WB: Kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực
Theo đó, ghi nhận một số điểm mới như, trong bối cảnh đợt bùng phát dịch COVID-19 kéo dài, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức khi khởi động lại nền kinh tế sau thời gian dài giãn cách xã hội.
Tuy nhiên, số liệu kinh tế-xã hội tháng 10/2021 cho thấy sự suy giảm kinh tế đã chạm đáy, nhưng WB đã ghi nhận, kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực.
Chỉ số sản xuất công nghiệp và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã khởi sắc khi các hoạt động kinh tế từng bước được khôi phục, cho dù vẫn chưa phục hồi về mức được ghi nhận trước đợt bùng phát dịch tháng 4/2021.Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng 6,9% so với tháng 9 và chỉ thấp hơn 1,6% so với cùng kỳ năm 2020. Sự phục hồi này phần lớn nhờ hoạt động sản xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh và các trung tâm công nghiệp lân cận được khôi phục.
Các tiểu ngành năng động nhất là thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, may mặc và giày dép, sản phẩm cao su và nhựa, kim loại và đồ nội thất, đạt mức tăng trưởng hai con số so với tháng 9. Cán cân thương mại hàng hóa thặng dư tháng thứ hai liên tiếp do nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng chậm lại. Tính chung 10 tháng năm 2021, Việt Nam xuất siêu 160 triệu USD.
Trong khi đó, vốn FDI đăng ký giảm sau ba tháng tăng. Vốn FDI đăng ký trong tháng 10 đã giảm 47,4% so với tháng 9 sau 3 tháng phục hồi mạnh mẽ. Sự đảo ngược này có khả năng phản ánh tính mùa vụ của FDI và một dự án quy mô lớn đăng ký vào tháng 9/2021.Tính chung 10 tháng đầu năm 2021, cả nước đã thu hút được 23,7 tỷ USD vốn FDI đăng ký, cao hơn 1,1% so với cùng kỳ năm 2020. Ngược lại, nhờ các hạn chế đi lại được nới lỏng, giải ngân vốn FDI tiếp tục phục hồi, tăng 10% so với tháng 9, mặc dù vẫn thấp hơn 8,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 10 tháng năm 2021, số vốn FDI thực hiện giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Mặc dù giá nhiên liệu tăng, nhưng lạm phát vẫn giảm nhẹ do giá lương thực, thực phẩm giảm và nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm tiêu dùng khác còn yếu. Tăng trưởng tín dụng ổn định trong tháng 10 và lãi suất qua đêm liên ngân hàng chững lại sau 4 tháng giảm.Cân đối thu, chi ngân sách Nhà nước trở lại thặng dư vào tháng 10 chủ yếu do chi ngân sách giảm mạnh mặc dù thu ngân sách tiếp tục giảm tháng thứ ba. Tính chung 10 tháng năm 2021, ngân sách thặng dư là dấu hiệu cho thấy chính sách tài khóa thắt chặt tiếp tục được thực hiện, không hỗ trợ tổng cầu trong quá trình phục hồi.
Cụ thể, cân đối thu, chi ngân sách nhà nước thặng dư 28 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,2 tỷ USD trong tháng 10 do tổng chi giảm 18,8% mặc dù tổng thu cũng giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2020 do các hoạt động kinh tế chưa được khôi phục hoàn toàn.Chi tiêu công giảm ở cả chi đầu tư phát triển (giảm 25,7% so với cùng kỳ năm 2020 và chi thường xuyên giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 10 tháng năm 2021, ngân sách thặng dư 74,9 nghìn tỷ đồng tương đương 3,2 tỷ USD, với tổng chi giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi tổng thu tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2020
Với vốn đầu tư công giải ngân chậm, Chính phủ chỉ vay mức vốn khiêm tốn 15,6 nghìn tỷ đồng tương đương khoảng 0,67 tỷ USD trên thị trường trong nước trong tháng 10, nâng tổng vay nợ tính từ đầu năm lên 264,4 nghìn tỷ đồng bằng khoảng 14,4 tỷ USD, tương đương 75,5% kế hoạch năm.Thanh khoản dồi dào tiếp tục giữ chi phí vay ở mức thấp, với lợi suất trái phiếu Kho bạc Nhà nước kỳ hạn 10 năm trên thị trường sơ cấp tăng nhẹ 3 điểm cơ bản lên 2,15% vào cuối tháng 10.
Khi nền kinh tế mở cửa trở lại và phục hồi, ba hướng hành động chính vẫn có ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, về mặt y tế, việc tiếp tục triển khai tiêm vaccine một cách nhanh chóng và tăng cường cảnh giác bằng biện pháp xét nghiệm và cách ly sẽ đóng vai trò quan trọng vì số ca nhiễm dự kiến sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng mức độ di chuyển và tiếp xúc. Thứ hai, chính sách tài khóa chủ động hơn sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế.Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng trong tháng 11 và tháng 12/2021 cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải, du lịch, lưu trú, ăn uống và giải trí đã được thông qua, được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu trong nước vốn đã bị suy giảm nghiêm trọng. Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công có thể hỗ trợ tổng cầu trong khi đẩy mạnh trợ giúp xã hội có thể thúc đẩy cầu từ khu vực tư nhân. Cuối cùng, các cơ quan chức năng cần tiếp tục chú ý theo dõi sức khỏe của khu vực tài chính.
