Xây dựng chính sách linh hoạt tạo động lực phát triển thương mại biên giới
Đặc biệt, việc mới đây Bộ Công Thương ban hành Quyết định Phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển hệ thống kho hàng hóa tại các cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam - Lào và biên giới Việt Nam - Campuchia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”.
Đây được xem là động lực thúc đẩy phát triển thương mại biên giới trong thời gian tới.
Khởi sắc kinh tế vùng biên
Theo Ban chỉ đạo Thương mại biên giới Trung ương, Việt Nam có chung đường biên giới đất liền với ba nước Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia dài khoảng 4.600 km.
Ðến nay, toàn tuyến có 23 cửa khẩu quốc tế, 27 cửa khẩu chính, 65 cửa khẩu phụ, 21 lối mở và nhiều đường qua lại đang có hoạt động thương mại, đầu tư và ngày càng được chú trọng, quan tâm phát triển.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tính từ năm 2008 đến năm 2013 đạt trên 72 tỷ USD, duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trên 10%/năm.
Kim ngạch xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa qua biên giới luôn chiếm tỷ trọng lớn so với tổng kim ngạch song phương giữa Việt Nam và 3 nước có chung biên giới.
Điển hình như tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, tỷ trọng này là 30% mỗi năm.
Ông Lê Biên Cương, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi (Bộ Công Thương) cho hay, đến nay, trên cả ba tuyến biên giới có 285 chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.
Hoạt động của mạng lưới chợ biên giới nhìn chung dần đi vào nền nếp, ổn định, tăng trưởng; về cơ bản đáp ứng nhu cầu cư dân biên giới. Bên cạnh đó, có 28 khu kinh tế cửa khẩu do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Những năm qua, nhờ nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, hạ tầng ở đây có chuyển biến rõ rệt.
Các địa phương có khu kinh tế cửa khẩu trước đây là vùng sâu, vùng xa, kinh tế chậm phát triển đã trở thành trung tâm kinh tế thương mại năng động và là động lực phát triển của vùng biên giới, bảo đảm an ninh quốc phòng biên giới.
Tuy nhiên, ông Lê Biên Cương cũng chỉ ra một số tồn tại đặc thù trong quản lý thương mại biên giới hiện nay.
Đó là việc quản lý, điều hành chủ yếu vẫn thực hiện theo cơ chế chính sách chung về xuất nhập khẩu nên chưa phát huy được những tiềm năng, lợi thế riêng của loại hình thương mại biên giới.
Chính sách thương mại các nước có nhiều lúc thay đổi nên hoạt động xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa bị ảnh hưởng.
Tại các cửa khẩu, lối mở, nhìn chung hạ tầng còn hạn chế, một số khu kinh tế cửa khẩu thiếu vốn đầu tư, dự án dở dang nên thu hút đầu tư.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thương mại biên giới chưa thực sự khởi sắc.
Xây dựng chính sách linh hoạt
Theo Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi, hiện tại hệ thống kho bãi tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia còn nhỏ lẻ, phân tán, dẫn tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải ký kết hợp đồng với nhiều đối tác để xuất nhập khẩu hàng hóa, gây lãng phí và khó khăn cho việc hình thành mối quan hệ lâu dài trong chuỗi cung ứng.
Trong khi đó, kho bãi và dịch vụ kho bãi hiện mới đang trong quá trình ra đời và hoạt động, hầu hết là của các chủ hàng riêng lẻ tự phục vụ mình là chính chưa được tổ chức phát triển theo quy hoạch và hướng theo chuyên nghiệp, hiện đại.
Nhiều ý kiến cho rằng, trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là xuất khẩu, nếu không có kho bãi thì sẽ luôn bị động, phụ thuộc, các doanh nghiệp thường xuyên phải kinh doanh theo kiểu ngắn hạn, từng thương vụ một.
Do đó, nhu cầu về dịch vụ hậu cần (dịch vụ logistics), đặc biệt trong đó là dịch vụ về kho bãi phục vụ hoạt động xuất khẩu là cần thiết và cấp bách.
Vì thế, Quy hoạch được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội cho phát triển thương mại biên giới Việt Nam - Lào và thương mại Việt Nam - Campuchia.
