WEF ASEAN 2018: PPP là công cụ quan trọng để "hút" đầu tư vào nông nghiệp
Sáng 11/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đến dự và phát biểu khai mạc tại Diễn đàn Tăng trưởng châu Á 2018, sự kiện quan trọng khởi động Diễn đàn WEF - ASEAN diễn ra tại Hà Nội từ 11 – 13/9/2018.
Tham gia Hội nghị có lãnh đạo các Bộ Nông nghiệp của các quốc gia trong khu vực ASEAN, lãnh đạo các tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn toàn cầu và các công ty có đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tại khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Diễn đàn tăng trưởng châu Á có chủ đề “Đổi mới để tạo ra thay đổi: Khám phá và truyền cảm hứng” với 18 phiên kỹ thuật. Diễn đàn thảo luận nhiều chủ đề quan trọng như tài chính nông nghiệp, đổi mới kỹ thuật số trong sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp với cách mạng công nghệ 4.0, công nghệ chính xác trong nông nghiệp, nông nghiệp phát thải thấp, chuyển giao công nghệ tới người nông dân trong chuỗi giá trị, chuyển đổi lao động nông nghiệp… Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của phần lớn các quốc gia ASEAN, sản xuất nông, lâm, thủy sản trong khu vực không chỉ đảm bảo an ninh lương thực nội khối với dân số 650 triệu người mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Nhấn mạnh chủ đề của Diễn đàn tăng trưởng châu Á là “Đổi mới để tạo ra thay đổi: Khám phá và truyền cảm hứng”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, muốn hội nhập sâu rộng hơn, ngành Nông nghiệp cần phải chuyển đổi mạnh mẽ hơn nữa với sự tham gia sâu rộng hơn của khu vực tư nhân, sử dụng các công nghệ hiện đại của cách mạng công nghệ 4.0 để chuyển đổi ngành nông nghiệp, trở nên hiện đại, hiệu quả, bao trùm và bền vững hơn.Theo Phó Thủ tướng, hợp tác trong nông nghiệp cũng là một trong những nội dung quan trọng nhất của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nhằm gia tăng sức mạnh và năng lực thâm nhập thị trường của sản phẩm nông nghiệp, xây dựng chuỗi liên kết sản phẩm nông nghiệp, tăng cường sự tham gia và hưởng lợi của hộ nông dân.
Trong đó, các biện pháp thực hiện bao gồm đẩy mạnh hợp tác chiến lược trong nông nghiệp trong ASEAN thông qua hợp tác song phương, đa phương và khu vực; thiết lập các liên kết tiềm năng trong nông nghiệp ASEAN và thúc đẩy đầu tư trực tiếp và quan hệ đối tác chiến lược trong hợp tác nông nghiệp ASEAN giữa nhà sản xuất, khách hàng và doanh nghiệp thương mại. Sáng kiến Tăng trưởng châu Á là sự kết nối và tạo dựng đối tác nhiều bên để hỗ trợ các nước trong khu vực ASEAN thực hiện mục tiêu đề ra trong Sáng kiến Tầm nhìn mới trong nông nghiệp của Diễn đàn kinh tế thế giới là nâng cao sản lượng nông nghiệp lên 20%, giảm lượng phát thải carbon 20% và giảm tỷ lệ đói nghèo xuống 20% sau mỗi thập kỷ cho đến năm 2030. Mục tiêu này được thực hiện thông qua việc gắn kết sự tham gia của các bên liên quan là Chính phủ, doanh nghiệp và người nông dân, đặc biệt là thông qua mô hình đối tác công - tư (PPP). “Việt Nam coi PPP là một công cụ quan trọng để thu hút đầu tư vào ngành, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và tăng cường đầu tư vào chế biến sâu. Chủ trương ưu tiên thu hút đầu tư theo hình thức PPP đã được Chính phủ thể chế hóa bằng các chính sách”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Trong Kế hoạch hành động triển khai tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của Việt Nam đến năm 2020, Chính phủ đã đặt nông nghiệp làm trọng tâm cho phát triển kinh tế bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng nông thôn thịnh vượng. Khoa học công nghệ và đầu tư theo mô hình PPP sẽ là hai nhân tố giúp hiện thực hóa mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững của Việt Nam. Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, trong giai đoạn phát triển hiện nay, bên cạnh vai trò kiến tạo của Chính phủ, vai trò chủ thể của nông dân, cần phải có sự đồng hành của doanh nghiệp. Doanh nghiệp là tác nhân năng động nhất trong chuỗi giá trị, đóng vai trò tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản.Đặc biệt, doanh nghiệp có điều kiện, tiềm lực để ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao vào sản xuất và chế biến nông sản, trong bối cảnh thực hiện cuộc cách mạng công nghệ 4.0 để xây dựng một ngành nông nghiệp hiện đại, có năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng cao, áp dụng các tiêu chuẩn bền vững về xã hội và môi trường trong toàn chuỗi giá trị nông nghiệp.
