Xây dựng chính sách hạn chế sản xuất và sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần
Ngày 23/11, tại Hà Nội, Hội đồng Tư vấn Khoa học - Giáo dục và Môi trường (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo khoa học “Sản xuất và tiêu dùng sản phẩm chất dẻo tự phân hủy - Triển vọng thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần tại Việt Nam”.
Hội thảo nhằm làm rõ cơ sở khoa học, thực tiễn về chất dẻo tự phân hủy và cơ chế, chính sách phát triển sản xuất, tiêu dùng sản phẩm chất dẻo tự phân hủy tại Việt Nam, qua đó đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung tay bảo vệ môi trường, vì sự phát triển bền vững của đất nước.
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phùng Khánh Tài; Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Khoa học - Giáo dục và Môi trường; Tiến sĩ Nguyễn Linh Ngọc, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Khoa học - Giáo dục và Môi trường, đồng chủ trì Hội thảo.
Khẳng định bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa là một nhiệm vụ trọng tâm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được quy định rõ trong văn bản của Đảng, pháp luật của Nhà nước, được cụ thể hóa trong hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phùng Khánh Tài khẳng định: Những năm qua, công tác bảo vệ môi trường gắn với phong trào chống rác thải nhựa đã được Mặt trận các cấp duy trì thường xuyên và đạt những kết quả tích cực.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường với nhiều hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả như: tuyên truyền, vận động; xây dựng mô hình điểm; tư vấn, giám sát, phản biện xã hội; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân; tổ chức phát động ra quân làm vệ sinh môi trường, nhất là vận động nhân dân thực hiện phong trào “chống rác thải nhựa”.
Những hoạt động của Mặt trận các cấp đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân; huy động nguồn lực to lớn trong nhân dân cùng chung tay bảo vệ môi trường.
Theo ông Phùng Khánh Tài, tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rác thải nhựa đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển bền vững. Hiện nay, việc phân loại rác tại nguồn, tái sử dụng, tái chế, xử lý rác thải chưa đồng bộ, hiệu quả.
Các giải pháp giảm thiểu chất thải rắn trong sinh hoạt chưa được chú trọng. Việc áp dụng các công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trường còn hạn chế…
Tại Hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý đều thống nhất nhận định: Vấn đề rác thải nhựa trên thế giới đang ngày càng trở nên cấp bách, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, sức khỏe con người.
Mỗi năm thế giới thải ra 300 triệu tấn rác thải nhựa; gần 1/3 số túi nilon con người thải ra không được thu gom, xử lý; hơn 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa đang tích tụ trên trái đất.
Rác thải nhựa và túi nilon thải ra môi trường đang tăng theo cấp số nhân, tàn phá môi trường sống của con người và cả thế giới động vật, đặc biệt là sinh vật biển.
Dẫn đánh giá của Viện Nghiên cứu biển và hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nêu thực tế: Tại Việt Nam rác thải nhựa chiếm khoảng 50 đến 80% rác thải biển.
Để giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm liên quan đến rác thải nhựa, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Linh cho rằng cần phát động các phong trào thúc đẩy sản xuất gắn liền với sử dụng, tái sử dụng sản phẩm của nền kinh tế tuần hoàn.
Bên cạnh đó, các cấp, ngành chức năng cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức của cộng đồng về nguy cơ ô nhiễm rác thải nhựa để người dân tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng túi nilon và các sản phẩm nhựa khó phân hủy, chuyển sang sử dụng các sản phẩm nhựa phân hủy sinh học.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Kim Chi, Ủy viên Hội đồng Tư vấn Khoa học - Giáo dục và Môi trường, thực tế hiện nay ngày càng phát sinh nhiều sản phẩm nhựa và chất thải nhựa, song lại chưa có các biện pháp kiểm soát tích cực vấn đề này. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tác động xấu, làm ô nhiễm môi trường.
“Nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường trước những tác động tiêu cực của chất thải nhựa, cần thiết phải có các giải pháp quản lý tổng hợp từ chính sách, quy hoạch phát triển sản phẩm nhựa; giáo dục, tuyên truyền hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa, tăng cường tái sử dụng và tái chế chất thải nhựa.
Các giải pháp công nghệ - kỹ thuật là rất cần thiết, cần được khuyến khích, đầu tư, tạo điều kiện để có được các kết quả áp dụng vào thực tế”, Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Kim Chi nhấn mạnh.
Thông tin về chính sách, quy định quản lý, tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa và định hướng hoàn thiện, đại diện Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và một số bộ, ngành liên quan đang tiếp tục phối hợp hoàn thiện cơ chế khuyến khích sản xuất túi thân thiện với môi trường; xây dựng chính sách hạn chế sản xuất và sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt và sản phẩm nhựa dùng một lần.