Đề án được thực hiện dựa trên mục tiêu phát triển hệ thống kho bãi tại các cửa khẩu đồng bộ, tích hợp trong dịch vụ logistics, từng bước đi vào chuyên nghiệp và hiện đại, đáp ứng đầy đủ và thường xuyên nhu cầu tập kết, lưu giữ và bảo quản hàng hóa xuất nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.
Theo quy hoạch của đề án, đến năm 2025, hệ thống kho bãi đáp ứng 100% nhu cầu về diện tích, sức chứa của hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu. 80% kho bãi cung cấp đủ các dịch vụ quan trọng và cần thiết cho quá trình tập kết, lưu giữ, chỉnh lý, bảo quản, xếp đặt, kiểm tra và làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Nâng cấp, cải tạo hoặc xây mới để đưa vào hoạt động ít nhất 1 kho bãi/khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính nhằm đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa.
Theo Vụ Thương mại biên giới và Miền núi, trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia hiện có 19 khu kinh tế cửa khẩu, 18 cửa khẩu quốc tế, 20 cửa khẩu chính, trên 43 cửa khẩu phụ cùng nhiều đường mòn.
Với đề án mới được phê duyệt, tại các cửa khẩu có quy mô xuất nhập khẩu lớn, triển vọng tăng trưởng cao mang tính ổn định thì hệ thống kho bãi sẽ được đầu tư có sức chứa lớn đa dạng về công năng, từng bước liên kết và hợp nhất thành các khu, cụm kho bãi tập trung, kiên cố và hiện đại.
Tại các khu vực cửa khẩu có lượng hàng hóa không lớn và thiếu tính ổn định sẽ tập trung xây dựng các kho bãi vừa, bán kiên cố, năng động về công năng và mục đích sử dụng, phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu biên mậu của các thương nhân nhỏ lẻ và cư dân biên giới.
Các chuyên gia thương mại khẳng định, sở dĩ thương mại ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo có được những bước tiến đáng kể một phần quan trọng là do hệ thống cơ chế, chính sách về kinh tế - thương mại cơ bản đã được nghiên cứu, ban hành.
Đây thực sự là công cụ điều chỉnh các hoạt động thương mại ở khu vực này đi đúng hướng, qua đó góp phần khuyến khích, thu hút được các doanh nghiệp, các hộ gia đình, những thương nhân và cư dân trong khu vực tham gia vào hoạt động thương mại tại địa phương./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Thông tư 34 quy định hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới của thương nhân
13:18' - 16/02/2017
Thông tư nêu rõ thương nhân được thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới là thương nhân Việt Nam, bao gồm doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
-
Kinh tế số
Kết nối thương nhân xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản sang Trung Quốc
13:55' - 12/11/2016
Thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng khá lớn trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam, như mủ cao su chiếm tới 70-75% kim ngạch xuất khẩu; hạt điều xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 20%...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV: Tăng cường quản lý nhà nước về ngoại thương
14:01' - 07/11/2016
Sáng 7/11, tiếp tục chương trình làm việc, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Chính phủ trình dự án Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) và thảo luận dự thảo Luật Quản lý ngoại thương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 37 triệu lượt xe lưu thông qua các tuyến cao tốc VEC quản lý
16:47'
Ngày 4/7, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã công bố kết quả công tác quản lý, vận hành khai thác các tuyến cao tốc của VEC trong 6 tháng đầu năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil
16:41'
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS với tư cách quốc gia đối tác, khẳng định vai trò, mong muốn và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam trong cơ chế đa phương này.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố then chốt nguồn nhân lực
14:23'
Với nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh, ưu đãi... Trung tâm tài chính quốc tế đang xúc tiến thành lập tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới
13:38'
Tổng Bí thư nhấn mạnh, tăng cường kiểm tra, nắm tình hình để kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cấp xã khi vận hành bộ máy mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
12:31'
Ngày 4/7, Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2025–2030 đã diễn ra thành công tốt đẹp và thông qua nhiều nội dung để phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Hóa xây 39 khu tái định cư phục vụ dự án đường sắt Bắc - Nam
11:46'
Dự kiến có khoảng 2.107 hộ dân phải di dời và bố trí tái định cư. Ngoài ra, khoảng 41 công trình gồm cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng sẽ phải di dời.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Bulgaria hợp tác phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư
07:58'
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria ngày 3/7 đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Bulgaria (BCCI) tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
07:58'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 216/2025/QH15 về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
22:51' - 03/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 222/2025/QH15 về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.