WHO đưa ra hướng dẫn mới về tự xét nghiệm HIV
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra hướng dẫn mới về xét nghiệm HIV nhằm cải thiện việc tiếp cận chẩn đoán và sử dụng công cụ chẩn đoán một cách thiết thực, hiệu quả.
Theo báo cáo mới của WHO, hạn chế trong tiếp cận chẩn đoán là rào cản lớn cho việc thực hiện khuyến nghị của tổ chức này về cung cấp thuốc kháng virus HIV cho tất cả những người nhiễm bệnh.
Hiện nay hơn 18 triệu người trên thế giới nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng virus, nhưng cũng có một số lượng người tương đương vẫn chưa thể tiếp cận được hình thức điều trị này, phần lớn trong số họ còn chưa biết về tình trạng nhiễm virus của bản thân. Có khoảng 40% người nhiễm HIV, tương đương với hơn 14 triệu người, không hay biết về tình trạng của mình.
Theo Tổng Giám đốc WHO Magaret Chan, việc tự xét nghiệm HIV cần phải giúp nhiều người biết về tình trạng sức khỏe của bản thân hơn và biết cách để tiếp cận được các dịch vụ phòng ngừa hay điều trị bệnh.
Để tự xét nghiệm HIV, mọi người chỉ cần lấy nước bọt hoặc chích máu ở ngón tay để kiểm tra, kết quả sẽ được biết trong vòng 20 phút hoặc thậm chí nhanh hơn. WHO khuyến cáo những người có kết quả dương tính với HIV cần được cung cấp thông tin và đầu mối liên lạc với các dịch vụ tư vấn, phòng ngừa, chữa trị và chăm sóc.
Tự xét nghiệm HIV là phương tiện là công cụ hiệu của đối với những người nhiễm HIV vẫn chưa được phát hiện. Đây là tiến bộ giúp chẩn đoán sớm trước khi người nhiễm HIV rơi vào tình trạng phát bệnh AIDS. Điều này rất quan trọng với những người có khó khăn về tiếp cận các dịch vụ hiện có.
Từ năm 2005 đến 2015, trên toàn thế giới tỷ lệ người biết về tình trạng nhiễm HIV của bản thân đã tăng từ 12 lên 60%. Việc gia tăng các phát hiện tình trạng nhiễm HIV trên thế giới giúp 80% những người nhiễm virus này được chẩn đoán và điều trị kháng HIV.
Tuy nhiên việc phát hiện tình trạng nhiễm HIV vẫn còn thấp trong một số nhóm người dân, điển hình là nam giới ít biết về tình trạng nhiễm virus của mình, ít được tiếp cận các dịch vụ chữa trị hơn so với nữ giới. Nam giới chỉ chiếm 30% tổng số người được thực hiện các xét nghiệm HIV và do đó họ ít có khả năng tiếp cận điều trị kháng HIV hơn và có nhiều nguy cơ chết vì các bệnh liên quan đến HIV hơn so với phụ nữ.
Hiện có hơn 20 nước đã khởi động chính sách quốc gia nhằm mở rộng cung cấp dụng cụ tự xét nghiệm HIV. Một số nước đang chuẩn bị tiến hành chính sách tương tự. Nhưng việc thực hiện vẫn còn hạn chế. WHO đang trợ giúp các quốc gia thông quaviệc cấp phát miễn phí hoặc bán với giá rẻ các dụng cụ tiến hành tự xét nghiệm./.
- Từ khóa :
- WHO
- tự xét nghiệm HIV
- xét nghiệm hiv
- điều trị hiv
- hiv
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hỗ trợ bệnh nhân điều trị thuốc kháng vi-rút HIV có thẻ BHYT
13:06' - 24/11/2016
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc thanh toán thuốc kháng vi-rút HIV được mua sắm tập trung sử dụng nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hỗ trợ người sử dụng thuốc kháng virút HIV
-
Kinh tế & Xã hội
WHO: Zika không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu
08:25' - 19/11/2016
Ngày 18/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo dịch virus Zika không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu về y tế cộng đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
WHO cảnh báo khả năng xuất hiện các chủng virus nguy hiểm mới
18:13' - 18/11/2016
Giám đốc Vụ chiến lược, chính sách và thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Christopher Die ngày 18/11 cảnh báo thế giới cần cảnh giác với khả năng xuất hiện các chủng loại virus nguy hiểm mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Báo động tái gia tăng trẻ lây nhiễm HIV từ mẹ
11:15' - 16/10/2016
Báo cáo của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thành phố Hồ Chí Minh, 8 tháng của năm 2016 có 22 trẻ nhiễm HIV từ mẹ, tăng 4 ca so với năm 2015.
-
Kinh tế & Xã hội
Điều chế thành công vaccine phòng ngừa lây nhiễm HIV mới
22:05' - 20/07/2016
Tại Hội nghị quốc tế về phòng chống AIDS lần thứ 21 (AIDS 2016) ở Nam Phi, các nhà khoa học Mỹ và Nam Phi đã giới thiệu một loại vaccine phòng ngừa lây nhiễm HIV mới mang tên HVTN 100.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15' - 22/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13' - 22/05/2025
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16' - 22/05/2025
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.