Đồng thời, việc tạo lập thị trường tiêu dùng cho các sản phẩm túi thân thiện với môi trường thay thế túi nilon sẽ được từng bước triển khai song song với các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tái chế chất thải túi nilon khó phân hủy thành các sản phẩm sinh học.../.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Central Retail tại Việt Nam nhân rộng mô hình giảm thiểu rác thải nhựa
17:43' - 12/08/2020
Trong năm nay, Central Retail tại Việt Nam tiến hành trao tặng tổng cộng 35 mô hình “Cá voi ăn rác thải nhựa” với tổng kinh phí 380 triệu đồng cho 7 tỉnh thành ven biển.
-
Hồ sơ doanh nghiệp
Hà Nội cùng doanh nghiệp giảm thiểu rác thải nhựa
19:36' - 19/12/2019
Đến 31/12/2019, 100% trung tâm thương mại, siêu thị ở Hà Nội không sử dụng túi ni lông khó phân hủy; 100% trung tâm thương mại, siêu thị rác thải phát sinh được thu gom, phân loại tại nguồn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam nhấn mạnh về sự cần thiết thành lập lực lượng đặc nhiệm chống tin giả
21:34' - 20/01/2021
ASEAN cần thành lập một Lực lượng Đặc nhiệm chống tin giả, đồng thời phát triển một hướng dẫn khu vực và một nền tảng chung nhằm tạo điều kiện chia sẻ thông tin kịp thời.
-
Kinh tế & Xã hội
Tập đoàn ADM hỗ trợ gói sinh kế bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Hòa Bình
21:00' - 20/01/2021
Ngày 20/1, Tập đoàn ADM về dinh dưỡng vật nuôi ở Việt Nam và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam hợp tác trong dự án ADM Care hỗ trợ sinh kế bền vững cho các hộ nông dân ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
-
Kinh tế & Xã hội
Trường hợp nào được hỗ trợ do ảnh hưởng dịch COVID-19 và thiên tai?
20:42' - 20/01/2021
Các cấp Công đoàn trên cơ sở của thành phố Hà Nội tiếp tục chi hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và thiên tai năm 2020 với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người.
-
Kinh tế & Xã hội
Doanh nghiệp làm ăn thời COVID-19: "Kẻ được, người không"
20:28' - 20/01/2021
Doanh thu của Burberry - thương hiệu thời trang sang trọng của Anh - đã giảm 9% trong 3 tháng cuối năm 2020 do đại dịch COVID-19 khiến nhiều cửa hàng của hãng phải đóng cửa.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp Hồ Chí Minh: Việc làm thời vụ dịp Tết Tân Sửu 2021 sôi động
18:52' - 20/01/2021
Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh, hiện việc làm thời vụ Tết Tân Sửu 2021 rất sôi động, đa dạng với nhiều ngành nghề tuyển dụng và ở nhiều vị trí khác nhau.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc khẩn trương giải cứu thợ mỏ mắc kẹt ở độ sâu 600m dưới lòng đất
18:39' - 20/01/2021
Lực lượng cứu hộ Trung Quốc đang tìm cách mở rộng hệ thống thông gió hầm mỏ với hy vọng cứu sống nhóm thợ đang mắc kẹt ở độ sâu 600m dưới lòng đất suốt 10 ngày qua sau vụ sập mỏ vàng ở tỉnh Sơn Đông.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản chưa quyết định thời điểm tiêm chủng đại trà vaccine COVID-19
18:28' - 20/01/2021
Nhật Bản sẽ quyết định và công bố thời gian tiến hành tiêm chủng đại trà vaccine ngừa COVID-19 sau khi có vaccine được nước này cấp phép.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều hoạt động thú vị tại Lễ hội Tết Việt 2021 lần thứ 2
18:17' - 20/01/2021
Lễ hội Tết Việt 2021 lần thứ 2 sẽ mang đến cho du khách nhiều hoạt động thú vị xoay quanh truyền thống văn hóa dịp Tết gồm xem Tết, ăn Tết, chơi Tết và chợ Tết.
-
Kinh tế & Xã hội
Lạng Sơn: Trên 700 cán bộ trực chốt toàn tuyến biên giới ngăn chặn buôn lậu
17:54' - 20/01/2021
Trong dịp giáp Tết Nguyên đán, dự báo hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả sẽ gia tăng, các đơn vị chức năng của Lạng Sơn cần ngăn chặn các đối tượng vận chuyển hàng lậu qua biên giới.