Xác định nguyên nhân "căn bệnh" sợ trách nhiệm
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, tại phiên thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước sáng 31/5, vấn đề một bộ phận cán bộ, công chức chưa quyết liệt, có tâm lý đùn đẩy, sợ sai, gây ách tắc, cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước đã thu hút ý kiến thảo luận, tranh luận của nhiều đại biểu.
Đại biểu nhấn mạnh, cần xác định nguyên phát của "căn bệnh" này mới có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả, đồng nghĩa với việc cần phân hóa, phân định rõ một bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm ấy gồm những kiểu, nhóm cán bộ nào, nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm đó, để đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả.
Theo đại biểu Trần Quốc Tuấn, từ thực tiễn phản ánh cho thấy, hiện nay có 2 nhóm: Thứ nhất là nhóm cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị, né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai, không muốn làm vì không có lợi ích riêng. Thứ hai là nhóm cán bộ sợ vi phạm pháp luật nên không dám làm. Nêu quan điểm đối với bất cập từ nhóm thứ nhất có thể khắc phục được ngay vì từ trước đến nay, trong bất kỳ thời điểm hay tại bất kỳ cơ quan, đơn vị, địa phương nào cũng đều tồn tại một số ít cán bộ như thế. “Vấn đề là đơn vị đó có nhận diện được hay không và khi nhận diện được thì xử lý thế nào. Tôi cho rằng ngay trong thời điểm dầu sôi lửa bỏng này thì giải pháp cấp thiết cần làm ngay đó là ưu tiên thay thế những cán bộ ấy bằng những cán bộ tốt, có độ tâm huyết và trách nhiệm, vì chúng ta không thiếu những cán bộ tốt”, đại biểu Trần Quốc Tuấn đề nghị. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả về lâu dài, đại biểu đề xuất Quốc hội, Chính phủ cần chỉ đạo rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là những quy định pháp luật có liên quan đến công chức, viên chức để đảm bảo tính đồng nhất, không chồng chéo, mâu thuẫn và làm cơ sở khuyến khích, bảo vệ các cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Đại biểu nhận định nhóm thứ hai cán bộ sợ vi phạm pháp luật chiếm số đông trong nhóm cán bộ sợ trách nhiệm. Chính họ đã tạo ra những hạn chế, trở lực lớn nhất gây tắc nghẽn công việc trong toàn hệ thống.Theo đại biểu, những cán bộ này lo sợ vi phạm pháp luật xuất phát từ hai nguyên nhân chính. Nguyên nhân thứ nhất là một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, nhất là những văn bản dưới luật còn thiếu tính đồng nhất, khó thực hiện, điển hình như cùng một nội dung quy định nhưng lại có hai cách hiểu khác nhau, hay cùng một nội dung công việc nhưng lại có hai văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện không đồng nhất...
Nguyên nhân thứ hai làm cho cán bộ lo sợ vi phạm pháp luật là công tác thanh tra, kiểm tra ngày càng đi vào thực chất, cùng với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được triển khai quyết liệt và ngày càng hiệu quả. Đặc biệt là những vụ việc vi phạm pháp luật từ nhiều năm trước đến nay được phát hiện và do mức độ vi phạm nghiêm trọng nên bị xử lý hình sự. “Những vụ án này làm cho cán bộ nảy sinh tâm lý lo sợ vì chính những cán bộ ấy từng làm các công việc tương tự vào những thời điểm trước đây, từ đó đã tạo ra hiệu ứng lây lan đến một số cán bộ khác, hình thành nên tâm lý ngán ngại, lo sợ, sợ bị kỷ luật, nhất là sợ bị xử lý hình sự. Trong số cán bộ đó, chúng ta không loại trừ có những cán bộ tâm huyết, có trách nhiệm nhưng họ không thể triển khai thực hiện công việc do sự bất cập, thiếu đồng nhất của các văn bản hướng dẫn”, đại biểu nêu quan điểm. Từ thực trạng trên, đại biểu Tuấn đề xuất Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm tập trung nghiên cứu, rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản dưới luật, đảm bảo tính chặt chẽ, thống nhất; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giảm bớt gánh nặng cho các cơ quan cấp trên, đồng thời tăng cường trách nhiệm cho các địa phương và cơ quan cấp dưới; tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra giám sát để hướng dẫn, nhắc nhở, đôn đốc thực thi công vụ có hiệu quả...* Sửa đổi, hoàn thiện kịp thời các quy định bất cập
