WHO công bố báo cáo nghiên cứu về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố bản báo cáo dài 120 trang, đánh giá các khả năng phát sinh bệnh theo một số giả thuyết chính, nhưng không đưa ra kết luận chắc chắn nào.
Theo đó, báo cáo nhận định "có khả năng hoặc rất có khả năng" bệnh lây qua một vật chủ trung gian; "có khả năng" bệnh lây truyền từ các chuỗi thực phẩm đông lạnh; tuy nhiên "cực kỳ ít khả năng" bệnh phát sinh từ một sự cố phòng thí nghiệm.
Theo báo cáo, các loại virus tương tự SARS-CoV-2 đã được tìm thấy ở các loài dơi và tê tê, nhưng chưa xác định được vật chủ trung gian truyền virus này sang người. Các loài chồn và mèo - từng được biết đến là những loài dễ nhiễm bệnh - có thể cũng là vật chủ trung gian.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Ghebreyesus nhấn mạnh: "Tất cả các giả thuyết trên vẫn để ngỏ". Ông Tedros Ghebreyesus nói thêm: “Mặc dù nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng rất ít khả năng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm, song điều này đòi hỏi phải được điều tra thêm, đặc biệt cần thêm sự vào cuộc của giới chuyên gia”. Người đứng đầu WHO hoan nghênh báo cáo trên, cho rằng báo cáo "góp phần đáng kể nâng cao hiểu biết" về đại dịch COVID-19.
Nhóm nghiên cứu gồm 34 chuyên gia của WHO và Trung Quốc đã phối hợp tiến hành nghiên cứu trong 28 ngày, từ 14/1 - 10/2, tại thành phố Vũ Hán (Wuhan) của Trung Quốc để đánh giá các khả năng phát sinh virus SARS-CoV-2.
Các chuyên gia đã đưa ra một loạt khuyến nghị cho các nghiên cứu trong tương lai: phát triển cơ sở dữ liệu thông tin toàn diện, tiến hành nghiên cứu sâu, mang tính hệ thống về các trường hợp dịch bệnh trước đây và các vật chủ có thể làm lây lan dịch bệnh, đồng thời phân tích khả năng dây chuyền thực phẩm đông lạnh làm lây lan virus phát sinh dịch bệnh.
Báo cáo trên được cho là đã bác bỏ giả thuyết mà cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đưa ra cho rằng virus SARS-CoV-2 có thể phát tán từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc ở Vũ Hán.
Trung Quốc hoan nghênh báo cáo, đồng thời cho rằng nghiên cứu chung của Trung Quốc và WHO sẽ đóng một vai trò tích cực tromg việc thúc đẩy hợp tác toàn cầu truy tìm nguồn gốc bệnh COVID-19. Tuy nhiên, 14 nước, trong đó có Nhật Bản, Mỹ, Australia, Anh, Canada và Hàn Quốc, bày tỏ quan ngại, cho rằng nghiên cứu này bị trì hoãn và không được truy cập đầy đủ các dữ liệu gốc hoàn chỉnh.
Theo hãng thông tấn Kyodo, trong một tuyên bố chung, 14 quốc gia trên kêu gọi "một quy trình nhanh, hiệu quả, minh bạch, trên cơ sở khoa học và độc lập" để đưa ra những đánh giá quốc tế trong trường hợp bùng phát các đại dịch trong tương lai./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Sắp tới sẽ tiêm chủng vaccine COVID-19 trên quy mô rộng hơn
08:07' - 31/03/2021
Thời gian tới, việc tiêm chủng vaccine COVID-19 sẽ được triển khai trên quy mô rộng hơn, cho nhiều đối tượng tiêm hơn.
-
Kinh tế & Xã hội
Campuchia lên kế hoạch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người nước ngoài
07:49' - 31/03/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia thông báo sẽ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người nước ngoài sinh sống tại Campuchia trên cơ sở tự nguyện.
-
Chuyển động DN
Pfizer/BioNTech nâng mục tiêu sản lượng vaccine ngừa COVID-19
06:30' - 31/03/2021
Công ty dược phẩm BioNTech của Đức ngày 30/3 cho biết công ty cùng đối tác của mình là Pfizer (Mỹ) sẽ tăng sản lượng vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lên 2,5 tỷ liều đến cuối năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump giảm nhẹ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng
09:31'
Mức thuế 25% đối với xe ô tô và một số phụ tùng sẽ không được áp dụng chồng lên mức thuế nhôm và thép cũng như mức thuế đối với Canada và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48' - 29/04/2025
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia: Thuế quan mới có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái trong mùa Hè 2025
17:29' - 29/04/2025
Tác động kinh tế từ các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ sớm hiện rõ với người dân Mỹ và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế ngay trong mùa Hè năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng của “thương hiệu Mỹ” sau 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump
15:07' - 29/04/2025
Trong 100 ngày đầu nắm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thị trường đã trải qua những biến động mạnh, khiến một số nhà đầu tư rời bỏ tài sản Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro
14:02' - 29/04/2025
Công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Standard & Poor's (S&P) cảnh báo xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro, vì hàng tỷ USD cam kết bầu cử từ 2 đảng chính.
-
Kinh tế Thế giới
“Tàu du lịch bạc” thành từ khoá hot tại Trung Quốc
13:05' - 29/04/2025
Những năm gần đây, người cao tuổi chú trọng vào “du lịch chậm” đã dần trở thành lực lượng chủ lực của ngành du lịch, “tàu du lịch bạc” đã trở thành một từ khóa hot tại thị trường du lịch Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Israel muốn nâng cấp thỏa thuận FTA với Mỹ
12:50' - 29/04/2025
Ngày 28/4, Bộ trưởng Kinh tế Israel, ông Nir Barkat cho biết nước này đã đề xuất cải tổ hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có từ 4 thập kỷ với Mỹ, nhằm tránh bị áp thuế từ đồng minh thân cận nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với rủi ro và thách thức
09:43' - 29/04/2025
Từ đầu năm đến nay, những rủi ro và thách thức đối với sự phát triển ngoại thương của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt.