Xác minh việc lợi dụng bán lươn giống để lừa đảo nông dân ở Phú Thọ
Ông Phạm Trung Kiên, Trưởng Công an huyện Cẩm Khê (Phú Thọ), cho biết Công an huyện đã nhận được nhiều đơn tố cáo ông Hà Huy Ngọc (sinh năm 1987, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã chăn nuôi Ngọc Đăng, đóng tại khu Đồng Rào, xã Tam Sơn, huyện Cẩm Khê), có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức ký hợp đồng mua bán lươn giống với các hộ dân.
Hiện Cơ quan điều tra (Công an huyện Cẩm Khê) đang xác minh, điều tra, nếu có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ khởi tố hình sự.
Cụ thể đến thời điểm này, Cơ quan điều tra Công an huyện Cẩm Khê đã nhận được 11 đơn tố cáo Hà Huy Ngọc có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức mua bán lươn giống của các ông: Phạm Văn Tuân ( sinh năm 1978, tại tỉnh Thanh Hóa); ông Phạm Ngọc Quý (quận Đống Đa, Hà Nội); ông Khuất Tất Dũng ( Phúc Thọ, Hà Nội); ông Hoàng Văn Võ (Đoan Hùng, Phú Thọ); ông Vũ Tiến Lực ( Đoan Hùng, Phú Thọ); ông Ma Văn Sỹ (huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn); ông Nguyễn Văn Nhạc (huyện Thanh Thủy, Phú Thọ); bà Nguyễn Thị Minh ( Đoan Hùng, Phú Thọ); ông Đăng Văn Chín (Đoan Hùng, Phú Thọ), ông Nguyễn Văn Tuấn (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc); Đỗ Văn Thao ( Phúc Thọ, Hà Nội). Bên cạnh đó, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam cũng đã nhận được nhiều đơn thư và ý kiến phản ánh qua điện thoại của nhiều hộ dân khác, liên quan đến việc mua bán lươn giống này, như hộ ông Phạm Văn Hữu (xã miền núi Minh Lương, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) bị mất gần 30 triệu đồng; hộ ông Phạm Văn Đăng (xã Minh Lương, huyện Đoan Hùng) bị mất 28 triệu đồng; gia đình anh Thành (tỉnh Yên Bái) bị mất 125 triệu đồng; gia đình anh Đông (Sơn Tây, Hà Nội) mất 120 triệu đồng… Theo phản ánh của ông Nguyễn Văn Tuấn (xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc), do tin vào lời giới thiệu sản phẩm và những thông tin quảng bá trên mạng của Hợp tác xã chăn nuôi Ngọc Đăng, gia đình ông liên hệ mua lươn và được ông Ngọc cùng đội nhân viên kỹ thuật về tận trang trại để tư vấn và kiểm tra mẫu nước. Sau nhiều ngày được hướng dẫn kỹ thuật, cùng với thông báo nguồn nước đảm bảo yêu cầu nuôi lươn, ngày 26/2/2020, ông Tuấn đã ký hợp đồng mua bán hàng hóa số 007/HĐMB-HTX với ông Hà Huy Ngọc. Nội dung hợp đồng nêu rõ, ông Tuấn (bên mua) mua 500 kg lươn, loại 100 con/kg, giá 330.000 đồng/kg, tổng số tiền là 158 triệu đồng cho Hợp tác xã chăn nuôi Ngọc Đăng (bên bán). Ông Tuấn đặt cọc 65 triệu đồng cho ông Ngọc. Số tiền còn lại được thanh toán sau khi hai bên giao, nhận lươn. Theo hợp đồng trên, ngày 14/3/2020, ông Hà Huy Ngọc đã trực tiếp mang lươn đến giao cho ông Tuấn tại trang trại. Sau khi nhận, lươn bơi khỏe, ông Tuấn đã thanh toán nốt số tiền còn lại cho ông Ngọc.Ông Tuấn không ngờ, bằng thủ đoạn tinh vi và trắng trợn, ngay sau đó ngày 15/3 (tức một ngày sau khi ông Ngọc giao lươn cho ông Tuấn), ông Nguyễn Danh Hưng là nhân viên kỹ thuật chăm sóc lươn giống của Hợp tác xã chăn nuôi Ngọc Đăng đến trang trại nhà ông Tuấn và cho biết lươn giống bị yếu, cần mang đi xử lý.
Lập tức, cùng ngày, ông Ngọc, ông Hưng và 3 người khác cho xe ô tô về trang trại của ông Tuấn bắt toàn bộ số lươn giống (được cho là yếu) để mang đi xử lý, đồng thời cho biết sau vài ngày sẽ trả lại lươn giống khỏe cho ông Tuấn.
Kể từ đó đến nay, ông Tuấn đã nhiều lần gọi điện và đến tận trụ sở Hợp tác xã chăn nuôi Ngọc Đăng để đòi lại lươn nhưng ông Ngọc không những không đổi trả lươn giống mà còn lăng mạ, dọa nạt, thách thức ông Tuấn.