Theo các chuyên gia của WB, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều trở ngại trong việc khởi động lại nền kinh tế sau một thời gian cách ly xã hội kéo dài, nhưng những diễn biến tích cực được quan sát trong tháng 10 cho thấy tình hình kinh tế sẽ tiếp tục cải thiện và tăng trưởng được đẩy mạnh trong những tháng tới. Các can thiệp về chính sách tài khóa sẽ phát huy hiệu quả; trong đó có việc miễn giảm thuế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công và cung cấp trợ giúp xã hội cho những đối tượng gặp khó khăn. Theo đó, gói giảm thuế giá trị gia tăng trong tháng 11 và tháng 12/2021 đối với các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, du lịch, lưu trú, ăn uống và giải trí đã được thông qua, được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu nội địa trong các ngành này.Khi nền kinh tế mở cửa trở lại và số ca bệnh mới gia tăng, tiếp tục thực hiện tiêm vaccine một cách nhanh chóng và duy trì cảnh giác với các biện pháp xét nghiệm và cách ly sẽ giúp tránh một làn sóng dịch bệnh mới, một làn sóng có thể buộc Chính phủ phải áp dụng các biện pháp hạn chế mới để bảo vệ tính mạng của người dân.
Lạm phát cũng cần được theo dõi vì nhu cầu trong nước phục hồi trong bối cảnh giá năng lượng trên thế giới tăng có thể gây ra áp lực tăng giá. Sức khỏe khu vực tài chính cũng cần được giám sát chặt chẽ./.
- Từ khóa :
- Ngân hàng Thế giới
- WB
- Kinh tế vĩ mô Việt Nam
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
WB cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tiếp cận các nguồn tài chính bền vững
22:12' - 02/11/2021
Tổng Giám đốc điều hành WB cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô; tiếp cận các nguồn tài chính bền vững hướng tới tăng trưởng xanh, bền vững và bao trùm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Mong muốn hợp tác giữa Hà Nội và WB ngày càng chặt chẽ
20:11' - 02/11/2021
Bí thư Thành ủy Hà Nội mong muốn, sự hợp tác giữa Hà Nội và WB sẽ ngày càng chặt chẽ, có được những dự án cụ thể, qua đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của Thủ đô.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội mới cho quan hệ kinh tế Việt Nam - Vương quốc Anh
08:32' - 30/10/2021
Sau gần 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Vương quốc Anh liên tục tăng trưởng và phát triển tích cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam-Uruguay
11:18' - 21/10/2021
Tại kỳ họp, hai bên đã tiến hành trao đổi về tình hình hợp tác giữa Việt Nam và Uruguay trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính, nông nghiệp, khoa học công nghệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Eurogroup kêu gọi hành động thống nhất ứng phó khủng hoảng
09:14'
Chủ tịch Eurogroup, ông Paschal Donohoe, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có một lập trường thống nhất trong khu vực đồng euro nhằm đối phó với những thách thức kinh tế đang nổi lên trên toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc nhiều điểm sáng hợp tác nổi bật trên các lĩnh vực
11:10' - 11/04/2025
Phóng viên TTXVN đã trả lời phỏng vấn về chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ làm rõ mức thuế đối với hàng Trung Quốc là 145%
08:47' - 11/04/2025
Nhà Trắng ngày 10/4 làm rõ rằng mức thuế 125% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc được công bố trước đó một ngày là mức thuế bổ sung cho mức thuế 20% trước đó.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia hạ triển vọng tăng trưởng của Đức xuống còn 0,1%
08:45' - 11/04/2025
Các viện kinh tế Đức ngày 10/4 đã cắt giảm dự báo tăng trưởng trong năm 2025 của nền kinh tế lớn nhất châu Âu xuống còn 0,1% so với mức 0,8% dự kiến hồi tháng 9 năm ngoái.
-
Ý kiến và Bình luận
IEA: Chiến tranh thương mại có thể cản trở sự phát triển của AI
15:26' - 10/04/2025
IEA nhận định sự leo thang căng thẳng thuế quan toàn cầu có thể làm chậm đà tăng trưởng của lĩnh vực dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed: Kinh tế Mỹ đối mặt rủi ro giảm tốc và lạm phát cao
11:11' - 10/04/2025
Các nhà hoạch định chính sách gần như nhất trí rằng nền kinh tế Mỹ đối mặt với rủi ro lạm phát cao và tăng trưởng chậm lại cùng lúc.
-
Ý kiến và Bình luận
Nguy cơ kinh tế Thụy Sỹ thiệt hại nặng vì thuế quan của Mỹ
09:10' - 10/04/2025
Trung tâm nghiên cứu kinh tế (KOF) của trường ETH Zurich ngày 9/4 cảnh báo rằng kế hoạch thuế quan mới của Mỹ có thể ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Thụy Sỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
ECB cảnh báo lạm phát cao làm chậm quá trình bình thường hóa tiền tệ
07:21' - 09/04/2025
Các nhà kinh tế cho biết sự sụt giảm trên thị trường tài chính toàn cầu do chương trình áp thuế quan của Mỹ đã củng cố khả năng ECB sẽ cắt giảm lãi suất thêm một lần nữa vào tuần tới.
-
Ý kiến và Bình luận
AmCham Việt Nam và Hiệp hội chăn nuôi tiếp tục lên tiếng về thuế quan của Mỹ
20:52' - 08/04/2025
Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) đã có những đề xuất, kiến nghị nhằm hài hòa lợi ích cho cả hai bên.