WTO dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu 2023 ở mức 1,7%
Các nhà kinh tế của WTO cho biết khối lượng thương mại hàng hóa thế giới năm 2023 có thể không đạt được mức như mong đợi dù dự báo GDP đã tăng nhẹ kể từ mùa Thu năm ngoái trong bối cảnh còn nhiều bất ổn do ảnh hưởng của xung đột tại Ukraine, tình trạng lạm phát cao dai dẳng, chính sách tiền tệ thắt chặt và thị trường tài chính bấp bênh.
Trong báo cáo, các nhà kinh tế của WTO ước tính mức tăng trưởng GDP thực trên toàn cầu (theo tỷ giá hối đoái thị trường) là 2,4% cho năm 2023. Các dự báo về tăng trưởng thương mại và sản lượng lần lượt là 2,6% và 2,7%, đều thấp hơn mức trung bình trong 12 năm qua.
Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala cho biết thương mại tiếp tục là động lực giúp nền kinh tế toàn cầu phục hồi, nhưng sẽ vẫn chịu áp lực từ các yếu tố bên ngoài trong năm 2023.
Do đó, các chính phủ càng cần phải hành động một cách nhất quán, tránh hành động kiềm chế hay gây trở thương mại.
Theo bà, việc chú trọng hợp tác đa phương trong lĩnh vực thương mại, như cách các thành viên WTO đã làm tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 12 vào tháng 6/2022, sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mức sống của người dân trong dài hạn.
Mức tăng trưởng thương mại toàn cầu đạt 2,7% trong năm 2022 đã giảm mạnh so với mức dự báo tăng trưởng 3,5% mà tổ chức này đưa ra hồi tháng 10/2022. Nguyên nhân chủ yếu là do thương mại toàn cầu quý IV/2022 giảm mạnh đã kéo giảm tốc độ tăng trưởng trong năm.
Một số yếu tố góp phần vào sự sụt giảm này gồm giá cả hàng hóa toàn cầu tăng cao, chính sách tiền tệ được thắt chặt để đối phó với lạm phát và gián đoạn sản xuất và thương mại ở Trung Quốc do ảnh hưởng của COVID-19.
Trong khi đó, mức dự báo 1,7% cho tăng trưởng thương mại vào năm 2023 đã tăng so với mức 1% mà WTO đưa ra trong báo cáo công bố hồi tháng 10/2022.
Một yếu tố quan trọng góp phần nâng dự báo là việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát đại dịch COVID-19, giúp giải phóng nhu cầu tiêu dùng bị kìm nén ở nước này, từ đó thúc đẩy thương mại quốc tế.
Theo nhà kinh tế trưởng của WTO Ralph Ossa, những tác động kéo dài của COVID-19 và căng thẳng địa chính trị gia tăng là những yếu tố chính ảnh hưởng đến thương mại và sản lượng trong năm 2022 và điều này cũng có thể xảy ra vào năm 2023.
Việc tăng lãi suất ở các nền kinh tế phát triển cũng dẫn tới xuất hiện những điểm yếu trong hệ thống ngân hàng kéo theo bất ổn tài chính rộng lớn hơn nếu không được kiểm soát. Các chính phủ và cơ quan quản lý cần phải cảnh giác với những điều này và các rủi ro tài chính khác trong những tháng tới.
Dự kiến trong năm 2024, tăng trưởng thương mại sẽ tăng trở lại 3,2%, khi GDP tăng lên 2,6%, nhưng ước tính này không chắc chắn do vẫn tồn tại những rủi ro đáng kể, bao gồm căng thẳng địa chính trị, nguồn cung lương thực thiếu chắc chắn và những nguy cơ tiềm tàng chưa được lường trước của chính sách thắt chặt tiền tệ./.
- Từ khóa :
- thương mại toàn cầu
- gdp toàn cầu
- kinh tế thế giới
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nước Anh toàn cầu và cơ hội từ CPTPP
16:03' - 04/04/2023
Sau 21 tháng cùng 3 vòng đàm phán chính, Anh đã đạt được thỏa thuận gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
-
Phân tích - Dự báo
Khủng hoảng lúa gạo toàn cầu và biện pháp ứng phó của thế giới
04:30' - 01/04/2023
Hàng trăm triệu nông dân châu Á phụ thuộc vào việc trồng trọt, nhiều người chỉ có những mảnh đất nhỏ. Tuy nhiên, vựa lúa của thế giới đang rạn nứt.
-
Ô tô xe máy
VinFast và BP hợp tác về giải pháp năng lượng và di chuyển điện hóa toàn cầu
20:13' - 30/03/2023
Ngày 30/3, tại Frankfurt (Đức), VinFast và BP - hãng dầu khí của Vương quốc Anh công bố ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc cung cấp các giải pháp năng lượng và di chuyển điện hóa toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo châu Á là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu?
18:59' - 29/03/2023
Theo báo cáo thường niên của BFA, tốc độ tăng trưởng khu vực châu Á trong năm 2023 có thể đạt 4,5%, cao hơn mức 4,2% trong năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính trầm trọng tại 22 quốc gia
14:26'
Xung đột và bạo lực vũ trang tiếp tục là nguyên nhân chính dẫn đến nạn đói ở nhiều điểm nóng, làm gián đoạn các hệ thống cung ứng lương thực.
-
Ý kiến và Bình luận
Cử tri Mỹ có lạc quan về "sức khoẻ" nền kinh tế?
09:11' - 31/10/2024
Ở thời điểm chưa đầy một tuần nữa nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử Tổng thống, nền kinh tế Mỹ được dự báo tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong quý III/2024.
-
Ý kiến và Bình luận
Thống đốc BoK hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Hàn Quốc
08:38' - 30/10/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) ông Rhee Chang-yong dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Hàn Quốc sẽ thấp hơn dự đoán 2,4% được đưa ra hồi tháng Tám do xuất khẩu suy giảm.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc phản đối quy định của Mỹ về hạn chế đầu tư công nghệ
08:24' - 30/10/2024
Ngày 29/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm đã bày tỏ phản đối quy định mới nhất của Mỹ về các hạn chế đầu tư nhằm vào Bắc Kinh.
-
Ý kiến và Bình luận
Phản ứng của các nước và doanh nghiệp về phần mềm ô tô của Trung Quốc
09:09' - 29/10/2024
Chính phủ Mexico bày tỏ quan ngại trước đề xuất của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cấm sử dụng phần mềm và phần cứng của Trung Quốc.
-
Ý kiến và Bình luận
Cần có mức trần chung cho giá nhà ở xã hội
19:31' - 28/10/2024
Dù có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, nhiều người mua nhà ở xã hội vẫn phải chờ đợi vì nguồn vốn từ Ngân hàng dẫn đến nghịch lý giữa cung cầu nhà ở và khả năng tiếp cận tài chính của người dân.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam-Malaysia còn nhiều dư địa hợp tác thương mại và du lịch
07:53' - 28/10/2024
Malaysia và Việt Nam có tiềm năng hợp tác lớn và điều này cũng đã được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đưa ra trong chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Malaysia Johari Bin Abdul.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Đồng yen Nhật yếu có lợi cho nền kinh tế
08:00' - 27/10/2024
Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản do tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu hơn so với sự gia tăng chi phí nhập khẩu.
-
Ý kiến và Bình luận
6 giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cuối năm
17:11' - 26/10/2024
Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024, những tháng cuối năm, Chính phủ sẽ tập trung vào 6 giải pháp trọng tâm.