyện Quảng Điền có 4.334 ngôi nhà bị ngập, hàng trăm người dân đã được di dời đến nơi ở an toàn.
Huyện Quảng Điền cũng đã kịp thời cấp phát 375 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia đến tay người dân chịu ảnh hưởng của mưa lũ để ổn định cuộc sống.
Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền Trần Quốc Thắng, Quảng Điền là vùng hạ du của nhà máy Thủy điện Hương Điền, chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình điều tiết lũ từ thượng nguồn đổ về.
Thời gian qua, nhiều thôn bị ngập cục bộ suốt cả tháng, nước lũ chưa chịu kịp rút, nay lại đón đợt lũ mới, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt cũng như sinh kế của người dân.
Trước những diễn biến ngày càng phức tạp của thời tiết, thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên – Huế cần có đánh giá lại hệ thống các cống thoát lũ ra phía đầm phá Tam Giang, để kịp thời tiêu nước, hạ thấp mực nước lũ đổ về.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, chiều 12/11, lượng mưa trên địa bàn tỉnh đã giảm nên việc điều tiết nước về hạ du cũng được điều chỉnh phù hợp.
Tuy nhiên, công tác điều tiết nước vẫn sẽ tiếp tục nhằm đưa mực nước tại các hồ chứa lớn như Tả Trạch, Bình Điền, Hương Điền về cao trình an toàn để đón lũ do bão số 13 đang đi vào đất liền trong những ngày tới.
Do vậy, người dân cần tiếp tục chủ động nắm bắt thông tin, tuân thủ những hướng dẫn của cơ quan chức năng, tự đánh giá giá mức độ an toàn của nơi ở để chủ động đến những nơi cao nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản./.
- Từ khóa :
- vùng “rốn lũ”
- Quảng Điền
- tỉnh Thừa Thiên – Huế
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều nơi ở Thừa Thiên – Huế vẫn bị ngập úng nặng
10:52' - 12/11/2020
Hiện tại, nhiều địa phương của tỉnh Thừa Thiên – Huế bị ngập úng nặng. Tại thành phố Huế, hơn 30% tuyến đường của 27 phường đã bị ngập.
-
Đời sống
Thừa Thiên - Huế cho học sinh nghỉ học từ chiều 11/11 do mưa lũ
15:43' - 11/11/2020
Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, ngày 11/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã quyết định cho học sinh nghỉ học từ chiều 11/11 đến ngày 12/11/2020 để đảm bảo an toàn.
-
Đời sống
Lũ trên các sông tại Huế đang lên, cảnh báo nguy cơ ngập lụt trên diện rộng
13:53' - 11/11/2020
Lũ trên các sông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đang lên, cảnh báo nguy cơ sạt lở và ngập lụt trên diện rộng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Thượng Hải (Trung Quốc) khôi phục một phần giao thông công cộng
14:17'
Hành khách đi phương tiện giao thông công cộng sẽ phải trình chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 có hiệu lực trong 48 giờ và phải kiểm tra thân nhiệt.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội mở rộng vùng phục vụ của xe buýt
11:57'
UBND thành phố Hà Nội vừa chấp thuận đề xuất của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội về phương án hợp lý hóa luồng tuyến nhằm mở rộng vùng phục vụ của xe buýt tại các huyện Thường Tín và Gia Lâm...
-
Kinh tế & Xã hội
Lễ bế mạc SEA Games 31 vào tối 23/5 được tổ chức ở đâu?
11:44'
Lễ bế mạc SEA Games 31 dự kiến diễn ra vào tối 23/5, tại Cung Điền kinh trong nhà, thuộc quận Nam Từ Liêm ( Hà Nội).
-
Kinh tế & Xã hội
VTV6 trực tiếp bóng đá hôm nay: U23 Việt Nam vs Thái Lan, chung kết SEA Games 31
10:53'
VTV6 trực tiếp bóng đá hôm nay: U23 Việt Nam vs Thái Lan, chung kết SEA Games 31 (19h00, 22/5). Xem bóng đá trực tiếp U23 VN vs Thái. VTV6 trực tiếp bóng đá Seagame 31.
-
Kinh tế & Xã hội
Tai nạn máy bay ở Đông Nam nước Pháp làm 5 người thiệt mạng
08:30'
Phóng viên TTXVN tại Pháp dẫn thông tin từ truyền thông địa phương cho biết một vụ tai nạn máy bay du lịch đã xảy ra ở miền Đông Nam nước này khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.
-
Kinh tế & Xã hội
Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam nhận mưa tiền thưởng
08:11'
Sau khi giành HCV, thầy trò Huấn luyện viên Mai Đức Chung nhận nhiều phần thưởng từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), tỉnh Quảng Ninh và các mạnh thường quân.
-
Kinh tế & Xã hội
Cảm xúc của HLV Mai Đức Chung sau khi các "cô gái vàng" bảo vệ thành công ngôi vô địch
07:59'
Huấn luyện viên Mai Đức Chung đã không giấu được niềm vui sướng khi chiếc Huy chương Vàng SEA Games thứ 3 liên tiếp đã thuộc về đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Chủ tịch nước biểu dương Đội tuyển bóng đá nữ
07:59'
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương và khen ngợi các "cô gái vàng Việt Nam".
-
Kinh tế & Xã hội
Giải pháp bảo tồn và phát triển nghề truyền thống
07:30'
Nhờ sự phát triển ổn định của các làng nghề, nhiều làng thuần nông nay đã có nghề tiểu thủ công nghiệp.