Xây dựng chính sách phát triển công nghiệp ở Việt Nam
Phát biểu tại Hội thảo, Viện trưởng CIEM Trần Thị Hồng Minh cho biết, kinh tế Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ sau khi hứng chịu những tác động tiêu cực của dịch COVID-19. Chúng ta đang chứng kiến những điểm sáng trong việc định hình tư duy cải cách thể chế kinh tế thông qua việc đề ra nhiều giải pháp tạo động lực cho nền kinh tế; phục hồi và phát triển kinh tế gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế; thực hiện hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Tuy nhiên, cùng với việc nhấn mạnh nhiều nhiệm vụ cải cách, chúng ta cũng phải đối mặt với rủi ro về nhiều cải cách mang tính dàn trải, thiếu trọng tâm. Trong khi đó, một số lĩnh vực cải cách có thể đã “chạm trần thể chế”, khó có thể tạo thêm đột phá nếu không có những cách làm, giải pháp mới hơn, quyết liệt hơn. Trong bối cảnh ấy, tư duy phát triển theo hướng trọng tâm hơn lại càng cần thiết.
“Những kết quả nghiên cứu, trao đổi ngày hôm nay sẽ giúp ích cho các cơ quan, chuyên gia của Việt Nam trong việc tham mưu chính sách phát triển công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới”, Viện trưởng Trần Thị Hồng Minh tin tưởng.
Theo CIEM, Việt Nam đã có các Nghị quyết quan trọng của Đảng về phát triển công nghiệp. Cụ thể, Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22-3-2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, và Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17-11-2022 của Ban Chấp hành Trung ương về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Cùng với đó, tư duy về phát triển công nghiệp cũng đã được lồng ghép trong các Nghị quyết của Đảng về tiếp cận Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, phát triển vùng... Theo bà Minh, trên cơ sở các Nghị quyết, một yêu cầu là rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, không chỉ để định hướng mà còn tạo thuận lợi, tạo khung khổ pháp lý ổn định cho phát triển công nghiệp ở Việt Nam.
Nhằm phát triển công nghiệp ở Việt Nam, TS. Võ Trí Thành, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, thời gian tới, Việt Nam cần tập trung ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp như: công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử ở trình độ tiên tiến của thế giới, đáp ứng được yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm tạo ra nền tảng công nghệ số cho các ngành công nghiệp khác; công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh; công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Cùng với đó, Việt Nam ưu tiên phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, kết hợp với công nghiệp dân sinh theo hướng lưỡng dụng; tiếp tục phát triển công nghiệp dệt may, da giày nhưng ưu tiên tập trung vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao gắn với các quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa. Việt Nam cũng ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực cơ khí như: ô tô, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị y tế…
Bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, đại diện Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức cho rằng, đối với lĩnh vực công nghiệp điện tử, Chính phủ cần xây dựng quan hệ đối tác tin cậy trong ngành điện tử ở tầm vĩ mô và vi mô. Cùng với đó, thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực điện tử để tạo chuỗi cung ứng nội địa, liên kết doanh nghiệp FDI - địa phương; nâng cao kỹ năng, năng lực của doanh nghiệp địa phương về công nghệ sản xuất; đồng thời, hài hòa khung pháp lý với các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là liên quan đến tính bền vững; nâng cao nhận thức và thay đổi tư duy…
Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ, kiến nghị các định hướng về xây dựng pháp luật liên quan đến phát triển công nghiệp; định hướng phát triển công nghiệp gắn với chuyển đổi số…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh chính sách cho phát triển công nghiệp
18:23' - 26/12/2022
Trong năm qua, ngành công thương đã về đích nhiều chỉ tiêu; trong đó, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng dự kiến hơn 9%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp và Đức muốn châu Âu hỗ trợ ngành công nghiệp để "phản công" Mỹ
05:30' - 24/12/2022
Pháp và Đức đang yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) nới lỏng các quy định trợ giúp nhà nước cho các doanh nghiệp, các điều khoản "trợ cấp có mục tiêu và tín dụng thuế" cho các lĩnh vực chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Indonesia
13:17' - 23/12/2022
Sáng 23/12, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Indonesia, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Indonesia (KADIN) Arsjad Rasjid.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cảng biển phát triển công nghiệp - Bài cuối: Hình thành chuỗi phát triển kinh tế biển
17:43' - 20/12/2022
Theo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, việc xây dựng Trung tâm logistics sẽ giúp hoàn thiện mắt xích quan trọng để hình thành nền kinh tế hàng hải, đồng thời tạo lập hệ sinh thái hoàn chỉnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
UNCTAD đánh giá cao những thành tựu kinh tế của Việt Nam
08:22'
Trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn hướng tới những cam kết mạnh mẽ trong các cơ chế hợp tác đa phương. Điều này được thể hiện rõ qua các chuyến công du nước ngoài của giới lãnh đạo cấp cao Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần thêm các tác phẩm báo chí tầm vóc, phản ánh được những bước chuyển mình to lớn của Đảng, dân tộc
22:10' - 20/01/2025
Tổng Bí thư chúc mừng các tác giả, tập thể tác giả, các cơ quan, đơn vị xuất sắc nhất đã được lựa chọn vào vòng chung khảo và trao giải “Búa liềm vàng” lần thứ IX ngày hôm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Séc
21:30' - 20/01/2025
Lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Séc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Cộng hoà Séc: Nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược
21:30' - 20/01/2025
Sáng 20/1, sau Lễ đón chính thức trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp hẹp và hội đàm với Thủ tướng Séc Petr Fiala.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát chính sách đặc thù để phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh
20:21' - 20/01/2025
Hai địa phương đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam cam kết đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp Cộng hoà Séc
19:43' - 20/01/2025
Hiện nay, Cộng hoà Séc là đối tác thương mại lớn thứ 10, nhà đầu tư lớn thứ 13 của Việt Nam tại Liên minh châu Âu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Séc
18:17' - 20/01/2025
Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Séc, sáng 20/1 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Praha, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Séc.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định thúc đẩy nội lực kinh tế trong năm 2025
16:58' - 20/01/2025
Năm 2025, Bình Định tiếp tục phát huy những tiềm năng lợi thế, thúc đẩy nội lực của nền kinh tế, làm mới, bổ sung các động lực tăng trưởng...
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam- Thuỵ Sĩ: Kỳ vọng nhiều cơ hội hợp tác thương mại
16:20' - 20/01/2025
Thụy Sĩ là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tại châu Âu và ngược lại Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 trong ASEAN của Thuỵ Sĩ.