Ông Tuấn cho biết, sau khi Hợp tác xã chăn nuôi Ngọc Đăng bắt lươn mang đi hai bên có lập biên bản bàn giao do ông Hà Huy Ngọc ký giấy xác nhận, đồng thời có sự chứng kiến của nhân viên kỹ thuật là ông Hưng (nhân viên của Hợp tác xã) và một số người nhà của ông Tuấn.Để có đủ tiền mua lươn giống, gia đình ông Tuấn đã phải vay ngân hàng, chịu lãi hàng tháng. Từ việc mất lươn, thiệt hại tiền, chuồng trại chăn nuôi của gia đình phải bỏ trống vì không có tiền tái đàn. Cuộc sống, vốn dĩ khó khăn, nay càng thêm khó khăn, điêu đứng hơn.
Ông Tuấn cho biết, khi gọi điện hỏi về số lươn giống mang đi, ông Ngọc cho biết toàn bộ lươn giống này đã chết và không giải thích vì sao lươn chết, chết ở đâu, thời gian nào, lý do chết là gì… Ông Tuấn bức xúc cho rằng, đây là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của gia đình ông. Bằng thủ đoạn là sau khi ký hợp đồng mua bán lươn giống và nhận đủ số tiền của nông dân, ngay ngày hôm sau, đơn vị bán lươn lại đưa ra thông tin lươn yếu, khiến người nông dân lo lắng và đồng ý cho mang lươn đi đổi lươn giống khác.Không được đổi trả lươn khác, tiền cũng không nhận lại được, nhiều hộ nông dân đã bị mất hàng trăm triệu đồng, lâm vào cảnh nợ nần./.
>>Thủ tướng chỉ thị về phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo
- Từ khóa :
- phủ thọ
- lươn giống
- lừa đảo
- chiếm đoạt tài sản
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh báo lừa đảo qua hình thức mua hàng trực tuyến, mạng xã hội
21:04' - 28/04/2020
Công an thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) vừa bắt giữ đối tượng Trương Thái Hậu, sinh năm 1987, trú tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả với gần 600 chủng loại
21:26' - 17/04/2025
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ phát hiện gần 600 loại sữa giả: Chi cục ATVSTP Hà Nội nói gì về việc cấp giấy phép công bố
21:21' - 17/04/2025
Trong số gần 600 loại sữa giả mới bị phát hiện, Chi cục ATVSTP Hà Nội cấp giấy tiếp nhận hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm của 71 sản phẩm, chủ yếu là thực phẩm dinh dưỡng.
-
Kinh tế và pháp luật
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công an xử lý vụ sữa giả
21:17' - 17/04/2025
Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an về các vấn đề chuyên môn để xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả có quy mô lớn.
-
Kinh tế và pháp luật
Sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả
19:44' - 17/04/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký ban hành Công điện của Thủ tướng Chính phủ về xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
-
Kinh tế và pháp luật
Thuốc giả không lọt vào được các cơ sở khám chữa bệnh
19:05' - 17/04/2025
Các sản phẩm do các đối tượng làm giả không xâm nhập được vào trong hệ thống các bệnh viện công lập do không có giấy tờ, chứng từ để tham gia đấu thầu.
-
Kinh tế và pháp luật
Giả mạo văn bản của Bộ Y tế về chương trình chăm sóc răng miệng trẻ em
18:05' - 17/04/2025
Bộ Y tế vừa phát hiện một văn bản giả mạo có tiêu đề “V/v tổ chức chương trình sức khỏe răng miệng cho trẻ em”, mang số hiệu 424/BYT-KCB, đề ngày 25/3/2025.
-
Kinh tế và pháp luật
Hai cô cháu tử vong trong phòng trọ bị khóa ngoài
17:44' - 17/04/2025
Chiều 17/4, các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Công an thành phố Dĩ An phong tỏa hiện trường, điều tra vụ hai người tử vong trong phòng trọ ở phường Tân Bình, thành phố Dĩ An.
-
Kinh tế và pháp luật
Triệt phá ổ nhóm cho vay nặng lãi, bắt giữ 9 đối tượng
08:46' - 17/04/2025
Công an thành phố Hà Nội cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự phát hiện nhóm đối tượng có hoạt động cầm đồ, cho vay với lãi suất cao và gây ra một số vụ cố ý gây thương tích.
-
Kinh tế và pháp luật
Cựu Phó Vụ trưởng Bộ Công Thương hầu tòa do sai phạm cấp phép kinh doanh xăng dầu
16:11' - 16/04/2025
Ngày 6/5 tới sẽ mở phiên tòa xét xử cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Nguyễn Lộc An cùng 3 đồng phạm trong vụ án sai phạm cấp phép kinh doanh xăng dầu.