Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn khi khai thác dữ liệu điện tử để kiểm toán
*Quy định rõ quyền khiếu nại đối với kết luận của kiểm toán
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, có ý kiến cho rằng, đối tượng kiểm toán theo dự thảo Luật là rất rộng, cần thu hẹp lại; đề nghị làm rõ thế nào là “cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán”.Một số ý kiến tán thành việc bổ sung nhiệm vụ giám định tư pháp, song băn khoăn vì dễ phải thành lập thêm tổ chức bộ máy, chưa phù hợp với Nghị quyết Trung ương.
Một số ý kiến đề nghị giới hạn chỉ giám định khi cấp có thẩm quyền yêu cầu để tránh chồng chéo và phù hợp với khả năng của Kiểm toán Nhà nước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc đề xuất bổ sung quy định này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khi các cơ quan tố tụng đề nghị Kiểm toán Nhà nước thực hiện giám định đối với một số vụ việc cụ thể phục vụ quá trình xem xét, giải quyết các vụ án tham nhũng, kinh tế.
Tuy nhiên, nếu bổ sung nhiệm vụ giám định tư pháp cho Kiểm toán Nhà nước thì Kiểm toán Nhà nước sẽ trở thành cơ quan giám định chuyên trách, trong khi nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước theo Hiến pháp và Luật Kiểm toán Nhà nước rất nặng nề nên khó khăn cho Kiểm toán Nhà nước trong triển khai thực hiện.
Trong quá trình sửa đổi Luật Giám định tư pháp sẽ nghiên cứu, bổ sung hợp lý nội dung này nếu cần thiết, vì vậy, không bổ sung nhiệm vụ giám định tư pháp cho Kiểm toán Nhà nước vào Dự thảo luật.
Về bổ sung quy định để thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng cần rà soát, lược bỏ, thể hiện lại hoặc bổ sung một số điều, khoản trong dự thảo Luật theo hướng hạn chế dẫn chiếu các nội dung đã được quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng, hạn chế tình trạng chồng chéo. Về quyền khiếu nại, khởi kiện trong hoạt động kiểm toán, một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp không đồng ý với kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; đề nghị quy định theo hướng khởi kiện ra tòa và quy định rõ cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý.Có ý kiến cho rằng, kết luận kiểm toán có giá trị pháp lý bắt buộc phải thực hiện nếu không quy định đối tượng được kiểm toán có quyền khiếu nại, khởi kiện sẽ không bảo đảm khách quan, công bằng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, Luật Kiểm toán Nhà nước đã quy định về giải quyết khiếu nại của đơn vị được kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán nhưng chưa thực sự đầy đủ, đặc biệt là chưa bảo đảm quyền khởi kiện ra tòa khi đơn vị được kiểm toán không đồng ý với đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị trong báo cáo kiểm toán.Vì vậy, cần quy định rõ đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán được quyền khiếu nại với Luật Kiểm toán Nhà nước về hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán và thành viên Đoàn kiểm toán.
Đơn vị được kiểm toán được quyền khiếu nại với Tổng Luật Kiểm toán Nhà nước về các đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trong báo cáo kiểm toán; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán có quyền khiếu nại với Tổng Luật Kiểm toán Nhà nước về kết luận, kiến nghị trong thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán.
*Đảm bảo bí mật cho đơn vị được kiểm toán Thảo luận tại hội trường, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị không giao quyền truy cập dữ liệu cho Kiểm toán Nhà nước vì liên quan đến an ninh, tài liệu mật, tối mật, quyền riêng tư được pháp luật bảo hộ, quy định bảo vệ bí mật nhà nước... Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải, việc bổ sung quyền truy cập cho Kiểm toán Nhà nước là cần thiết để phục vụ hoạt động kiểm toán và phù hợp với thời đại công nghệ thông tin, xu thế của cách mạng công nghiệp lần thứ 4.Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán có nhiều loại thông tin khác nhau, có cả những thông tin mật, tối mật, tuyệt mật, có những thông tin là bí mật riêng tư, bí mật nhà nước… nên cần phân cấp quyền truy cập phù hợp và phải quản lý, giám sát chặt chẽ.
Đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) cho rằng, việc quy định này là rất cần thiết, phù hợp với thời đại, xu thế hiện nay. Tuy nhiên, theo đại biểu, cơ sở dữ liệu thường có nhiều loại thông tin khác nhau, thông tin mật, tối mật, có những thông tin bí mật riêng tư... được pháp luật bảo hộ đầy đủ. Vì vậy, cần phân cấp quyền truy cập phù hợp, có quản lý, giám sát chặt chẽ, không để lộ, lọt bí mật.Mặt khác, để Kiểm toán Nhà nước có quyền truy cập cơ sở dữ liệu quốc gia để khai thác, thu thập thông tin có liên quan đến nội dung kiểm toán, song dự Luật lại chưa quy định rõ thẩm quyền và phạm vi được phép truy cập là chưa đầy đủ, cần bổ sung các nội dung này vào dự thảo luật- đại biểu đề nghị.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) lại đề nghị cân nhắc đến giới hạn của quyền truy cập dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ sở dữ liệu quốc gia của Kiểm toán Nhà nước. Đại biểu phân tích, nếu giới hạn quá sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền của các đối tượng.Tuy nhiên, hiện nay có một số cơ sở dữ liệu quốc gia, nhưng việc được truy cập cơ sở dữ liệu quốc gia ở các luật này hoặc các cơ quan, tổ chức muốn khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
Mặt khác, liên quan đến Luật An ninh mạng, cơ sở dữ liệu quốc gia thuộc hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, nếu quy định như dự thảo Luật thì không loại trừ việc Kiểm toán Nhà nước được truy cập vào các hệ thống cơ sở dữ liệu quan trọng của an ninh quốc gia.
Giải trình về nội dung này, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết, các đơn vị đều sử dụng dữ liệu điện tử nên Kiểm toán Nhà nước phải theo kịp, phải được cung cấp dữ liệu điện tử và kiểm tra dữ liệu đó.Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước, dữ liệu chỉ phục vụ cho nhiệm vụ kiểm toán và các Trưởng đoàn kiểm toán phải chịu trách nhiệm về việc này nên các đơn vị không cần lo lắng về việc lộ dữ liệu bí mật.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động kiểm toán, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
08:13' - 25/10/2019
Qua thực tiễn, hoạt động Kiểm toán Nhà nước đã khẳng định được vai trò không thể thiếu trong hệ thống kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo cơ sở pháp lý để Kiểm toán Nhà nước phòng, chống tham nhũng
07:49' - 24/10/2019
Thực hiện nhiệm vụ được giao, hoạt động của Kiểm toán Nhà nước đã góp phần không nhỏ vào công tác phòng, chống tham nhũng, đem lại nhiều kết quả tích cực, tạo niềm tin trong nhân dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa đổi Luật Kiểm toán nhà nước giúp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công
13:34' - 23/10/2019
24 năm kể từ khi thành lập (1994 - 2018), Kiểm toán nhà nước đã có nhiều đóng góp nhằm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, góp phần tăng thu, giảm chi cho ngân sách lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới
11:47'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trung ương xác định mục tiêu tổng quát năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối các tuyến giao thông trọng yếu để thúc đẩy liên kết vùng
11:17'
Tỉnh Hậu Giang tập trung thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, gia tăng kết nối với các tỉnh, thành phố, mở ra không gian phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp
10:41'
Tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.