Xây dựng Chính phủ kiến tạo và không có khoảng trống tham nhũng
Ngày 31/8, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, trong hai ngày làm việc vừa qua, Chính phủ tập trung thảo luận vấn đề xây dựng thể chế và đánh giá tình hình kinh tế xã hội 8 tháng đầu năm.
Đối với công tác xây dựng thể chế, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tập trung thảo luận các dự thảo luật, với tinh thần xây dựng Chính phủ kiến tạo và không có khoảng trống tham nhũng. Điều này thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật, tuân thủ pháp luật.
Theo đó, sẽ xây dựng một luật sửa 12 luật liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh; dự án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; dự thảo quy chế làm việc khóa mới; báo cáo kết quả kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là kết quả kiểm tra tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
Bộ trưởng cho hay, Thủ tướng yêu cầu Chính phủ khóa mới đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật, bảo đảm tính khả thi và hợp lý, xây dựng Chính phủ kiến tạo và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, đánh giá kỹ tác động chính sách, dễ tiếp thu, dễ hiểu và dễ áp dụng nhưng cũng đảm bảo tính nghiêm minh, tính răn đe.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh tinh thần nói đi đôi với làm, khắc phục tình trạng là khoảng cách xa nhất của ta là từ lời nói đến hành động. Tổ công tác sẽ có nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc nhiệm vụ của các thành viên Chính phủ, công việc giao cho các địa phương. Từ đó, tập trung thảo luận, xem bộ máy có thực sự chuyển động, hướng về người dân và doanh nghiệp hay không.
“Tinh thần là muốn chuyển động, truyền tải tư tưởng này tới hệ thống chính quyền các cấp, từ Trung ương, bộ ngành và địa phương, xuống tỉnh, huyện và xã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ. Công khai nơi làm tốt, phê bình nơi làm chưa tốt để chấn chỉnh việc không hoàn thành nhiệm vụ” – người phát ngôn Chính phủ nói.
Về dự án luật sửa đổi bổ sung một số điều về Luật đầu tư kinh doanh, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao đổi kỹ lưỡng với các bộ và hiệp hội, lấy ý kiến từ đó đi tới thống nhất với tinh thần khắc phục tư tưởng trì trệ, quyền anh, quyền tôi để đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Về Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là vấn đề mới, vấn đề khó nhưng quyết tâm của Chính phủ là sẽ có 1 triệu doanh nghiệp nên cần phải thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Trên tinh thần là hỗ trợ đúng luật và tuân thủ theo kinh tế thị trường, tránh hiểu lầm rằng ta đưa ra luật để hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, tạo nền tảng cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, đối với việc thảo luận tình hình kinh tế xã hội, Chính phủ đánh giá, mặc dù trong bối cảnh kinh tế nước ta chịu thiên tai mà cụ thể là hạn hán tại khu vực phí nam nhưng tình hình kinh tế tiếp tục trên đà phục hồi và phát triển, lạm phát kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được đảm bảo.
“Điều đáng mừng là niềm tin của nhân dân, doanh nghiệp đã được khôi phục, tạo điều kiện cho thúc đẩy phát triển kinh tế. Chủ trương của Chính phủ là không điều chỉnh mục tiêu, không điều chỉnh các chỉ tiêu và quyết tâm thực hiện mục tiêu đặt ra” – Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay.
Cụ thể sẽ là tập trung tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tạo chuyển biến cơ bản tăng trưởng kinh tế những tháng còn lại. Thủ tướng nhấn mạnh: cả hệ thống phải có khát vọng chuyển biến tình hình, đáp ứng nguyện vọng của người dân.
“Đi họp ở nhiều địa phương, Thủ tướng luôn nhấn mạnh nhân dân và Đảng bộ của từng địa phương phải có khát vọng để tăng trưởng, phát triển. Có khát vọng thì mới đầu tư, suy nghĩ, tìm tòi đạt được mục tiêu tăng trưởng. Đó là tư tưởng quan trọng trong lãnh đạo của các địa phương” – Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Đối với việc sử dụng tài sản công, Thủ tướng yêu cầu thời gian tới phải có giải pháp mạnh mẽ, mang tính "cách mạng" để sử dụng tài sản công hiệu quả nhất, bởi đây là mồ hôi, công sức của dân. Theo đó, chủ đề phiên họp tháng 8 là tiết kiệm, sử dụng tài sản công trong mua sắm, trụ sở, xe công.
Tới đây, sẽ có chỉ thị, văn bản quy định siết chặt các đối tượng được sử dụng xe công, đưa đón và không dùng xe công vào việc riêng, đặc biệt trong đi lễ hội, đình chùa với tinh thần rất công khai./.
- Từ khóa :
- Thủ tướng
- Chính phủ
- nhà nước kiến tạo
- sửa đổi luật
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng: Không đẩy việc lên Chính phủ
16:02' - 26/08/2016
Cần làm rõ việc Bí thư, Chủ tịch tỉnh, thành phố vẫn lên Bộ Tài chính để đề nghị về việc giao dự toán thấp, để có thể thu vượt dự toán, tăng thu, truy thu để dành cho chi lương và chi đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Tổ công tác kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
20:03' - 22/08/2016
Tổ công tác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm Tổ trưởng. Hai Tổ phó gồm: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ
21:09' - 17/08/2016
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1527/QĐ-TTg phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.