Phó Thủ tướng tin tưởng các nhà quản lý, chuyên gia và doanh nhân tham dự Diễn đàn sẽ cùng nhau chia sẻ cách thức đổi mới trong sản xuất, đầu tư và kinh doanh nông nghiệp, ứng dụng thành quả của khoa học công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất nông nghiệp thông minh để phát huy lợi thế của nông nghiệp trong vùng, cải thiện đời sống của người nông dân và góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu trong bối cảnh biến đổi khí hậu./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch điều hành WEF: Doanh nghiệp khởi nghiệp là động lực của công nghệ mới
12:47' - 11/09/2018
Theo Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab, sự hiện diện của Cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ 4 đã làm thay đổi không chỉ mô hình kinh doanh mà còn tạo ra sự khác biệt đối với các nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
WEF ASEAN 2018: Diễn đàn mở “ASEAN 4.0 cho tất cả”
11:16' - 11/09/2018
Trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018) diễn ra tại Hà Nội, ngày 11/9, Diễn đàn mở với chủ đề “ASEAN 4.0 cho tất cả...." do Bộ KH và CN Việt Nam chủ trì
-
Kinh tế Việt Nam
WEF ASEAN 2018: Quảng Ninh sẵn sàng chờ làn sóng đầu tư
10:21' - 11/09/2018
Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: du lịch, dịch vụ, khách sạn, công nghiệp, khai khoáng, sản xuất sợi, vật liệu xây dựng,…
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật
09:34'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến xây dựng 2 Dự án luật và 4 Đề nghị xây dựng Luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ mầm non, học sinh phổ thông
08:12'
Dự thảo Nghị quyết bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí là: Trẻ em mầm non dưới 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục; học sinh trung học phổ thông...
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu: Thông điệp mạnh mẽ từ người đứng đầu
21:14' - 21/05/2025
Chỉ trong vài tháng đầu năm 2025, hàng loạt vụ sữa, thực phẩm, thuốc và phụ gia giả... bị phát hiện sau những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, động thái vào cuộc mạnh mẽ của các bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả
20:21' - 21/05/2025
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trịnh Mạnh Linh làm thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý nghiêm các vi phạm về nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp
19:51' - 21/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chủ động phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công Thương thực hiện việc kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh thực phẩm giả, độc hại
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát toàn diện từ vùng trồng đến đóng gói sầu riêng xuất khẩu
19:41' - 21/05/2025
Trước thực trạng này, Cục đã làm việc trực tiếp với tỉnh để thống nhất giải pháp đồng bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Tăng công suất khai thác các mỏ đá phục vụ sân bay Long Thành
19:21' - 21/05/2025
Các đơn vị cần tập trung, nỗ lực hơn nữa để đảm bảo tiến độ dự án, hoàn thành toàn bộ các hạng mục tại sân bay Long Thành vào cuối năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát, đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng
19:11' - 21/05/2025
Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tổ chức kiểm tra, rà soát công tác đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều đại biểu đồng tình giảm thuế VAT với tất cả hàng hóa
18:23' - 21/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.