Vượt qua Mỹ, Trung Quốc trở thành nước có giá trị tài sản ròng lớn nhất
Một báo cáo mới đây của công ty nghiên cứu McKinsey Global Institute cho biết tổng giá trị tài sản ròng của Trung Quốc đã đạt 120.000 tỷ USD vào năm 2020, vượt qua mức 89.000 tỷ USD của Mỹ khi thị trường bất động sản “tăng nhiệt” đã đẩy giá trị nhà đất của quốc gia tỷ dân đi lên.
Theo đó, giá trị tài sản ròng của Trung Quốc (giá trị của tổng tài sản trừ đi nợ phải trả) đã tăng 17 lần từ mức 7.000 tỷ USD cách đây hai thập niên. Quốc gia này chiếm 23% tổng giá trị tài sản ròng toàn cầu vào năm 2020, trong khi Mỹ chiếm 17%. Tiếp theo là Nhật Bản với mức 7% và giá trị 35.000 tỷ USD. Báo cáo của McKinsey bao gồm 10 quốc gia chiếm 60% tổng thu nhập của thế giới, trong đó còn bao gồm Pháp, Đức, Canada, Australia, Vương quốc Anh, Mexico và Thụy Điển. McKinsey cũng lưu ý tổng giá trị tài sản ròng của nhóm này đã tăng từ 200.000 tỷ USD lên 510.000 tỷ USD. Giá bất động sản tăng cao là nguyên nhân chính làm gia tăng nhanh giá trị tài sản ròng tại Trung Quốc. Theo bộ phận nghiên cứu và phát triển của công ty dịch vụ bất động sản E-House, giá nhà trung bình ở 50 thành phố lớn của nước này hiện cao gấp 13 lần so với mức thu nhập trung bình. Vào năm 2015, con số đó là 10 lần. Với niềm tin rằng giá bất động sản không sụt giảm đã ăn sâu vào tâm trí người dân Trung Quốc, giá nhà trung bình ở nước này đã tăng gấp 5 lần trong suốt 20 năm qua. Đối với 10 quốc gia trong báo cáo của McKinsey, mức tăng trung bình tổng thể trong giai đoạn này là 200%. Bên cạnh đó, Trung Quốc không có một loại thuế tài sản cố định hoặc thuế thừa kế thống nhất. Chi phí sở hữu bất động sản thấp đã khiến mọi người không muốn bán lại tài sản của họ, qua đó đẩy giá lên cao hơn nữa. Báo cáo cũng cho hay quốc gia duy nhất khác từng vượt qua Mỹ là Nhật Bản. Vào năm 1990, tỷ trọng của Nhật Bản trong tổng tài sản ròng thế giới đạt 23% - cao hơn Mỹ một điểm phần trăm vào năm đó.Song đây cũng là thời điểm gần kết thúc bong bóng bất động sản của Nhật Bản, vốn đã đẩy giá lên cao đến mức các nhà quan sát thời đó nhận xét rằng “giá bất động sản khu vực trung tâm Tokyo đủ để mua toàn bộ nước Mỹ".
Giá trị tài sản ròng của Nhật Bản cũng cao gấp 8,3 lần Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 1990, tương tự như mức 8,2 lần của Trung Quốc vào năm 2020. Để tránh lặp lại sai lầm như Nhật Bản, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp kiềm chế đầu cơ bất động sản khi công chúng ngày càng lên tiếng về giá nhà chung cư cao ở các thành phố. Tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương (diễn ra từ ngày 8-10/12) Trung Quốc đã phát đi tín hiệu về kế hoạch sửa đổi các hạn chế đầu tư bất động sản. Nhưng giới chuyên gia cũng cảnh báo việc thắt chặt thị trường đột ngột có thể làm rung chuyển hệ thống tài chính và gây ra tình trạng trì trệ kinh tế trong thời gian dài. Tại Nhật Bản, giới hạn đầu tư bất động sản do Bộ Tài chính đưa ra đã góp phần làm “bong bóng” vỡ, song cũng khiến sự giàu có của nước này suy giảm mạnh kể từ đó./.>>>Trung Quốc lần đầu tiên cắt giảm lãi suất chuẩn trong mùa dịchTin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc gây thêm trở ngại cho kinh tế toàn cầu
14:15' - 21/12/2021
Nền kinh tế thế giới vẫn đang phải đương đầu với cuộc khủng hoảng COVID-19 lại đối mặt thêm với một trở ngại là kinh tế Trung Quốc giảm tốc đáng kể.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp phải thực hiện đúng các quy định trong xuất khẩu và phòng chống dịch của Trung Quốc
18:43' - 20/12/2021
Chiều 20/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng UBND tỉnh Lạng Sơn thông tin báo chí về tình hình ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nga, Mỹ có thể nối lại tiếp xúc song phương vào tuần tới
20:55' - 06/04/2025
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Channel One của Nga, khi được hỏi khi nào diễn ra các cuộc tiếp xúc tiếp theo giữa Nga và Mỹ, ông Dmitriev nói rằng: "Ngay trong tuần tới".
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có định hình lại thương mại toàn cầu?
19:28' - 06/04/2025
Tờ “The Korea Times” mới đăng bài viết của chuyên gia Troy Stangarone về tác động của chính sách thuế quan của Mỹ tới thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan sang Mỹ đàm phán thuế đối ứng
14:06' - 06/04/2025
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ trong tuần này để thảo luận về các vấn đề thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ
11:48' - 06/04/2025
Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ động tìm thuốc giải với thuế đối ứng của Mỹ
10:56' - 06/04/2025
Ngay sau thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về loạt mức thuế đối ứng có hiệu lực từ ngày 9/4, các đối tác thương mại của Washington đã nhanh chóng vào cuộc "tìm thuốc giải" cho vấn đề nóng này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump trấn an dân Mỹ về tác động chính sách thuế mới
10:34' - 06/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chính sách thuế quan mới áp dụng với nhiều quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ nhưng quá trình thực hiện sẽ gặp khó khăn và cần sự kiên nhẫn từ người dân Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:58' - 06/04/2025
BNEWS giới thiệu 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua, trong đó có việc Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan mới và phản ứng của các nước, các thị trường trước động thái này.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
07:38' - 06/04/2025
Chính phủ Cuba vừa cam kết trước Liên hợp quốc sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% trong tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2035.