Washington: Trung Quốc đánh cắp bí mật công nghệ của các công ty Mỹ
Trong báo cáo cập nhật mới nhất, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết Trung Quốc về cơ bản vẫn chưa thay đổi các hành động "không công bằng, vô lý và chi phối thị trường" được nêu rõ trong báo cáo điều tra Điều khoản 301 công bố hồi tháng 3 vừa qua.
Trái lại, cũng theo phía Mỹ, Trung Quốc dường như đã "gia tăng các nỗ lực tấn công mạng" trong những tháng gần đây nhằm đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, y sinh học, không gian dân sự, năng lượng tái tạo, robot, đường sắt, máy móc nông nghiệp và thiết bị y tế.
Hồi tháng trước, Bộ Tư pháp Mỹ đã cáo buộc các quan chức tình báo và đặc vụ Trung Quốc giám sát hoạt động đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ và thông tin từ các công ty công nghệ cao và hàng không vũ trụ Mỹ.
Các cáo buộc của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump được đưa ra trong bối cảnh các thị trường bi quan về khả năng 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể sớm giải quyết bất đồng thương mại.
Chứng khoán Mỹ đã lao dốc trong tuần này, một phần do lo ngại nguy cơ nổ ra chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sau khi Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Papua New Guinea cuối tuần qua không đưa ra được tuyên bố chung do sự bất đồng quan điểm giữa Mỹ và Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi thành lập vào năm 1993, Hội nghị Cấp cao APEC không đưa ra được tuyên bố chung chính thức.
Hiện nhiều người đang đặt hy vọng vào cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sắp tới ở Buenos Aires (Argentina). Đây được xem là cơ hội để hai nhà lãnh đạo tìm ra tiếng nói chung trong vấn đề thương mại.
Những tháng gần đây, căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington tăng lên khi hai bên liên tiếp áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của nhau. Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới đã làm rung chuyển các thị trường tài chính và phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu.
Đến nay, Mỹ đã áp thuế đối với khoảng 250 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc và Tổng thống Trump đã dọa tiếp tục sẽ áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 267 tỷ USD nếu hai bên không thể đạt một thỏa thuận về thương mại.
Mỹ cũng tuyên bố sẽ không tái khởi động đàm phán thương mại cho tới khi nhìn thấy những đáp ứng cụ thể của Trung Quốc đối với các yêu cầu của Washington./.
>>>Lĩnh vực công nghệ sẽ bị "siết chặt" hơn bởi các quy định mới- Từ khóa :
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Thời kỳ “vàng son” của nhóm cổ phiếu công nghệ đã qua?
18:46' - 19/11/2018
Giới đầu tư Phố Wall đã chứng kiến cổ phiếu của các công ty công nghệ từng đạt những tầm cao chói lọi trên thị trường chứng khoán. Giờ đây, chính những cổ phiếu đắt giá đó đang tuột dốc không phanh.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại: Trung Quốc yêu cầu Mỹ cung cấp bằng chứng
18:48' - 02/11/2018
Trung Quốc đã kêu gọi Mỹ cung cấp bằng chứng chứng minh cáo buộc đã hậu thuẫn kế hoạch nhằm đánh cắp bí mật thương mại từ một doanh nghiệp sản xuất thiết bị bán dẫn có trụ sở tại Mỹ.
-
Chuyển động DN
Các hãng quảng cáo bí mật sử dụng số điện thoại người dùng Facebook
09:42' - 28/09/2018
Ngày 27/9, Facebook thừa nhận các nhà quảng cáo đã bí mật sử dụng các số điện thoại do những người dùng mạng xã hội này cung cấp vốn nhằm để nâng cao tính bảo mật.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.