Vướng chính sách, nhiều dự án năng lượng trọng điểm gặp khó
Những cơ chế chính sách đang được áp dụng cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các đơn vị thành viên đã không còn phù hợp với tình hình thực tế.
Đặc biệt, nhiều cơ chế, chính sách đã và đang là rào cản khiến cho việc triển khai các dự án năng lượng trọng điểm gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ chung của quá trình phát triển năng lượng đất nước.
Cùng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), PVN chính là một trong ba trụ cột năng lượng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Trong những năm qua, với vai trò và sứ mệnh được giao, PVN luôn phấn đấu, nỗ lực vượt khó hoàn thành và hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ, chỉ tiêu được Chính phủ giao. Số liệu được Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương ghi nhận: Trong giai đoạn 2007-2017, PVN duy trì mức tăng trưởng bình quân từ 15-20%; nộp trung bình 20% tổng thu ngân sách hàng năm. Tổng tài sản toàn Tập đoàn là 760 ngàn tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu hợp nhất gần 440 ngàn tỷ đồng. Tỉ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu bình quân đạt 13%/năm. Hệ số nợ/tổng tài sản (hợp nhất tại thời điểm 30/9/2016) là 0,4 lần, bảo đảm an toàn cao cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. Cùng với EVN và TKV, PVN đã góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ đời sống nhân dân và an ninh - quốc phòng… Tuy nhiên, hiện nay PVN còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng các công trình năng lượng, đặc biệt các dự án điện thuộc Tổng sơ đồ điện VII hiệu chỉnh. Do quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 22%, phần lợi nhuận sau thuế chỉ được trích lập 3 quý (khoảng 30% giá trị lợi nhuận sau thuế), phần còn lại nộp hết vào ngân sách Nhà nước. Do đó, PVN không đủ để thực hiện trách nhiệm của nhà đầu tư mà phải yêu cầu bảo lãnh vay vốn là bắt buộc. Nhiều dự án có quy mô lớn, vốn đầu tư lớn như Nhà máy điện Sông Hậu 1, Long Phú 1, mở rộng Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất… đều là các dự án đặc biệt quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia có tổng mức đầu tư lên tới nhiều tỷ USD. Việc thu xếp 70% vốn vay để triển khai các dự án này là hết sức khó khăn và không hiệu quả nếu không có bảo lãnh của Chính phủ. Về cơ chế, chính sách ưu đãi để khuyến khích các dự án điện khí LNG hiện nay và các năm tới, nguồn khí thiên nhiên giá thấp khai thác trong nước ngày càng suy giảm. Chính phủ đã có chủ trương quy hoạch phát triển lĩnh vực khí LNG tại Việt Nam để đa dang hóa nguồn năng lượng sơ cấp cho các dự án sản xuất điên, phát triển hiệu quả và bền vững ngành Điện Việt Nam, đáp ứng mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường… Đây là chủ trương đúng đắn, nhưng do giá khí LNG nhập khẩu cao dẫn tới giá điện sản xuất cũng tăng cao, khó cạnh tranh với các nguồn điện khác. Hiện nay, các bộ định mức đơn giá do các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành chưa đầy đủ, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện, biện pháp thi công khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc lập tổng mức đầu tư, tổng dự toán đối với các Nhà máy nhiệt điện. Cụ thể như tại Dự án Nhiệt điện Long Phú 1, tính đến hết tháng 9, tiến độ tổng thể của Dự án mới chỉ đạt 77% so với tiến độ cấp 2 được phê duyệt là 99,35%. Nguyên nhân chính do tổng mức đầu tư điều chỉnh của Dự án chưa được cấp có thẩm quyền xem xét, chấp thuận và khó khăn trong thu xếp vốn. Tương tự tại Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1, một trong những nguyên nhân dẫn tới việc chậm tiến độ là phương thức điều chỉnh giá chưa được duyệt… Một vấn đề nữa là việc thực hiện theo quy định của Điều 52, Luật Xây dựng. Cụ thể, theo quy định thì với các dự án Nhóm A, trước khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng làm cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều dự án điện đã được duyệt trong Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia. Đây là các dự án điện quan trọng, bắt buộc phải triển khai phù hợp với tiến độ quy hoạch để đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Xuất phát từ thực tế đó, trong văn bản gửi lãnh đạo Đảng, Chính phủ về việc xem xét giải quyết khó khăn, vướng mắc cho PVN mới đây, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng “không nên lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi nữa”. Đồng thời Hiệp hội Năng lượng Việt Nam kiến nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh Luật Xây dựng theo hướng cho phép chủ đầu tư các dự án điện có trong Quy hoạch phát triển điện Quốc gia không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Cũng tại văn bản trên, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tạo cơ chế chính sách để các dự án nhiệt điện Sông Hậu 1, Long Phú 1 và Dự án Nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất được cấp bảo lãnh vay vốn để đảm bảo đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho các dự án và triển khai thực hiện đúng tiến độ. Những vấn đề vướng mắc, tồn tại nêu trên đang được Chính phủ và các bộ, ngành vào cuộc tháo gỡ, nhưng còn đó không ít khó khăn. Vì vậy, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cũng đề nghị Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành tiếp tục chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ngành Dầu khí để đáp ứng được các mục tiêu Chiến lược đề ra trong Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về phát triển ngành Dầu khí và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Để làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các dự án trọng điểm của ngành Dầu khí, thời gian qua PVN đã phối hợp với các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan chuyên môn tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm nhằm tìm ra các giải pháp cụ thể, đưa ra các ý kiến, kiến nghị cho việc xử lý các khó khăn của ngành Dầu khí. Hầu hết các chuyên gia trong và ngoài nước đều thống nhất cho rằng, cần phải bổ sung, điều chỉnh Luật Dầu khí và các văn bản dưới luật cho phù hợp với bối cảnh hiện nay, đảm bảo sự hấp dẫn trong thu hút đầu tư… Đồng thời, phải có những chính sách, cơ chế phù hợp với đặc thù của ngành Dầu khí hướng đến sự phát triển bền vững, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Hơn bao giờ hết, PVN đang cần có những chính sách, giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn kịp thời cho các dự án mà Tập đoàn đang triển khai, hướng đến mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển đất nước trong thời gian tới./.- Từ khóa :
- pvn
- tập đoàn dầu khí
- ngành dầu khí
- dự án của pvn
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Giá dầu khởi sắc, PVN vượt nhiều chỉ tiêu tài chính
16:54' - 06/11/2018
Với giá dầu trong tháng 10 khởi sắc, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã vượt được các chỉ tiêu tài chính chủ chốt so với kế hoạch và cùng kỳ 2017.
-
Doanh nghiệp
PVN khẳng định không can thiệp vào hợp đồng kinh tế của BSR
21:23' - 02/11/2018
Ông Đinh Văn Sơn, Thành viên Hội đồng thành viên PVN vừa thông tin chính thức tới báo giới về dư luận PVN can thiệp vào các hợp đồng kinh tế của đơn vị thành viên là BSR.
-
Doanh nghiệp
PVN kiến nghị Chính phủ gỡ khó khăn cho Dự án Lô B - Ô Môn
15:23' - 27/10/2018
Chuỗi Dự án Khí Điện Lô B – Ô Môn đang bị chậm tiến độ, có nguy cơ tăng tổng mức đầu tư và giảm hiệu quả kinh tế của dự án cũng như chậm nguồn thu của Chính phủ.
-
Doanh nghiệp
PVN đứng đầu Top 10 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất trong năm 2018
15:49' - 24/10/2018
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã trở lại vị trí đứng đầu Top 10 trong Bảng xếp hạng Profit500 – Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2018.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.