Tranh luận với đại biểu Trần Quốc Tuấn, đại biểu Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) cho rằng, đại biểu Tuấn nêu vấn đề đúng nhưng không chỉ như vậy. “Nếu chỉ thực thi công vụ,thực thi chức trách mà có hành lang pháp lý rõ ràng, phù hợp thì chắc chắn phần đông cán bộ, công chức, viên chức còn nỗ lực làm tốt hơn, chẳng có gì phải sợ. Thế nhưng trong thực tế hiện nay, không ít các việc lớn, việc nhỏ, nếu cán bộ, công chức, viên chức quyết định thực hiện để đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn, để đem đến hiệu quả cho dân, cho nước thì phải vi phạm, không nhiều thì ít, các quy định hiện hành của Đảng, pháp luật nhà nước... Cũng vì thế, việc cấp dưới hỏi xin ý kiến, chờ chỉ đạo của trên, thậm chí được giao nhiệm vụ rõ ràng rồi nhưng càng đi sâu vào thực hiện càng thấy vướng nên lại chuyển ngược lên cho cấp trên xin ý kiến rồi mới làm đang thành phổ biến, đôi khi lại được cho là phương pháp hợp lý nhất”, đại biểu Trần Hữu Hậu nói. Đại biểu tỉnh Tây Ninh cho rằng, cần có giải pháp để cán bộ, công chức, viên chức các cấp không cần cấp trên phải khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm mà chỉ cần tập trung trí tuệ, công sức để năng động, sáng tạo thực hiện công việc của mình đạt hiệu quả nhất cho dân, cho nước trong khuôn khổ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Khi phát hiện luật hoặc các quy định chưa phù hợp, cần tập trung sửa ngay với quy trình đảm bảo chặt chẽ nhưng vẫn đơn giản, ngắn gọn.“Rất mong Quốc hội xem xét để chúng ta có được những cách làm, những trình tự, thủ tục phù hợp hơn nữa, để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc phát sinh, để cán bộ, công chức, viên chức tập trung sức lực, trí tuệ để năng động, sáng tạo, làm tốt hơn chức trách, nhiệm vụ của mình trong sự thông thoáng của các quy định, của pháp luật”, đại biểu kiến nghị.
Đóng góp ý kiến liên quan đến nội dung trên, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) cho biết, trong thời điểm giao thoa sửa đổi nhiều dự án luật quan trọng, khi chưa có hành lang pháp lý rõ ràng để bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, tình trạng co cụm, sợ trách nhiệm diễn ra ở mức độ phổ biến cũng là điều dễ lý giải. Đây cũng là nguyên nhân góp phần không nhỏ làm chậm trễ tiến độ giải ngân. Cùng quan tâm tới vấn đề này, tranh luận tại hội trường, đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) cho rằng, vấn đề đặt ra là làm sao phải “bắt đúng bệnh”. Dẫn chứng từ câu chuyện giải ngân vốn đầu tư công, đại biểu Tạ Văn Hạ chỉ rõ, vấn đề này đã được đặt ra nhiều năm nhưng giải ngân vốn đầu tư công vẫn chậm, trong khi nếu các thủ tục đã hoàn thành thì càng các năm về cuối đáng lý phải càng dễ giải ngân, tỷ lệ giải ngân phải cao hơn, tuy nhiên thực tế vẫn còn rất thấp. Đại biểu khẳng định, Quốc hội đã rất tích cực đồng hành với Chính phủ tháo gỡ khó khăn về thể chế, bảo đảm đồng bộ với hệ thống pháp luật. Nhiều nghị quyết đã được ban hành để tháo gỡ những vướng mắc. Chính phủ đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Trong cùng một hệ thống chính sách, thể chế, nhiều địa phương giải ngân vẫn rất tốt, song đồng thời nhiều nơi vẫn chậm.Theo đại biểu Tạ Văn Hạ, cần xem xét lại trách nhiệm của người đứng đầu để quyết tâm, quyết liệt xử lý khi có sai phạm, thiếu trách nhiệm.
