Xây dựng cơ chế kiểm soát tính hợp pháp gỗ nguyên liệu nhập khẩu
Sáng 16/10 tại Hà Nội, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cùng các hiệp hội, hội trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu gỗ tổ chức hội thảo “Xác định và kiểm soát rủi ro trong xuất nhập khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam”.
Nhằm thực hiện các cam kết trong Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại Lâm sản (VPA FLEGT), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS). Một trong những nội dung quan trọng của Nghị định là xây dựng các cơ chế nhằm kiểm soát chặt chẽ tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Các cơ chế này được dựa trên các tiêu chí phân loại rủi ro theo vùng địa lý (quốc gia) và loại gỗ. Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, việc xây dựng và kích hoạt danh sách vùng địa lý rủi ro và loài rủi ro có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu. Đây là những việc làm hết sức cần thiết nhằm duy trì và phát triển ngành, thực hiện các cam kết của Chính phủ với cộng đồng quốc tế. Ngoài nguồn gỗ từ rừng trồng trong nước, Việt Nam hàng năm vẫn nhập khẩu gỗ nguyên liệu; trong đó, các quốc gia nhiệt đới như các nước khu vực châu Phi, Lào, Campuchia, Papua New Guine… Theo ông Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trends, gỗ từ các quốc gia này thường được coi là gỗ rủi ro do các quốc gia cung cấp gỗ này đều không đáp ứng được các tiêu chí đối với vùng địa lý không rủi ro. Lượng gỗ nhiệt đới nhập khẩu vào Việt Nam hàng năm khoảng 1,5 triệu m3, tương đương 30% trong tổng lượng gỗ nhập khẩu vào Việt Nam; trong đó, chủ yếu nhập khẩu từ châu Phi. Là một doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ châu Phi, đại diện Công ty gỗ Hưng Long cho biết, các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ rất quan tâm đến Nghị định 102/2020/NĐ-CP. Doanh nghiệp rất hoan nghênh việc thực thi các quy định nhằm đảm bảo gỗ hợp pháp để các doanh nghiệp có sự cạnh tranh công bằng.Đại diện doanh nghiệp này cho rằng, Tổng cục Lâm nghiệp cần sớm ban hành danh sách các quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam, các loài gỗ đã nhập khẩu… để các doanh nghiệp nhập khẩu có sự chủ động sớm vì thường doanh nghiệp phải ký hợp đồng nhập khẩu trước cả năm.
Ông Tô Xuân Phúc cho biết, cộng đồng doanh nghiệp gỗ nên đa dạng nguồn cung gỗ nguyên liệu, giảm tỷ trọng nguồn cung nhập khẩu từ khu vực nhiệt đới, tăng tỷ trọng từ các nguồn cung rủi ro thấp. Bên cạnh đó, Chính phủ và các hiệp hội gỗ cần đưa ra các cơ chế và thông điệp khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Điều này không những giúp ngành giảm rủi ro trong khâu sử dụng nguồn nguyên liệu mà có có ý nghĩa trực tiếp đối với hàng triệu nông hộ trồng rừng hiện nay. Về Nghị định 102/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 30/10/2020, ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, việc thực hiện Nghị định này có một lộ trình dài. Từ 30/10/2020, Nghị định có 5 nội dung sẽ có hiệu lực ngay. Đó là Tổng cục Lâm nghiệp sẽ công bố doanh mục các quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam; danh mục các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam; danh mục gỗ có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng; các quốc gia có hệ thống chứng chỉ gỗ quốc gia được Việt Nam công nhận là đáp ứng tiêu chí gỗ hợp pháp và các thủ tục hành chính thực hiện nghị định này. Về rủi ro trong gian lận thương mại các mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam, ông Trần Lê Huy, đại diện nhóm nghiên cứu của các hiệp hội gỗ cho biết, cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc