Xây dựng biểu giá nước sạch phù hợp với từng khu vực và đối tượng
Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1566/QĐ-TTg về Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước sạch giai đoạn 2016 - 2025 với mục tiêu đến năm 2020, tỉ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 90- 95%, đến năm 2025 có 95-100% người dân thành thị và 93-95% người dân ở nông thôn có nước sạch để dùng.
Tuy nhiên, mục tiêu này khó đạt được bởi theo Báo cáo Tổng điều tra dân số và nhà ở của Tổng cục Thống kê năm 2019, tỷ lệ hộ tiếp cận nước máy chỉ chiếm khoảng 52%, có 22,8% hộ sử dụng nguồn nước giếng khoan.
Lý giải điều này, ông Châu Trần Vĩnh, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, hiện cả nước có khoảng 4.500 hệ thống công trình cho cả đô thị và nông thôn, với công suất khoảng 11 triệu m3, đang khai thác hằng ngày khoảng 8,3 triệu m3, tập trung chủ yếu là khai thác nguồn nước mặt, chiếm 87%, nước ngầm chỉ chiếm 13%. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ quản lý về nguồn. Với cấp nước đô thị, do dân số tăng, nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, hệ thống cấp nước đô thị có nhiều khó khăn trong đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân. Ngoài ra, còn vấn đề giá nước và thói quen sử dụng nước của người dân, đặc biệt là người dân nông thôn. Nếu để đủ chi phí vận hành, giá nước phải ở một mức nhất định. Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam Nguyễn Ngọc Điệp cho hay, so với năm 1988, tổng công suất cấp nước phạm vi cả nước là 1,67 triệu m3, thì nay đã gấp gần 10 lần. Phạm vi cấp nước của khu vực đô thị tăng 2 lần, tỷ lệ thất thoát từ 40% xuống còn hơn 17%. Nhìn tổng thể ngành nước có sự phát triển vượt bậc và mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân cũng như nhu cầu phát triển đất nước. Tuy nhiên, chất lượng nước, vùng phục vụ chưa bao quát đầy đủ. Tỷ lệ, thời gian cung cấp nước sạch cho người dân cũng chưa đáp ứng nhu cầu, mục tiêu đề ra. Điều này có nhiều nguyên nhân, trước hết là thể chế chính sách vẫn còn chồng chéo, có chỗ chưa cụ thể. Chính sách về đầu tư, đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư cho đấu thầu, chính sách cổ phần hóa, chính sách thu hút công nghệ xử lý nước sạch vẫn còn bất cập. “Chính phủ đã có nghị quyết giao Bộ Xây dựng nghiên cứu đối với vấn đề cấp thoát nước. Vì vậy, những vấn đề về văn bản, quy phạm pháp luật trong cấp thoát nước thời gian tới sẽ được giải quyết”, ông Điệp nói. Phân tích của Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông Nguyễn Quang Đồng cho thấy, tỉ lệ cung cấp nước máy, đặc biệt vùng nông thôn, thấp hơn nhiều so với đô thị có nguyên nhân do ngân sách đầu tư cho dịch vụ công nước sạch sụt giảm, trong khi đó, thu hút đầu tư từ khu vực doanh nghiệp thời gian qua còn nhiều khó khăn do cấu trúc thị trường cung cấp nước sạch chưa rõ ràng, rành mạch.Vì vậy, việc đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp đầu tư còn đang hạn chế. Vấn đề về giá cả chưa được hạch toán đúng, tiến độ hạch toán tại doanh nghiệp chưa được đảm bảo…, dẫn đến thị trường nước sạch dù vẫn được đánh giá là thị trường tương đối hấp dẫn, có nhiều doanh nghiệp lớn quan tâm vào đầu tư nhưng thực tế tỉ lệ đầu tư khá thấp.
“Để giải quyết vấn đề này, cần phát triển thị trường nước sạch lành mạnh, đảm bảo quyền lợi, đặc biệt cho các nhà đầu tư tư nhân, thì sẽ bù đắp được sự thiếu hụt của Nhà nước”, ông Đồng khẳng định. Còn theo ông Châu Trần Vĩnh, vấn đề cấp bách là xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, hiệu quả, thống nhất, thông suốt, cần đề ra chính sách hoặc sửa đổi luật nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Giá nước sạch cũng là vấn đề nhiều vị khách mời quan tâm với quan điểm nên xây dựng một biểu giá phù hợp từng khu vực, vùng miền, đối tượng. Khẳng định quy trình sản xuất nước có nhiều yếu tố khác nhau nên 63 tỉnh, thành phố có 63 giá khác nhau là điều hợp lý, ông Nguyễn Ngọc Điệp dẫn chứng, ngay Hà Nội, giá nước sạch sản xuất từ sông Đà cũng khác giá nước sản xuất từ sông Đuống và khác với nước ngầm... Giá nước bao gồm cả vấn đề thất thoát. Nếu một công ty đầu tư vào hệ thống cấp nước tốt mà thất thoát chỉ khoảng 10% thì giá nước giảm rất nhiều. Như vậy, giá nước có thể khác nhau. Nhiều địa phương đã áp dụng Thông tư 44 ngày 18/6/2021 của Bộ Tài chính để tính giá nước. Ông mong các địa phương khẩn trương xây dựng giá này để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cấp nước tính toán minh bạch, hiệu quả đầu tư. Đồng tình với ý kiến trên, Cục trưởng Châu Trần Vĩnh đề xuất, về lâu dài, nên xây dựng một biểu giá phù hợp từng khu vực, vùng miền, đối tượng, có những quy định về sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.Người dân sử dụng nhiều nước phải đóng giá cao. Nếu đánh đồng tất cả dùng một biểu giá, không có bậc thang giá vô hình chung sẽ khuyến khích thói quen sử dụng nước không tiết kiệm, hiệu quả. Và cơ quan quản lý sẽ rất khó khăn trong bảo đảm được nguồn nước cấp cho người dân./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Vận hành nhà máy cấp nước sạch cho hơn 90.000 người dân ở Quảng Bình
19:10' - 24/06/2022
Dự án nhà máy nước sạch Quảng Châu mang đến nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia, bảo đảm cung cấp và an toàn cho hơn 90 nghìn người dân tại huyện Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn.
-
Đời sống
Kiến nghị đầu tư cụm công trình cung cấp nước sạch ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
15:51' - 23/05/2022
Tỉnh Cà Mau hiện có khoảng 11.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang sử dụng nước sạch; trong đó, khoảng 9.000 hộ là đồng bào dân tộc Khmer.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
HSBC thu hẹp mảng ngân hàng đầu tư và tập trung vào thị trường châu Á
08:00' - 19/02/2025
Từng là một tập đoàn tài chính khổng lồ hoạt động trên hơn 100 quốc gia, HSBC đã dần thu hẹp sự hiện diện toàn cầu và rút khỏi các mảng kinh doanh có lợi nhuận thấp trong suốt thập kỷ qua.
-
Tài chính
Malaysia cần thêm nguồn tài chính cho ngành bán dẫn
08:53' - 18/02/2025
Malaysia cần thêm nguồn tài chính để thúc đẩy triển khai Chiến lược bán dẫn quốc gia (NSS) nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với các quốc gia láng giềng.
-
Tài chính
Indonesia sẽ ra mắt quỹ đầu tư quốc gia khởi đầu với 20 tỷ USD
10:42' - 17/02/2025
Theo phóng viên TTXVN, Indonesia đang chuẩn bị ra mắt Danantara, công ty đầu tư siêu cấp do nhà nước sở hữu, tương đương với Temasek của Singapore, vào cuối tháng này.
-
Tài chính
Các nhà lãnh đạo châu Phi ủng hộ việc thành lập Cơ quan xếp hạng tín nhiệm châu Phi
10:28' - 16/02/2025
Việc thành lập AfCRA dự kiến sẽ mở ra nguồn tài chính quan trọng cho các chương trình phát triển của châu lục, đồng thời thúc đẩy sự thay đổi có ý nghĩa cho người dân châu Phi.
-
Tài chính
Hướng dẫn thu thuế hàng nhập khẩu trị giá thấp gửi qua chuyển phát nhanh
17:21' - 15/02/2025
Tổng cục Hải quan cho biết đang triển khai các hướng dẫn thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Tài chính để đảm bảo việc thu thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu giá trị thấp được thực hiện đúng quy định.
-
Tài chính
Triển khai hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
14:33' - 15/02/2025
Tổng cục Thuế vừa ban hành Quyết định số 108/QĐ-TCT về quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động.
-
Tài chính
Tổng thống Mỹ lên kế hoạch áp thuế nhập khẩu ô tô
10:46' - 15/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/2 đã thông báo ý định áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, bổ sung vào làn sóng đánh thuế nhập khẩu sâu rộng của ông.
-
Tài chính
Thu ngân sách 2025: Tăng quản lý và chống thất thu thuế
10:39' - 15/02/2025
Năm 2025, Bộ Tài chính đang triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ ngân sách nhà nước, góp phần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững.
-
Tài chính
Hàn Quốc sẽ giám sát hoạt động mua bán sản phẩm tài chính trực tuyến
09:04' - 15/02/2025
Theo các quan chức trong ngành, Chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu soạn thảo các quy định để hạn chế những chiến thuật lừa đảo được sử dụng trong việc bán sản phẩm tài chính trực tuyến.