Xây dựng hình ảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng khi tham gia WTO
Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam. Mặc dù còn nhiều thách thức, song những thành tựu và dấu ấn đã đạt được cho thấy nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam trong việc khai thác cơ hội, cải thiện môi trường kinh doanh và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Trong quá trình đàm phán gia nhập, Văn phòng Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế thương mại quốc tế là Cơ quan điều phối, phối hợp liên ngành chịu trách nhiệm tổ chức các phiên đàm phán gia nhập WTO, đàm phán ký kết các FTA và các tổ chức, định chế quốc tế khác như TIFA (Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ), IPEF (Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương)...
Điểm lại một số dấu ấn nổi bật đã được ghi nhận, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Trịnh Minh Anh- Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, kiêm Chánh Văn phòng Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế thương mại quốc tế xung quanh vấn đề này.
Phóng viên: Nhìn lại chặng đường gia nhập WTO, xin ông cho biết Việt Nam đã ghi được những dấu ấn và thành tựu gì?
Phóng viên: Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Công Thương đã có giải pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp, thưa ông?
Ông Trịnh Minh Anh: Những năm qua, Bộ Công Thương/Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tổ chức và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế để giới thiệu sản phẩm Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và kết nối đối tác quốc tế thông qua chương trình giao thương, hội thảo, hội nghị thương mại quốc tế.Thường xuyên cung cấp thông tin về xu hướng thị trường, quy định và tiêu chuẩn mới của quốc gia đối tác. Bộ cũng dự báo thị trường, phân tích xu hướng kinh tế giúp doanh nghiệp có được những thông tin cập nhật và chuẩn bị kế hoạch kinh doanh phù hợp, tránh được rủi ro từ những biến động quốc tế.Nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, Bộ Công Thương đã phối hợp với ngân hàng và tổ chức tài chính hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, tổ chức đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp kỹ năng cần thiết như quản lý, marketing quốc tế, thương mại điện tử, cập nhật quy định pháp lý quốc tế giúp thích ứng tốt hơn với yêu cầu từ thị trường.Bộ Công Thương còn cung cấp tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp về FTA, quy tắc xuất xứ, sở hữu trí tuệ và quy định về phòng vệ thương mại. Bộ cũng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi trước vụ kiện phòng vệ thương mại quốc tế. Đặc biệt, Bộ Công Thương đã khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất và kinh doanh; xây dựng nền tảng thương mại điện tử quốc gia, tổ chức chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.Mặt khác, phối hợp với hiệp hội ngành hàng để xây dựng chuỗi cung ứng và liên kết doanh nghiệp trong nước giúp tạo ra một hệ sinh thái kinh doanh bền vững, giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài và tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.Phóng viên: Theo ông, Việt Nam cần có giải pháp gì để phát triển nền kinh tế và hội nhập sâu rộng trong khuôn khổ của WTO trong thời gian tới?Ông Trịnh Minh Anh: Nhằm mục tiêu phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách và thể chế kinh tế nhằm đáp ứng các cam kết của WTO và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Việc nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý nhà nước giúp tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và thu hút đầu tư. Hoàn thiện hệ thống pháp lý và cắt giảm thủ tục hành chính là hai nhóm vấn đề cần ưu tiên nhất.Cùng đó, Việt Nam cần đẩy mạnh đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn cao, am hiểu về thị trường và khả năng đáp ứng yêu cầu quốc tế; chú trọng đào tạo nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng chuyên môn và năng lực quản lý. Ngoài ra, cần đầu tư vào công nghệ và khuyến khích đổi mới sáng tạo trong sản xuất và quản lý; công nghệ số và trí tuệ nhân tạo có thể giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Phát triển các chuỗi cung ứng nội địa cần được chú trọng nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài, từ đó tăng cường tính tự chủ và khả năng chống chịu trước biến động toàn cầu. Tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp nước ngoài để nâng cao chất lượng và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo nguồn nguyên vật liệu và linh kiện nội địa, giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu và tăng tính bền vững.Trong bối cảnh hội nhập WTO và các FTA, Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, không chỉ tập trung vào một số thị trường lớn mà còn lưu ý thị trường tiềm năng và phát triển. Bên cạnh đó, tăng cường xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm tại thị trường quốc tế thông qua hội chợ, triển lãm, hội nghị. Khi hội nhập sâu rộng, doanh nghiệp Việt Nam sẽ đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại nên Bộ Công Thương đã và đang phát triển một hệ thống cảnh báo sớm. Tuy nhiên, vẫn cần tăng cường nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, cung cấp thông tin, đào tạo về biện pháp phòng vệ thương mại để ứng phó và bảo vệ quyền lợi trong các vụ việc.Đặc biệt, Việt Nam cần tiếp tục tích cực tham gia hoạt động của WTO và diễn đàn kinh tế quốc tế để đóng góp ý kiến và bảo vệ lợi ích quốc gia. Để xây dựng chiến lược đàm phán hiệu quả, Việt Nam phải chuẩn bị kỹ càng nhằm bảo vệ lợi ích của ngành chủ lực và đảm bảo yếu tố phát triển bền vững.Trong WTO và diễn đàn kinh tế đa phương, cần tham gia thường xuyên các cuộc họp và hoạt động của các tổ chức. Qua đó, xây dựng hình ảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế toàn cầu, khẳng định lập trường và cam kết của Việt Nam tại các khuôn khổ là thành viên.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
18 năm Việt Nam gia nhập WTO: Hành trình hội nhập và phát triển
10:19' - 04/11/2024
Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức ký Nghị định thư gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tại Geneva, Thụy Sĩ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phê chuẩn miễn nhiệm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương
10:20'
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1334/QĐ-TTg ngày 5/11/2024 phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Quản lý thuế bắt kịp yêu cầu thực tiễn
08:25'
Các đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế của Bộ Tài chính đã bám sát các yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ để đảm bảo công bằng và đồng bộ với pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá tôm thương phẩm bấp bênh, nhiều rủi ro mùa mưa bão
08:24'
Từ đầu năm 2024 đến nay người nuôi tôm tại tỉnh Phú Yên gặp nhiều khó khăn do giá cả bấp bênh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thảo luận dự án 1 luật sửa 7 luật về lĩnh vực tài chính, ngân sách và dự án Luật Điện lực (sửa đổi)
08:14'
Sáng 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước;...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng
08:11'
Vẫn còn nhiều công trình, dự án chưa được các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị kịp thời tháo gỡ khó khăn, để tồn đọng, dừng thi công kéo dài.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạng Sơn phấn đấu đến 31/12 bàn giao toàn bộ mặt bằng hai dự án cao tốc
20:53' - 06/11/2024
UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu, các địa phương và doanh nghiệp liên quan tháo gỡ khó khăn vướng mắc, phấn đấu đến 31/12 phải bàn giao toàn bộ mặt bằng hai dự án cao tốc qua địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị rà soát lại 19 chính sách thuyết minh về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
20:50' - 06/11/2024
Thống nhất cần có những chính sách vượt trội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ rà soát lại 19 chính sách thuyết minh về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cụ thể hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn trong mua sắm thuốc của bệnh viện công
18:50' - 06/11/2024
Chiều 6/11, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng hơn 5%
17:41' - 06/11/2024
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10 của Hà Nội đạt 1,5 tỷ USD, tăng 2,1% so với tháng trước và tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2023,