Mỹ - Trung đã và đang tạo cơ hội cho việc mở rộng thị trường tại Mỹ cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nhằm thay thế một phần các mặt hàng từ Trung Quốc bị Chính phủ Mỹ áp các mức thuế mới. Tuy nhiên, cuộc chiến này cũng tạo ra những rủi ro mới cho Việt Nam, bao gồm rủi ro về gian lận xuất xứ. Rủi ro này xảy ra khi các mặt hàng của Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam lấy nhãn mác, xuất xứ sau đó được xuất khẩu vào Mỹ. Việc ngăn chặn và giải quyết gian lận thương mại kịp thời và hiệu quả có tính chất sống còn với ngành gỗ Việt. Ông Trần Lê Huy cho rằng, các cơ quan chức năng Việt Nam phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp trong việc xác các mặt hàng rủi ro và các công ty có hành vi gian lận. Đồng thời, xây dựng kênh kết nối thông tin giữa các hiệp hội gỗ và cơ quan quản lý nhằm cập nhật thường xuyên thông tin về các dấu hiệu gian lận, từ đó, xác định các biện pháp can thiệp kịp thời. Các cơ quan quản lý cần tăng cường nguồn lực, kiểm tra giám sát chặt chẽ khâu cấp chứng nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm xuất khẩu. Đồng tình quan điểm trên, ông Đinh Ngọc Minh, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế nông nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương cần có các đoàn thanh tra, kiểm tra trực tiếp kiểm tra làm rõ các doanh nghiệp gian lận như thế nào. Hiệp hội cũng cần thông tin về các doanh nghiệp kinh doanh không chân chính và chia sẻ với các cơ quan quản lý. Ông Đỗ Xuân Lập cho rằng, Nhà nước không nên khuyến kích thu hút đầu tư nước ngoài sản xuất các mặt hàng không có hàm lượng công nghệ cao như ván dán, tủ bếp, tủ nhà tắm...; trong khi đây là những mặt hàng có rủi ro gian lận thương mại cao./.- Từ khóa :
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành gỗ tìm cơ hội trong khó khăn
13:28' - 14/10/2020
Các chuyên gia ngành gỗ nhận định, từ trong khó khăn, ngành gỗ có được cơ hội rất lớn từ các thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nguồn nguyên liệu gỗ - Bài cuối: Tính toán đầu tư phù hợp
20:00' - 11/10/2020
Các tỉnh, thành khu vực miền Trung đều có “tham vọng” và quyết tâm rất lớn về trồng gỗ lớn FSC, khi xem phát triển rừng loại này là “chìa khóa” để phát triển bền vững ngành lâm nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nguồn nguyên liệu gỗ - Bài 2: Khuyến khích nhưng chưa đủ sức hút với người dân
16:54' - 11/10/2020
Chính sách hỗ trợ của nhà nước về trồng rừng gỗ lớn FSC chưa đủ mạnh cũng là trở ngại trong việc thu hút người dân và doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Thời sự
Ông Nguyễn Anh Tuấn và ông Nguyễn Đức Hiển giữ chức Phó trưởng Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương
18:13' - 01/07/2025
Chiều 1/7, tại Hà Nội, Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Thời sự
Bên lề Quốc hội: Sẵn sàng vận hành mô hình chính quyền hai cấp từ 1/7
15:21' - 26/06/2025
Bên lề Kỳ họp Quốc hội, các đại biểu bày tỏ kỳ vọng về năng lực, trình độ, kĩ năng quản trị cũng như bản lĩnh của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Thời sự
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chúc mừng TTXVN và các cơ quan báo chí
14:41' - 17/06/2025
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã thăm và chúc mừng Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) và các Cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
-
Thời sự
Bên lề Quốc hội: Hợp nhất tỉnh, bước chuyển lớn vì một nền hành chính tinh gọn, hiệu quả
14:52' - 12/06/2025
Sáng 12/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Theo đó, cả nước sẽ có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố.