Xây dựng chiến lược xuất khẩu sang khu vực Trung Đông và châu Phi
Nhằm tăng cường quảng bá, phổ biến thông tin thị trường và giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường cũng như xây dựng chiến lược thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và châu Phi, ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức “Hội thảo giới thiệu thị trường Trung Đông và châu Phi: Cơ hội giao thương và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa”.
Theo Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, khu vực Trung Đông – châu Phi (Bộ Công Thương), châu Phi đang được biết đến như một khối thị trường giàu tiềm năng có nhu cầu nhập khẩu tương đối cao, không đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng.Việt Nam và các nước châu Phi có quan hệ hợp tác từ rất sớm và luôn coi trọng việc củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị.
Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ với 53/55 quốc gia ở khu vực này và kim ngạch hai chiều trong vòng 10 năm trở lại đây giữa Việt Nam và châu Phi có mức tăng trưởng rõ rệt. Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi giai đoạn 2006-2016 tăng trưởng nhanh chóng từ 610 triệu USD năm 2006 lên 3,2 tỷ USD năm 2015 và 2,8 tỷ USD năm 2016.Nhìn chung, trong cán cân thương mại với châu Phi thường xuất siêu trên 1 tỷ USD.
Đáng lưu ý, năm 2016 kim ngạch nhập khẩu của châu Phi đạt khoảng 480 tỷ USD. Dự báo đến năm 2020, châu Phi sẽ nhập khẩu khoảng 1.200 tỷ USD hàng hóa các loại.Riêng với khu vực Trung Đông, năm 2016, kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 807 tỷ USD và đến năm 2020 dự kiến sẽ lên tới 1.500 tỷ USD.
Đây là khu vực có vị trí địa lý chiến lược quan trọng, tiếp giáp với cả ba châu lục châu Á, châu Âu và châu Phi.Cùng đó, đây còn là địa bàn trung chuyển hàng hóa đi các khu vực xung quanh, đặc biệt Dubai hiện trở thành thị trường trung chuyển hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới.
Do đó, trước thực tế các thị trường truyền thống của Việt Nam đang dần tiến đến độ bão hòa, việc đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới còn nhiều tiềm năng là một hướng đi đúng đắn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bà Kgomotso Ruth Magau-Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam nhấn mạnh: Nam Phi và Việt Nam có nhiều điểm chung về điều kiện văn hóa, lịch sử, con người,… điều đó tạo nên sự gắn bó mật thiết giữa nhân dân hai nước.Ngay cả nhu cầu sử dụng hàng Việt Nam của người tiêu dùng Nam Phi cũng ngày một gia tăng.
Điều này thể hiện qua việc Nam Phi nhập khẩu hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, giầy dép, quần áo may sẵn, đồ điện dân dụng, sản phẩm nhựa, hàng điện tử, thủ công mỹ nghệ, thủy sản,…Tuy nhiên, dường như hai bên đều thiếu thông tin về cơ hội kinh doanh cũng như môi trường văn hóa xã hội. Không ai có thể nắm bắt được cơ hội nếu như không biết cơ hội đó đang tồn tại.
Vì vậy, đây là cơ hội để doanh nghiệp hai nước có điều kiện kết nối thông tin một cách đầy đủ, đáp ứng được thế mạnh của nhau góp phần củng cố niềm tin đồng thời tạo cơ hội chuyển giao công nghệ và giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn về hàng hóa. Chia sẻ thêm thông tin về thị trường Trung Đông, ông Lý Quốc Thịnh, chuyên gia Vụ Thị trường châu Á-châu Phi cho biết, thị trường này gồm 15 quốc gia, đa số các nước trong khu vực có sự tương đồng về văn hóa và tôn giáo.Khu vực Trung Đông có nhiều dầu mỏ và các tài nguyên khoáng sản khác, có hoạt động thương mại phát triển, sức mua lớn và khả năng thanh toán cao.
Do điều kiện lịch sử, tự nhiên (đất canh tác ít, địa hình sa mạc ít đồng bằng, thiếu nước), khí hậu nóng, khô, ít mưa, nhiều nước Trung Đông có ngành nông nghiệp, thủy sản chưa phát triển, các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng còn hạn chế, nên phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu để phục vụ tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, với 40% dân số châu Phi theo đạo Hồi nên nhiều sản phẩm vấp phải các rào cản.Điển hình như các sản phẩm giết mổ của Việt Nam khi xuất sang châu Phi phải phù hợp với các thủ tục quy định của đạo Hồi và phải có giấy chứng nhận Halal.
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả với các mặt hàng xuất khẩu từ các nước trong khu vực cũng là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp Việt.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo các doanh nghiệp phải đánh giá lại chiến lược phát triển của mình để có thể đẩy mạnh xúc tiến thương mại sang thị trường Đông Âu – châu Phi.Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu kỹ về văn hóa và xã hội các nước Trung Đông - châu Phi để có những sản phẩm phù hợp, đáp ứng được yêu cầu đặc trưng từ thị trường.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về văn hóa và xã hội các nước Trung Đông - châu Phi để có những sản phẩm phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu đặc trưng từ thị trường. Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động đối phó với các rủi ro khi thực hiện hoạt động kinh doanh tại châu Phi và Trung Đông.Bởi các doanh nghiệp châu Phi bị hạn chế về các dịch vụ tài chính, thường đề nghị phương thức mua hàng trả chậm, giao hàng tại cảng đến (CIF).
Không những thế, an ninh trật tự khiến nhiều hoạt động giao dịch giữa doanh nghiệp hai bên bị ngừng trệ.Hơn nữa, là hiện tượng lừa đảo thương mại tại Tây Phi và Trung Phi mấy năm gần đây xuất hiện khá thường xuyên, gây tâm lý lo ngại cho một bộ phận doanh nghiệp.
Thủ tục hành chính của nhiều nước châu Phi chậm đổi mới, thủ tục còn rườm rà, quan liêu, giao thông bằng đường hàng không chưa phát triển cao cũng là những nguyên nhân gây cản trở hoạt động thương mại cho doanh nghiêp./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cung - cầu hàng hóa để thúc đẩy xuất khẩu
20:11' - 15/11/2017
Đây là năm thứ 6 Tp. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa giữa Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
EVFTA: Các điều khoản SPS ảnh hưởng như nào tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam?
14:06' - 08/11/2017
Việc áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn thực vật và kiểm dịch động vật (SPS) được quy định cụ thể trong chương SPS của Hiệp định EVFTA.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu năm 2017 có thể chạm ngưỡng 210 tỷ USD
11:08' - 07/11/2017
Bộ Công Thương dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2017 có thể sẽ đạt mức tăng trưởng vào khoảng 18,9%, đạt 210 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu trực tuyến trong kỷ nguyên số: Doanh nghiệp Việt còn e ngại gì?
18:13' - 02/11/2017
Nhằm góp phần thay đổi ngành xuất khẩu Việt Nam, Tập đoàn Novaon và Alibaba cùng khởi xướng “Chương trình 1.000 Doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến tiên phong” vào đầu tháng 10 vừa qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Để nông sản Việt Nam vượt qua hàng rào kỹ thuật khi xuất khẩu
17:28' - 02/11/2017
Xuất khẩu nông sản Việt Nam có sự tăng trưởng khá cao và ổn định trong những năm gần đây nhưng vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cần được tháo gỡ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29'
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27'
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15'
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06'
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40'
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21'
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Móng Cái
17:37'
Hiện nay, thành phố Móng Cái (Việt Nam) đã hoàn thiện nhiều hạng mục hạ tầng tại khu vực cửa khẩu Bắc Luân I, Bắc Luân II và đang triển khai thử nghiệm một số ứng dụng công nghệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng chỉ đích danh một số dự án chưa giải ngân vốn đầu tư công
17:36'
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa có Công điện số 18/CĐ-BXD về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Đinh Toàn Thắng: Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Pháp mở ra không gian hợp tác rộng lớn hơn
15:35'
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN về quan hệ hai nước khi được nâng tầm Đối tác chiến lược toàn diện.