Đại biểu Trần Khánh Thu (Thái Bình) nhận định, việc chậm giải quyết các công việc, thủ tục hành chính đã gây ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm hiệu lực quản lý của nhà nước, giảm lòng tin của nhân dân. Đồng nhất ý kiến với một số đại biểu đã thảo luận trước đó, đại biểu Thu cũng cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có nguyên nhân khách quan là pháp luật có những điểm thiếu cụ thể, chưa đồng bộ.Theo đại biểu, cần tập trung rà soát bất cập, sửa đổi những quy định của pháp luật có liên quan theo hướng rõ ràng, minh bạch, đồng bộ hơn, có hành lang pháp lý bảo vệ cán bộ, công chức, khuyến khích tinh thần dám đương đầu khó khăn, dám tạo đột phá./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Bên lề Kỳ họp Quốc hội: Gỡ vướng trong hoạt động đấu thầu
17:03' - 30/05/2023
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, tiếp tục ghi nhận các ý kiến thảo luận về một số nội dung ý kiến khác nhau của Luật Đấu thầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Cho ý kiến về thí điểm cơ chế đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh
07:49' - 30/05/2023
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cũng được các đại biểu thảo luận ở tổ tại phiên họp chiều 30/5.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Tạo động lực để Tp. Hồ Chí Minh phát triển xứng tầm
17:36' - 29/05/2023
Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV sẽ thảo luận, xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017/QH về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp. Hồ Chí Minh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Hội Cựu chiến binh TTXVN tri ân các Anh hùng liệt sỹ ở vùng "đất lửa" Quảng Trị
20:31' - 22/11/2024
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), ngày 22/11 Hội Cựu chiến binh Thông tấn xã Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tri ân, về nguồn tại Quảng Trị.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 23/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 23/11/2024. SXMB thứ Bảy ngày 23/11
19:30' - 22/11/2024
Bnews. XSMB 23/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 23/11. XSMB thứ Bảy. Trực tiếp KQXSMB ngày 23/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 23/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 23/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 23/11/2024. XSMT thứ Bảy ngày 23/11
19:30' - 22/11/2024
Bnews. XSMT 23/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 23/11. XSMT thứ Bảy. Trực tiếp KQXSMT ngày 23/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 23/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 23/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 23/11/2024. XSMN thứ Bảy ngày 23/11
19:30' - 22/11/2024
Bnews. XSMN 23/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 23/11. XSMN thứ Bảy. Trực tiếp KQXSMN ngày 23/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy ngày 23/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Power 6/55 ngày 23/11 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 23/11/2024
19:30' - 22/11/2024
Bnews. Kết quả Vietlott Power 6/55 ngày 23/11 - Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 23 tháng 11 năm 2024 - Xổ số Vietlott Power 6/55 hôm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
Anh: Sơ tán tại Sân bay Gatwick do sự cố an ninh
19:00' - 22/11/2024
Sân bay Gatwick tại London, sân bay nhộn nhịp thứ hai ở Anh, đã sơ tán một phần lớn nhà ga như một biện pháp phòng ngừa do sự cố an ninh.
-
Kinh tế & Xã hội
XSLA 23/11 Kết quả xổ số Long An hôm nay ngày 23/11/2024. SXLA ngày 23/11
19:00' - 22/11/2024
Bnews. XSLA 23/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 23/11. XSLA Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSLA ngày 23/11. Kết quả xổ số Long An hôm nay ngày 23/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSBP 23/11. Kết quả xổ số Bình Phước hôm nay ngày 23/11/2024. SXBP ngày 23/11
19:00' - 22/11/2024
Bnews. XSBP 23/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 23/11. XSBP Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSBP ngày 23/11. Kết quả xổ số Bình Phước hôm nay ngày 23/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng "ngôi nhà chung" của những người làm báo
17:59' - 22/11/2024
Chiều 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị "Phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo".